Idol Ryuu Trân Nữ bức xúc khi stream PUBG Mobile bị cho là người của VNG PR game
Điều này khiến cho cô nàng vô cùng bức xúc và phải lên tiếng đáp trả trên trang facebook cá nhân của mình.
Vừa ăn cơm vừa mải chạy bo, nam game thủ được dân tình đổ xô truy tìm “info”Cách nhau gần 2000 cây số, cặp đôi game thủ vẫn bén duyên nhờ “bà mối” PUBG MobileĐến cạn lời với với cách chữa nóng iPad “bá đạo” của game thủ cuồng PUBG
Ryuu Trân Nữ có lẽ đã là cái tên không còn xa lạ gì đối với cộng đồng game thủ Võ Lâm truyền kỳ Mobile nói chung. Cô nàng được biết đến là một nữ đại gia xinh đẹp, lực chiến khủng, từng làm mưa làm gió trên BXH lực chiến liên server của tựa game này khi đã có một cuộc rượt đuổi thần tốc và soán ngôi vô cùng ngoạn mục vượt mặt “cựu ngôi vương” Dương Hiểu Phàm và cũng liên tục chiếm giữ những thứ hạng cao suốt khoảng thời gian sau đó.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua dấy lên một tin đồn rằng Ryuu Trân Nữ đang rút dần khỏi VLTK Mobile khi lực chiến và thứ hạng của nữ game thủ ngày một sa sút. Cùng thời điểm này, người ta lại bắt đầu thấy Trân Nữ tập tành stream PUBG khiến không ít người đồn đoán phải chăng cô nàng đang có ý định dấn thân sang nghiệp streamer. Tuy nhiên, trước những câu hỏi “bỏ VLTK Mobile rồi à?”, Ryuu Trân Nữ vẫn trả lời rằng mình vẫn chơi và gắn bó với VLTK Mobile bình thường, chỉ đang muốn thử sức với những thể loại game khác mới mẻ hơn mà thôi.
Thế nhưng, chỉ sau đó ít ngày, thông tin PUBG Mobile được đưa về Việt Nam do VNG phát hành trở nên rầm rộ khi Fanpage và cộng đồng PUBG Mobile VNG lần lượt xuất hiện. Xung quanh câu chuyện đó, Ryuu Trân Nữ lại tiếp tục vướng vào tin đồn bị cho là người của VNG stream PUBG Mobile để PR game. Điều này khiến cho cô nàng vô cùng bức xúc và phải lên tiếng đáp trả trên trang facebook cá nhân của mình.
Nhà nhà người chơi PUBG, livestream ầm ầm không sao. Còn tôi mới thử chơi 2 ngày thôi bị kêu là người của VNG PR cho game. Tôi cũng mới biết là VNG chuẩn bị mua PUBG thông qua mấy comment của mấy người thôi. Chơi game vì sở thích mà cũng bị soi mói nữa. Chắc chơi game Pikachu cho lành quá. Sẵn tiện tôi cũng nói luôn là không nghỉ VLTK Mobile, acc rớt top thôi mà, chứ có phải delete acc đâu. Chơi game khác cũng đâu có nghĩa là bỏ VLTK Mobile đâu.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên Ryuu Trân Nữ bị nghi là người của VNG. Trước đó, khi nữ game thủ có cuộc rượt đuổi thần tốc và soán ngôi top 1 của Dương Hiểu Phàm trên BXH lực chiến VLTK Mobile, cô nàng cũng bị đông đảo những người chơi khác cho là “chim mồi” của VNG mới có thể lên lực chiến nhanh như gió như vậy. Sự việc lần đó cũng khiên Ryuu Trân Nữ vô cùng tự ái và phải làm hẳn một clip để phân trần.
Thực tế thì ngoài PUBG, Ryuu Trân Nữ còn stream của Outlast và VLTK Mobile nữa. Tuy mới chỉ bắt đầu tập tành stream, nhưng mỗi stream của cô nàng mỗi lần lên sóng cũng thu hút cả nghìn lượt xem.
Theo gamehub
Riot Games và LMHT: Những điều chưa biết về cuộc chiến với Tencent
Bạn đã biết về những mâu thuẫn giữa Riot với Tencent, bây giờ hãy cùng đi sâu hơn vào việc tìm hiểu những gì thực sự đã xảy ra giữa hai công ty này.
Như các bạn đã biết, bên dưới những lời đường mật mà các sếp Riot dành cho Tencent, mâu thuẫn giữa Riot với Tencent thực ra chưa bao giờ lắng xuống. Theo bản hợp đồng "bán thân" của Riot cho Tencent vào năm 2011, Riot tự chịu trách nhiệm về doanh thu lời lỗ của mình, đồng nghĩa với việc họ phải trang trải cho mọi chi phí vận hành, phát triển game bằng nguồn thu từ Liên Minh Huyền Thoại. Tuy nhiên điều này không bao gồm nguồn thu từ Trung Quốc - theo một số nguồn tin, Tencent được giữ lại ít nhất 70% doanh thu từ thị trường này, vốn chiếm đến 60% doanh thu của LMHT trên toàn cầu.
Dù theo luật Trung Quốc, Riot (hay bất kỳ một công ty nước ngoài nào khác) không được phép phát hành game tại thị trường nước này, các sếp Riot vẫn cảm thấy họ chịu thiệt vì mất một phần quá lớn vào tay Tencent. Điều này đã dẫn dến việc họ mở một văn phòng tại Hong Kong, thuê một cựu binh Tencent như Mọt đã nhắc đến trong bài viết trước. Riot muốn tạo ra mối liên hệ trực tiếp với game thủ Trung Quốc, khắc phục các vấn đề kỹ thuật mà họ phát hiện cũng như tìm cách tăng vị thế của mình trước Tencent khi họ phát hành những tựa game mới trong tương lai
Đồng thời, văn phòng này cũng ký một số hợp đồng với nhiều nền tảng stream khác để tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng của LMHT tại Trung Quốc mà không quá phụ thuộc vào Tencent. Ông Nicolo Laurent, khi đó là giám đốc mảng kinh doanh toàn cầu của Riot nói rằng " Tencent chỉ phát eSports trên nền tảng của riêng họ (tức QQ), chứ không trên những nền tảng khác. QQ không phải là nền tảng stream lớn nhất tại Trung Quốc."
Sau khi Riot từ chối thực hiện LMHT Mobile và Tencent tung ra Vương Giả Vinh Diệu (tiền thân của Liên Quân Mobile sau này) vào tháng 11/2015, các nhân viên Riot phẫn nộ khi phát hiện ra những screenshot đầu tiên của tựa game này. "Chúng tôi choáng váng. Họ sao chép tài sản trí tuệ của chúng tôi một cách trắng trợn," một cựu binh Riot nói. Một cuộc họp được triệu tập, các nhân viên Riot "đánh bom" Brandon Beck và Marc Merrill về sự tương tự giữa Vương Giả Vinh Diệu với LMHT, khiến hai nhà sáng lập Riot trả lời rằng họ đang tìm kiếm câu trả lời từ Tencent.
Một góc văn phòng Riot Hong Kong.
Đáp lại thắc mắc từ phía Riot, Tencent nói rằng Vương Giả Vinh Diệu "được phát triển bởi một studio Trung Quốc độc lập, do Tencent tài trợ." Một thời gian sau đó, studio này đã thay đổi trò chơi đôi chút theo yêu cầu của Riot nhằm tách biệt nó với LMHT. Dù vậy, nó vẫn khiến các giám đốc Riot thất vọng khi trở thành một thành công lớn tại Trung Quốc. Trong năm 2016, nó đạt đến mốc 50 triệu người chơi mỗi ngày, và nhanh chóng trở thành trở thành tựa game mobile phổ biến nhất tại Trung Quốc vào năm 2017. Ước tính có khoảng 200 triệu người đăng nhập vào Vương Giả Vinh Diệu mỗi tháng, đem về cho Tencent 1,9 tỉ USD trong năm 2017.
Xoa dịu Riot
Sau khi Vương Giả Vinh Diệu ra mắt, Tencent nhận thấy sự bất mãn từ phía Riot nên tìm cách xoa dịu "con gà đẻ trứng vàng" của mình. Họ định giá Riot ở mức 8,5 tỉ USD, cao hơn 70% so với con số mà các nhà đánh giá độc lập đưa ra rồi chi 2,3 tỉ USD bằng tiền mặt lẫn cổ phần để mua lại toàn bộ cổ phiếu Riot mà các giám đốc và nhân viên Riot còn sở hữu. Đồng thời Tencent cũng trao quyền kiểm soát eSports và các mặt hàng bên lề (figure, quần áo, đồ chơi...) cho văn phòng Riot tại Thượng Hải. Bù lại, Riot đồng ý ngừng can thiệp vào việc vận hành game ở Trung Quốc.
Trong khi đó, văn phòng Riot tại Hong Kong được chuyển thành một studio phát triển game hướng đến thị trường toàn cầu. Ông Laurent nhận được khoản tiền 9,5 triệu USD và trở về Mỹ. Nhiều nhân viên Riot nói rằng sau thương vụ 2,3 tỉ USD trên, Riot thay đổi thái độ của mình với Tencent bởi nó giải quyết được vấn đề về tiền thưởng cho nhân viên và phần nào "hạ nhiệt" mâu thuẫn giữa Riot với Tencent, điều đã khiến nhân viên Riot bất mãn kể từ khi công ty bị Tencent mua lại.
Nếu bạn chưa biết, kể từ năm 2008 Riot đã thưởng cổ phiếu công ty cho nhân viên của mình nên đến thời điểm 2015, nhân viên Riot đang giữ khoảng 23 triệu cổ phiếu như vậy, nhưng số cổ phiếu này không thể bán thành tiền (thanh khoản) được. Ban đầu Tencent không muốn mua các cổ phiếu này bởi nó sẽ gây thiệt hại cho doanh thu của mình, nhưng nếu không mua, khi các cổ phiếu này được tung ra thị trường, nó sẽ khiến Tencent chỉ còn sở hữu 73% Riot thay vì 100% như hiện nay. Khi thương vụ mua lại cổ phiếu này diễn ra, nó biến hàng loạt nhân viên Riot thành triệu phú đô la ngay lập tức, và rất nhiều người trong số này lập tức rời khỏi công ty - trong vòng 6 tháng sau thương vụ này, số người rời Riot cao hơn tổng số vài năm trước đó cộng lại.
Ngoài ra, Riot cũng nhận được một khoản tiền 200 triệu USD từ Tencent vào đầu năm 2018 để "đền bù" cho sự thành công của Vương Giả Vinh Diệu. Số tiền này giúp các nhân viên Riot được thưởng cao hơn so với năm 2016 dù doanh thu của công ty trong năm 2017 không đạt được con số mà họ đặt ra. Nói tóm lại, Tencent đã "đấm mõm" Riot từ trên xuống dưới bằng tiền.
Suy thoái
Kể từ năm 2016, Riot đã chú ý đến sự sụt giảm người chơi. Điều này khởi đầu từ server Đông Âu, sau dó lan ra các server Nga, Tây Âu, Bắc Mỹ và cả Trung Quốc. Ảnh hưởng của nó thể hiện rõ rệt nhất vào năm 2017 khi Riot không đạt được doanh thu mong muốn như đã nhắc đến bên trên, khiến Riot phải tìm cách khắc phục. Ông Laurent xác nhận sự sụt giảm này nhưng cũng nói rằng sự sụt giảm không quá lớn, và số người chơi tăng hoặc giữ ổn định ở các server còn lại.
Những đoạn phim cinematic mà game thủ ưa thích cũng là một cách Riot đốt tiền.
Sự suy giảm về doanh thu này khiến người ta lo ngại cho tương lai của Riot, khi công ty chưa thể đưa ra được một tựa game nào khác kể từ năm 2009. Ngay cả trong nội bộ, các nhân viên của Riot cũng đùa rằng công ty mình lẽ ra nên gọi là Riot Game thay vì Games, bởi sau 12 năm vận hành họ chỉ có một tựa game duy nhất. Không phải Riot không cố gắng - theo các nguồn tin khác nhau, họ đã đổ hàng trăm triệu USD vào việc khai phá mọi thể loại game mà người ta nghĩ tới, nhưng vấn đề nằm ở chỗ định hướng về tương lai của công ty.
Nhiều cựu binh Riot nói rằng các nhà lãnh đạo Riot không muốn đưa ra một tựa game không hoàn thiện rồi chỉnh sửa dần dần theo thời gian như nhiều nhà phát triển khác, mà phải hoàn hảo ngay từ đầu. Bản thân ông Marc Merrill cũng từng nói "chúng tôi tin rằng khi Riot phát hành một trò chơi, nó phải là một trò chơi mà game thủ biết sẽ xứng đáng với thời gian của họ."
Marc "Tryndamere" Merrill (trái) và Brandon "Ryze" Beck (phải), hai nhà sáng lập Riot.
Tuy nhiên, ông Laurent vẫn rất tự tin về những tựa game kế tiếp của Riot. "Tôi đã nghe những lời chỉ trích đó suốt 12 năm qua, và tôi không đồng ý với chúng. Chỉ thời gian mới có câu trả lời."
Quyết tâm
Và có lẽ như để thể hiện quyết tâm phát triển những tựa game thực sự hấp dẫn của mình, hai nhà sáng lập Brandon Beck, Marc Merrill đã công bố rằng họ sẽ rời khỏi vị trí lãnh đạo của mình. Họ nói rằng tốc độ phát triển của Riot khiến cả hai mất quá nhiều thời gian quản lý công ty thay vì tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho game thủ, chuyển chiếc ghế tổng giám đốc lại cho ông Laurent.
Sang tháng 3/2018, nhân viên Riot tập trung tại canteen của hãng để được thông báo rằng nếu cứ tiếp tục như hiện tại, chi phí sẽ nhanh chóng vượt qua lợi nhuận và hãng sẽ không còn tiền để phát triển game. Các nhà lãnh đạo cũng thừa nhận sai lầm của mình khi xem thường mảng mobile. Nhưng điều này không có nghĩa là một tương lai u ám, bởi Riot đang có một kế hoạch tái cấu trúc ở phía trước.
Nhân viên Riot tận hưởng bữa trưa tại canteen "Nexus" của hãng.
Thật ra, họ đã bắt đầu tái cấu trúc từ 2017 khi sa thải hàng trăm nhân viên trên toàn cầu, bao gồm Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile, Đông Nam Á, Brazil, Nga nhằm mục tiêu giảm chi phí vận hành về mức 2015, đồng thời đóng cửa một số văn phòng khác. Ông Laurent từ chối tiết lộ thông tin cụ thể về quy trình tái cấu trúc này mà chỉ tiết lộ một số thông tin lạc quan, chẳng hạn tổng số game thủ LMHT dự kiến sẽ tăng nhẹ trong năm nay. "Chúng tôi là một công ty startup tăng trưởng quá nhanh, và giờ đang ở trong giai đoạn trưởng thành hơn." Hi vọng rằng họ sẽ nhanh chóng lấy lại được phong độ của mình và ra mắt những tựa game mới trong tương lai.
Khoảng 3.000 nhân viên tại trụ sở chính của Riot tại Los Angeles, Mỹ.
Theo motgame
Black Shark Helo Smartphone 10GB RAM, con quái vật mới cho PUBG Mobile? Black Shark Helo - Thế hệ tiếp theo của Smartphone chuyên game do Xiaomi sản xuất, dường như sẽ trở thành lựa chọn tuyệt vời game thủ PUBG Mobile. PUBG Mobile rõ ràng đang là tựa Game hot nhất trong làng game di động ở thời điểm hiện tại. Không chỉ mạnh về lối chơi tựa game còn mang đến một nền đồ...