Ích lợi bất ngờ của gừng
Gừng được biết đến như một loại gia vị. Tại các nước châu Á, gừng còn được sử dụng cho mục đích y học.
Ảnh: Thái Nguyên
Giúp tiêu hóa: Theo các chuyên gia y tế, gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Nhai gừng tươi là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày.
Ngừng nôn mửa: Nhiều phụ nữ mang thai chủ yếu dựa vào gừng khi bị ốm nghén. Gừng phát huy công dụng hiệu quả trong việc chống lại buồn nôn và ói mửa do chứa các hoạt chất gingerol, zingerone và shogaols. Không chỉ giúp các bà bầu bớt triệu chứng nôn, gừng còn có tác dụng chống say và buồn nôn khi chúng ta đi tàu xe.
Hỗ trợ quá trình hóa trị: Nhờ tác dụng giảm nôn và buồn nôn, gừng thực sự hữu ích khi nói đến hóa trị. Báo cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ dựa trên một nghiên cứu ở động vật cho thấy gừng có thể hữu ích trong điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị liệu. Ngoài ra, gừng còn giúp tăng cảm giác ngon miệng khi người bệnh đang hóa trị hoặc vừa trải qua quá trình này.
Video đang HOT
Chống ung thư: Do chứa hoạt chất ginerol và zingerone có khả năng chống ô xy hóa và chống viêm mạnh, nên gừng giúp ngăn ngừa các u bướu có mầm mống ung thư hình thành cơ chế nuôi dưỡng tế bào ung thư. Trong một nghiên cứu được tiến hành ở chuột mang khối u, các nhà khoa học phát hiện gừng có thể giết chết tế bào ung thư theo hai cách khác nhau: một là apoptosis (tế bào tự tử) – hoạt chất có trong gừng làm cho các tế bào ung thư tự phá hủy trong khi không tác động đến các tế bào khỏe mạnh khác; hai là autophagy (tế bào tự tiêu hóa) – thúc đẩy các tế bào ung thư tự diệt. Ngoài ra, có gần 17 nghiên cứu khác trên cả động vật và con người đều cho thấy gừng không chỉ làm thu hẹp các khối u mà còn ngăn ngừa và làm giảm sự di căn của tế bào ung thư đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Làm ấm cơ thể: Do đặc tính cay và nóng, nên gừng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng nhiệt độ cơ thể bằng cách tăng co thắt mạch máu.
Giảm cholesterol: Theo các nghiên cứu gần đây, gừng có thể giúp hạ thấp mức độ cholesterol LDL xấu và làm tăng mức độ cholesterol HDL tốt. Nhiều bác sĩ đông y còn cho rằng gừng có thể giúp tim mạch khỏe hơn. Nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng gừng hữu ích trong việc giảm mức cholesterol và ngăn ngừa đông máu, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Giảm viêm đau: Chiết xuất từ gừng thường được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống để giảm viêm. Các đặc tính chống viêm của gừng có được là nhờ chất men zingibain. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu hay đau nửa đầu. Tinh dầu gừng hoặc bột nhão gừng thường được dùng để mát xa giảm đau đầu, cơ bắp, căng cơ.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
Lợi ích từ trái me
Những trái me nhìn vào đã ứa nước miếng, tưởng chỉ có công dụng thêm hương vị cho một vài món ăn như canh chua, làm nước xốt..., thế nhưng nó còn có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Ảnh: Hạ Huy
Chống ung thư: A xít tartaric có trong trái me là một chất chống ô xy hóa có tác dụng hữu ích trong việc bảo vệ cơ thể khỏi sự tác động của các gốc tự do. Gốc tự do là một trong những tác nhân gây ung thư.
Trị đau họng và say nắng: Trong dân gian, me được xem là bài thuốc đặc biệt hữu hiệu trong việc điều trị đau cổ họng và say nắng. Lý do, me có tính sát trùng và kháng sinh. Súc miệng với nước me có thể lập tức dập tắt cơn đau họng.
Tốt cho mắt: Me chứa một lượng lớn vitamin A có tác dụng đặc biệt quan trọng đối với tầm nhìn và làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mạc. Trong hạt me có chất keo dính được sử dụng trong các chế phẩm thuốc nhỏ mắt có thể trợ giúp trong việc điều trị hội chứng khô mắt.
Giảm sốt: Theo Penmai, gần đây các nhà khoa học còn tìm thấy me đặc biệt hữu ích trong việc giúp giảm sốt và chống lại cảm lạnh. Me hoạt động như một chất khử trùng tuyệt vời ngăn ngừa nhiễm trùng và chữa lành vết thương. Bên cạnh đó, lá me có mặt trong trà thảo dược được sử dụng để điều trị sốt rét.
Ngăn ngừa táo bón: Lõi trái me chứa nguồn chất xơ khá cao so với các loại trái cây khác. Chất xơ trong trái me có tác dụng điều hòa nhu động ruột và được coi như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, vừa hiệu quả vừa không gây tác dụng phụ. Vì vậy, ăn me có thể giúp cơ thể ngăn ngừa táo bón.
Trị vàng da: Trong đông y, lá me còn giúp điều trị vàng da. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tiêu diệt giun ở trẻ em.
Chữa lành vết thương: Khi bị trầy xước, dùng phần bột bên ngoài vỏ me bôi lên vết thương có thể giúp mau lành.
Chữa rối loạn tiêu hóa: Me được dùng để chữa trị các bệnh rối loạn tiêu hóa thông thường như bệnh trào ngược a xít và rối loạn đường mật. Ngoài ra, phần vỏ hạt me còn được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh lỵ và bệnh tiêu chảy.
Giảm cholesterol: Me cũng có tác dụng trong việc giúp ổn định cholesterol, từ đó bảo vệ sức khỏe cho tim.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
Những lợi ích khó tin từ vỏ chanh Chúng ta thường biết nhiều đến lợi ích của chanh mà không biết rằng vỏ chanh cũng có nhiều lợi ích, cải thiện sức khoẻ chúng ta hàng ngày. Xương chắc khoẻ Vỏ chanh có lợi trong việc giúp xương chắc khoẻ. Vỏ chanh chứa một lượng lớn canxi và vitamin C để duy trì và cải thiện sức khỏe của xương. Ngoài...