Iceland tăng cước bưu chính
Cơ quan quản lý bưu chính Iceland vừa phê duyệt giá cước bưu chính mới. Theo đó, giá mới có hiệu lực từ tháng 1/2014.
Cơ quản Quản lý Viễn thông và Bưu chính (PFS) Iceland cho biết lý do phê duyệt yêu cầu tăng cước của Bưu chính Iceland (Iceland Post) là do xu thế suy giảm “đáng kể” lượng thư từ truyền thống. Lượng thư gửi đã giảm 37% kể từ năm 2006 do nhiều yếu tố, trong đó có dịch vụ điện tử thay thế. Nhà chức trách tin rằng lượng thư sẽ giảm 5% trong năm 2014.
Một bưu cục của Bưu chính Iceland. Ảnh: Internet
Theo Iceland Post, cùng với chi phí điều hành kinh doanh tăng, chi phí tài chính và cơ sở hạ tầng của hãng cũng tăng theo, do đó không thể thực hiện được các cải cách dịch vụ phổ thông như dự tính.
Video đang HOT
Từ tháng 1/2014, giá tem thư loại A cơ bản tăng 8,3% – lên 0,83 euro, trong khi tem loại B tăng 8,7% – lên 0,71 euro. Cước gửi thư trọng lượng từ 51-100g tăng 8% – lên 0,86 euro.
So sánh với cước bưu chính trong các nước Bắc Âu, Iceland Post đang có dịch vụ thư loại A và B rẻ nhất. Theo thống kê của nhà quản lý, Đan Mạch tăng cước loại A lên 12,5% và loại B lên 17,6% trong khi cước Na-uy tăng 5,3%.
Theo Post&Parcel
Luật quản lí mạng xã hội tại Việt Nam lên báo nước ngoài
Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các trang báo quốc tế.
Cụ thể, rất nhiều trang tin tức của nước ngoài, đặc biệt là các trang công nghệ uy tín như The Verge, Reuter, AFP, Time, Telegraph, Huffington Post,... đồng loạt đăng tải lại thông tin về quy định mới tại Việt Nam.
Điểm khiến các trang tin trên chú ý tới đó chính là quy định về việc kiểm soát hoạt động của người dùng trên mạng xã hội, trong đó có Facebook và Twitter. Đặc biệt là Facebook, mạng xã hội này đang ngày càng bành trướng mạnh mẽ và là món ăn tinh thần không thể thiếu của số đông người dùng Internet tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu.
Thông tin đăng tải trên web The Verge.
Reuter trích dẫn lại báo cáo mới nhất về tỉ lệ người dùng Internet tại Việt Nam: Việt Nam có hơn 90 triệu dân, 1/3 trong số đó sử dụng Internet và khoảng 20 triệu người có tài khoản Facebook.
Reuter cũng có bài khá chi tiết về quy định mới này của Việt Nam.
Trên website của Tạp chí Time.
Ngoài thông tin về những thay đổi trong luật pháp Việt Nam, các trang tin trên còn nhắc lại những trường hợp đã bị phạt vì sử dụng mạng xã hội sai mục đích.
Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ, các trang thông tin điện tử hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Các mạng xã hội hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.Điều 64 và 65 của Nghị định này còn có quy định trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội không có hệ thống máy chủ đặt ở Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.Ngoài ra, trên mạng xã hội, các hành vi tuyên truyền phá hoại chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc; tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng.
Theo Khám Phá
Phạt nặng nhà mạng vi phạm các quy định về cạnh tranh Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện. Trong đó, mức phạt cao nhất tới 200 triệu đồng với các nhà mạng vi phạm các quy định về cạnh tranh. Nghị định 174 sẽ hạn chế các hành động vi phạm về...