Iceland nhiếc móc Mỹ vì hoạt động theo dõi
Một số nghị sĩ Iceland đề nghị quốc hội nước này cấp quyền công dân cho Edward Snowden, người tiết lộ chương trình giám sát bí mật của Mỹ, và cho rằng chính phủ Mỹ đã vi phạm hiến pháp Iceland khi theo dõi các công dân Iceland.
Người ủng hộ giương tấm biển ca ngợi Snowden là anh hùng. Ảnh: Reuters
Ông Ogmundur Jonasson, nghị sĩ của đảng Xanh cánh tả, cựu bộ trưởng Y tế Iceland, trình bày đề xuất với Ủy ban Tư pháp của quốc hội Iceland sáng hôm qua.
Ông Ogmundur dẫn điều 71 của hiến pháp Iceland viết rằng “không cho phép lục soát, theo dõi nhà cửa và các hoạt động cá nhân, cùng với thư từ, tài liệu, điện thoại và liên lạc của một người, trừ khi được lệnh của tòa án Iceland”. Do đó, nhà chức trách Mỹ vi phạm luật pháp khi theo dõi các công dân Iceland.
“Ông ấy đã thông báo cho cả thế giới, trong đó có Iceland, về hoạt động gián điệp của Mỹ. Bây giờ ông ấy bị săn đuổi và không có chốn dung thân. Tôi từng nêu vấn đè này trước quốc hội, đặc biệt là Ủy ban Tư pháp và Giáo dục, để xem xét lại vụ việc và bắt đầu thủ tục cấp quyền công dân cho Snowden”, News of Iceland dẫn lời nghị sĩ nói.
Tuy nhiên, chính phủ Iceland không mặn mà lắm với việc giúp đỡ Snowden. Bjarni Benediktsson, chủ tịch đảng Độc lập và là bộ trưởng Tài chính, nói nếu Snowden xin tị nạn ở Iceland thì ông sẽ từ chối.
Video đang HOT
Snowden vẫn đang mắc kẹt tại khu quá cảnh ở sân bay tại Moscow trong khi phía Nga mất dần sự kiên nhẫn. Cựu nhân viên CIA từng nói với báo Anh Guardian về việc cân nhắc xin tị nạn ở một quốc gia coi trọng những giá trị của người này, và “quốc gia đó dường như là Iceland”.
Iceland từng cấp quyền tị nạn cho kiện tướng cờ vua Bobby Fisscher đến nước này từ Nhật Bản hồi năm 2005, để thoát khỏi truy tố của Mỹ vì vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Nam Tư cũ.
Theo VNE
Snowden gửi đơn xin tị nạn tới 21 quốc gia
Cựu nhân viên CIA Edward Snowden đã gửi đơn tị nạn tới 21 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Pháp, Irealand, và Venezuela, trang web WikiLeaks cho hay.
Snowden được tin đang cố thủ tại một sân bay ở Nga.
Một thông cáo báo chí của trang WikiLeaks cho hay hầu hết các đơn xin tị nạn, trong đó có đơn xin tị nạn tại Nga, được gửi tới lãnh sự quán Nga ở sân bay Sheremetyevo vào tối 30/6 để chuyển tới các đại sứ quán liên quan ở thủ đô Mátxcơva.
Các quốc gia mà Snowden xin tị nạn gồm: Áo, Bolivia, Brazil, Trung Quốc, Cuba, Ecuador, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ấn Độ, Italia, Ireland, Hà Lan, Nicaragua, Na Uy, Ba Lan, Nga (đã rút), Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, và Venezuela.
Tuyên bố cho biết thêm, Sarah Harrison, thành viên người Anh thuộc nhóm pháp lý của WikiLeaks và là đại diện của Snowden, đã thay mặt anh này gửi các đơn tị nạn.
Nga và Na Uy xác nhận đã nhận được đơn xin tị nạn của Snowden. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Kremlin sau đó cho biết cựu nhân viên CIA đã rút đơn xin tị nạn tại Nga sau khi Mátxcơva nói rằng anh này nên từ bỏ hành động chống Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay mặc dù Mátxcơva "không bao giờ chuyển giao ai đó tới bất kỳ đâu", nhưng Snowden chỉ có thể ở lại Nga với điều kiện anh này ngừng làm tổn hại các đối tác Mỹ của Nga bằng các thông tin mật.
Snowden đã cáo buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama gây áp lực đối với các quốc gia mà anh này xin tị nạn.
Cựu nhân viên CIA, hiện đang cố thủ tại một sân bay ở Mátxcơva, đang bị Mỹ truy nã về các cáo buộc lò rỉ thông tin mật.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerrey dự kiến sẽ thảo luận vụ việc của Snowden với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov bên lề hội nghị ASEAN tại Brunei.
Bộ ngoại giao Na Uy cho hay đại sứ quán nước này tại Mátxcơva đã nhận được đơn xin tị nạn qua đường fax, có thể là từ Snowden.
Snowden trước đó đã đệ đơn xin tị nạn tại Ecuador và Iceland. Đại sứ quán Ecuador tại London hiện đang cho người sáng lập trang WikiLeaks Julian Assange trú ngụ nhằm tránh bị trao trả về Thuỵ Điển để hầu toà với những tội danh về tình dục.
Tổng thống Ecuador Rafael Correa cho biết với hãng tin AFP hôm 1/7 rằng đất nước ông có thể xử lý đề nghị tị nạn của Snowden nếu anh này tới một đại sứ quán của Ecuador.
Tuy nhiên, nếu Snowden có thể hoàn thành đơn xin tị nạn trên lãnh thổ Nga, "vụ việc có thể được xử lý và được giải quyết ở đó", Tổng thống Correa nói.
Trong một lá thư gửi Tổng thống Correa, Snowden đã cảm ơn Ecuador vì đảm bảo rằng "các quyền lợi của tôi sẽ được bảo vệ sau khi rời khỏi Hồng Kông. Tôi không bao giờ liều lĩnh rời đi mà không có điều đó".
Snowden được cho là đang ẩn náu tại khu vực quá cảnh của sân bay Sheremetyevo kể từ khi rời khỏi Hồng Kông tới đây hôm 23/6.
Theo Dantri
Cựu điệp viên Nga đề nghị Snowden... cưới "Snowden, anh cưới tôi chứ?"- cựu điệp viên Nga Anna Charman viết trên blog cá nhân. Cựu điệp viên Nga Anna Charman Sáng 4/7, hãng tin Rianovosti đưa tin cựu nhân viên tình báo Nga Anna Charman, một trong những nhân vật trong scandal gián điệp tại Mỹ năm 2010, đã đề nghị cựu nhân viên CIA - người đang bị chính phủ...