Ì ạch tiến độ xét tuyển nguyện vọng 2
Đã bắt đầu đợt tuyển sinh theo nguyện vọng bổ sung được 5 ngày nhưng đến nay nhiều trường ĐH vẫn đang chờ thí sinh đến đăng ký khi lượng hồ sơ không nhiều như dự kiến. Trong khi đó, những thí sinh trượt nguyện vọng 1, trông chờ vào cơ hội thứ 2 cũng đang hết sức sốt ruột do vẫn chưa nhận được giấy báo kết quả thi ĐH.
Việc chuyển giấy báo kết quả thi năm nay được cho là chậm trễ hơn các năm trước
Giấy báo kết quả đến chậm
Video đang HOT
Mấy ngày nay, Sở GD-ĐT Hà Nội nhận được khá nhiều thắc mắc về việc chưa có giấy báo kết quả thi cho thí sinh đăng ký dự thi tại hệ thống của Sở. Theo ông Hoàng Hữu Niềm – Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT Hà Nội, việc nhận và trả giấy báo kết quả thi cho thí sinh diễn ra cấp tập trong vòng chục ngày nay với hàng trăm trường gửi về Sở và từ Sở chuyển về các trường THPT và Phòng GD-ĐT. “Vẫn còn một số trường đến thời điểm này vẫn chưa chuyển giấy báo kết quả thi cho thí sinh. Chúng tôi cũng rất sốt ruột vì đây là cuộc đua vào đại học, quyền lợi của thí sinh phải được đảm bảo. Nếu không nhận được giấy báo kết quả thi, các em sẽ không thể đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung” – ông Hoàng Hữu Niềm cho biết. Đưa ra ví dụ về một trong những trường có lượng thí sinh chờ giấy báo kết quả thi khá đông là ĐH Lâm nghiệp, ông Hoàng Hữu Niềm cho biết, trường báo đã chuyển mấy ngày nay, nhưng đến chiều 23-8, Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn chưa nhận được khoảng 1.000 giấy báo kết quả thi của trường này mà không biết tắc ở khâu nào. Như vậy, tính đến ngày 24-8, tức là sau 5 ngày các trường ĐH, CĐ thông báo xét tuyển nguyện vọng 2, vẫn có hàng nghìn thí sinh chưa nhận được giấy báo kết quả thi ĐH, CĐ 2013.
Theo quy định, thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ ở đâu sẽ nhận giấy báo kết quả thi ở đó. Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị ngay sau khi nhận giấy báo kết quả thi ĐH, CĐ phải thông báo để các thí sinh đến nhận, kịp thời làm hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Thời gian xét tuyển nguyện vọng bổ sung của các trường ĐH, CĐ từ ngày 20-8 đến 30-10-2013. Các thí sinh không trúng tuyển vào trường dự thi nhưng có kết quả thi từ điểm sàn trở lên (không có môn nào bị điểm 0) được nhận 3 giấy chứng nhận kết quả thi có dấu đỏ. Thí sinh sử dụng giấy này để đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Theo ông Hoàng Hữu Niềm, trường hợp thí sinh không nhận được giấy báo kết quả thi, Sở GD-ĐT sẵn sàng hỗ trợ thí sinh phản ánh đến các trường ĐH, CĐ cấp lại để đảm bảo quyền lợi của thí sinh.
Nhiều ưu đãi để “vợt” thí sinh
Đối với phần lớn các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, việc tuyển sinh năm nay đều đang trông chờ vào đợt tuyển nguyện vọng bổ sung này. Điều dễ nhận thấy là điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào hầu hết các trường công lập năm nay khá cao, đồng nghĩa với việc điểm tuyển nguyện vọng bổ sung vào các trường này cũng không thể thấp hơn, đó sẽ là cơ hội cho các trường ngoài công lập tuyển với mức điểm đầu vào thường chỉ bằng điểm sàn trở lên. Tuy nhiên, đến thời điểm này lượng hồ sơ vào các trường ngoài công lập vẫn khá nhỏ giọt.
Ông Nguyễn Văn Hùng – Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh cho biết, ngoài việc triển khai nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh cung cấp thông tin cho các thí sinh trên các phương tiện truyền thông, trường còn thông báo xét giảm học phí năm thứ nhất nếu thí sinh có điểm thi đại học, cao đẳng năm 2013 cao hơn điểm sàn từ 2 điểm trở lên, trường cũng xét cấp học bổng hàng năm cho sinh viên đạt kết quả học tập từ khá trở lên và rèn luyện tốt đồng thời đảm bảo sinh viên được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi giáo dục theo quy định của Nhà nước. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, để tuyển đủ chỉ tiêu cho năm học này với các trường ngoài công lập là chuyện không hề dễ.
Các trường như ĐH dân lập Hải Phòng cũng công bố giảm học phí từ 10% đến 50% cho sinh viên nghèo, thưởng học bổng hàng năm cho sinh viên giỏi. ĐH Thành Tây dành cho Quỹ học bổng lên tới 1,5 tỷ đồng và thông báo sinh viên đến nhập học sẽ được miễn 1 tháng học phí trong học kỳ đầu tiên… Theo ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội thì năm nay, khó khăn trong bài toán tuyển sinh của các trường ngoài công lập xuất phát từ tình hình kinh tế suy giảm. “Năm nay thí sinh có xu hướng chọn trường gần nhà hơn, chi phí rẻ hơn, thay vì học ở trường ĐH ngoài công lập trên thành phố. Trong khi đang tuyển nguyện vọng bổ sung thì trường chúng tôi đã phải giải quyết hơn chục thí sinh đỗ nguyện vọng 1 nhưng xin rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển ở trường địa phương” – ông Vũ Văn Hóa cho biết.
Theo ANTD
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cấp giấy báo trúng tuyển ngay khi nộp hồ sơ !
T rường ĐH Nguyễn Tất Thành nhận hồ sơ xét tuyển và cấp ngay giấy báo trúng tuyển bậc CĐ chính quy cho thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.
Ảnh minh họa
Trên giấy báo trúng tuyển, trường thông báo thời gian làm thủ tục nhập học chỉ ít ngày sau đó. Chẳng hạn, ngày 21.8 trường nhận hồ sơ và cấp luôn giấy báo trúng tuyển cho thí sinh trong đó ghi thời gian nhập học từ ngày 22 đến 26.8.
Theo quy chế, các trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển ngày 20.8, mỗi đợt xét tuyển phải kéo dài tối thiểu 20 ngày; sau khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ, căn cứ trên chỉ tiêu từng ngành và số lượng thí sinh nộp vào, trường mới bắt đầu xét trúng tuyển thí sinh có điểm thi từ cao xuống thấp.
Theo TNO
Cân nhắc khi nộp hồ sơ xét tuyển Hôm qua, các trường ĐH, CĐ bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung. Ghi nhận của phóng viên cho thấy thí sinh chưa vội nộp hồ sơ. Bớt nôn nóng Khác với không khí chen chúc nộp hồ sơ xét tuyển các năm trước, sân Trường ĐH Sài Gòn trong buổi sáng đầu tiên nhận hồ sơ xét tuyển khá yên...