Hy vọng mới trong cuộc chiến chống Covid-19

Một nhóm chuyên gia Mỹ đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 (giai đoạn cuối cùng) loại thuốc đặc trị Covid-19 mang tên Molnupiravir , giúp mở ra hy vọng chấm dứt đại dịch trong tương lai gần.

Hy vọng mới trong cuộc chiến chống Covid-19 - Hình 1

Ảnh. SHUTTERSTOCK

Gần đây, nhóm nhà khoa học thuộc Đại học North Carolina (UNC, Mỹ) đã công bố một nghiên cứu trên chuyên trang medRxiv khẳng định loại thuốc mới có tên Molnupiravir ( ảnh ) có hiệu quả và an toàn cho các trường hợp bệnh nhân Covid-19 từ nhẹ đến trung bình, theo News Medical Life Sciences .

Cụ thể, Molnupiravir là dạng thuốc đặc trị SARS-CoV-2 (vi rút gây ra bệnh Covid-19) được dùng qua đường uống, phát triển bởi 2 công ty dược là Rigibel (Đức) và Merck (Mỹ). Nhóm chuyên gia của UNC cho biết thuốc viên Molnupiravir có thể giúp cơ thể dung nạp tốt, mang lại hiệu quả cao trong việc giảm tải lượng SARS-CoV-2 và ức chế khả năng lây nhiễm.

Trước đó, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên bệnh nhân Covid-19 có mức độ nhiễm từ nhẹ đến trung bình đã cho thấy thuốc có hiệu quả gần 100%. Sau 5 ngày điều trị, tải lượng vi rút của họ đã xuống thấp đến ngưỡng không còn lây lan.

Nhật Bản chấp nhận thuốc điều trị Covid-19 Ronapreve của Roche

“Kết quả thử nghiệm giai đoạn 2 đã chứng minh được tính an toàn, khả năng dung nạp và hiệu quả kháng vi rút tốt của thuốc Molnupiravir. Từ đó giúp giảm sự sinh sôi của SARS-CoV-2 và đẩy nhanh quá trình loại bỏ vi rút lây nhiễm”, kết quả nghiên cứu nhận định.

Về mức độ an toàn, nhóm nghiên cứu chỉ ra thuốc Molnupiravir có rất ít tác dụng phụ được ghi nhận, phổ biến là các triệu chứng nhẹ như đau đầu hay mất ngủ.

Hiện tại, nghiên cứu đang đi đến chặng cuối của cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với hiệu quả đáng mong đợi. Kết quả dự kiến sẽ có vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay. Nhóm tác giả cũng cho hay nếu nghiên cứu vượt qua giai đoạn 3 một cách suôn sẻ, loại thuốc này dự kiến sẽ đưa ra thị trường vào cuối năm nay.

Hồi tháng trước, chính phủ Mỹ cho biết sẽ chi 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu viên thuốc uống Molnupiravir để điều trị bệnh nhân Covid-19 nếu thuốc chứng minh được tính an toàn và hiệu quả, hãng AP đưa tin.

Mới đây, Công ty dược phẩm Hetero (Ấn Độ) cũng đang xin nhà chức trách nước này cấp phép sử dụng khẩn cấp cho thuốc Molnupiravir, sau khi tuyên bố họ đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và nhận thấy loại thuốc này có thể giúp bệnh nhân Covid-19 nhẹ đỡ trở nặng hơn trong vòng 14 ngày, theo India Today.

Việt Nam chính thức sản xuất thử nghiệm vắc xin Sputnik V ngừa Covid-19

Tính đến nay, vẫn chưa có phương pháp đặc trị nào giúp tiêu diệt hiệu quả SARS-CoV-2 được đưa vào sử dụng. Giới nghiên cứu vẫn đang tích cực chạy đua để tìm ra loại thuốc đặc trị hiệu quả. Bên cạnh Molnupiravir của hai hãng dược Rigibel (Đức) và Merck (Mỹ), các công ty như Pfizer (trụ sở tại bang New York, Mỹ), Roche (trụ sở tại TP.Basel, Thụy Sĩ) và AstraZeneca (trụ sở tại Cambridge, Anh) cũng đang thử nghiệm các dạng thuốc kháng SARS-CoV-2.

Các thuốc điều trị COVID-19 sẵn có và đang thử nghiệm, mang lại hy vọng

Các đột biến có thể tạo ra nhiều biến chủng mới có khả năng kháng thuốc. Do vậy, việc phát triển các thuốc kháng virus hiệu quả cần nhắm vào các "mục tiêu bảo tồn" - chính là những thành phần của virus SARS-CoV-2 hiếm khi thay đổi.

Các thuốc điều trị COVID-19 sẵn có và đang thử nghiệm, mang lại hy vọng - Hình 1

Thuốc molnupiravir dùng trong điều trị COVID-19 mà Hãng dược Merck của Đức và đối tác Mỹ Ridgeback Biotherapeutics đang nghiên cứu - Ảnh: REUTERS

Phần lớn sự chú ý của thế giới hiện đang tập trung vào việc cung cấp vắc xin COVID-19 để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần những biện pháp can thiệp khác để đối phó với sự tiến hóa tiềm ẩn của virus này.

Các nhà nghiên cứu đang chịu một áp lực đáng kể trong "cuộc chạy đua" tìm ra phương pháp chữa trị bệnh COVID-19, theo cách mà các nhà khoa học đã thành công trong việc tìm ra thuốc kháng virus đối với virus HIV (gây AIDS) và virus HBV (gây viêm gan B).

Sứ mệnh cao cả

Việc phát triển một loại thuốc điều trị COVID-19 là sứ mệnh mà các nhà khoa học phải thực hiện để sớm đẩy lùi đại dịch. Tuy nhiên, virus biến đổi liên tục khiến việc tìm ra một loại thuốc hiệu quả là thách thức lớn.

Các đột biến có thể tạo ra nhiều biến chủng mới (chẳng hạn biến chủng Alpha và Delta) có khả năng kháng thuốc. Do vậy, việc phát triển các thuốc kháng virus hiệu quả cần nhắm vào các "mục tiêu bảo tồn" - chính là những thành phần của virus SARS-CoV-2 hiếm khi thay đổi ngay cả nó biến đổi. Đó là một quy trình phức tạp và vô cùng tốn kém.

Có hai quá trình chính được cho là nguyên nhân dẫn đến cơ chế bệnh sinh của COVID-19. Giai đoạn đầu của bệnh chủ yếu là sự nhân lên của virus SARS-CoV-2. Sau đó, diễn tiến bệnh COVID-19 dường như được thúc đẩy bởi các phản ứng miễn dịch và phản ứng viêm của cơ thể đối với virus dẫn đến các tổn thương mô.

Dựa trên sự hiểu biết này, các nhà khoa học cho rằng các liệu pháp trúng đích trực tiếp vào virus SARS-CoV-2 sẽ có hiệu quả cao nhất trong giai đoạn đầu của bệnh. Trong khi các liệu pháp miễn dịch hay kháng viêm có thể có lợi hơn trong giai đoạn sau của bệnh COVID-19.

Do đó, các nhà khoa học hy vọng rằng các loại thuốc kháng virus được thiết kế nhắm đến ngăn chặn sự sinh sản nhân lên của virus, qua đó có thể làm giảm số ca nhập viện và tử vong do COVID-19.

Các liệu pháp sẵn có

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả cho bệnh COVID-19. Tuy nhiên, một số liệu pháp trong điều trị COVID-19 được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp bao gồm:

Thuốc kháng virus: Cho đến nay, remdesivir là thuốc kháng virus duy nhất được phê duyệt trong điều trị COVID-19 vào tháng 10 năm ngoái. Thuốc này được phát triển gần một thập niên trước và cho thấy hiệu quả chống lại các coronavirus khác bao gồm SARS và MERS.

Các nghiên cứu cũng cho thấy remdesivir có khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 diễn tiến nặng thông qua ức chế hiệu quả sự nhân lên của virus SARS-CoV-2. Dẫu vậy hiệu quả của thuốc này được cho là vẫn còn khá khiêm tốn.

Thuốc kháng viêm: FDA cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc kháng viêm dạng corticosteroid dexamethasone để điều trị COVID-19 trong một số trường hợp. Dexamethasone có khả năng giảm tổn thương phổi thông qua hoạt tính kháng viêm.

Việc sử dụng dexamethasone có thể làm giảm tỉ lệ tử vong khoảng 30% đối với những bệnh nhân sử dụng máy thở và khoảng 20% đối với những bệnh nhân cần bổ sung oxy. Các thuốc khác, chẳng hạn như prednisone, methylprednisolone hoặc hydrocortisone, có thể được sử dụng nếu không có dexamethasone.

Ngoài ra, theo khuyến nghị của FDA, dexamethasone có thể được sử dụng kết hợp với remdesivir đối với những người nhập viện với COVID-19 đang sử dụng máy thở hoặc cần bổ sung oxy. Trong một số trường hợp, các thuốc kháng viêm khác như tocilizumab hoặc baricitinib có thể được dùng cùng với dexamethasone.

Liệu pháp miễn dịch: FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho liệu pháp truyền huyết tương (máu) chứa kháng thể kháng virus SARS-CoV-2. Loại huyết tương này được lấy từ người mắc COVID-19 đang hồi phục để điều trị COVID-19. Liệu pháp này có thể được sử dụng đối với các trường hợp nhập viện mới bị bệnh hoặc có hệ miễn dịch yếu.

Một liệu pháp miễn dịch khác được khuyến cáo là sử dụng kháng thể đơn dòng. Các kháng thể đơn dòng là các protein được tạo ra trong phòng thí nghiệm có thể giúp hệ thống miễn dịch nhận diện và tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Một số loại thuốc kháng thể đơn dòng sẵn có bao gồm sotrovimab và sự kết hợp của hai kháng thể casirivimab và imdevimab. Những loại thuốc này cho phép được sử dụng để điều trị COVID-19 từ nhẹ đến trung bình.

Để có hiệu quả cao nhất, những loại thuốc này cần được sử dụng ngay sau khi bắt đầu có các triệu chứng COVID-19.

Ứng viên molnupiravir

Bên cạnh đó, hiện nay có một số ứng viên tiềm năng khác đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Trong đó phải kể đến là molnupiravir được nghiên cứu và phát triển tại Đại học bang Georgia, Mỹ thông qua ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2.

Công ty MERCK đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 với molnupiravir vào tháng 4 năm nay. Kết quả cho thấy molnupiravir có hiệu quả ở nhóm người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, nhưng lại không có hiệu quả đối với nhóm bệnh nhân nhập viện có diễn tiến bệnh nặng. Kết quả giai đoạn 3 sẽ được công bố trong vài tháng tới trên nhóm người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Một ứng viên tiềm năng khác là plitidepsin. Thuốc này cũng được phát triển bởi các nhà khoa học tại Mỹ và đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Tóm lại, các thuốc điều trị COVID-19 sẵn có và đang thử nghiệm mang lại niềm hy vọng và là một kế hoạch dự phòng cho những người chưa được tiêm chủng vắc xin.

Cẩn trọng với hydroxychloroquine và chloroquine

Các loại thuốc sốt rét này đã được FDA cho phép sử dụng khẩn cấp trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, FDA đã rút lại sự cho phép đó khi phân tích dữ liệu cho thấy thuốc không có hiệu quả để điều trị COVID-19. Hơn nữa, chúng cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Do đó, đừng tự ý sử dụng những loại thuốc như đã liệt kê trên khi không có chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi bạn đã nghe nói rằng chúng có thể có hiệu quả.

Thuốc kháng virus của Việt Nam

Vài tuần trước, các nhà khoa học tại Viện Hóa học Việt Nam đã công bố tổng hợp thành công một thuốc kháng virus mới favipiravir với cơ chế hoạt động tương tự như thuốc remdesivir. Mặc dù đây mới là các kết quả ban đầu trong phòng thí nghiệm, nhưng được xem là tín hiệu đáng mừng mà các nhà khoa học nước nhà mang lại. Hy vọng họ sẽ đạt những kết quả tốt trong các thử nghiệm tiếp theo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Một ca mắc Covid-19 chuyển nặng, dịch tại Việt Nam có đáng lo?Một ca mắc Covid-19 chuyển nặng, dịch tại Việt Nam có đáng lo?
20:24:33 24/05/2025
Phát hiện biến chủng COVID-19 mới ở TP HCMPhát hiện biến chủng COVID-19 mới ở TP HCM
09:05:23 25/05/2025
Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?
09:20:32 25/05/2025
Những triệu chứng phổ biến của biến thể Covid-19 mới cần lưu ýNhững triệu chứng phổ biến của biến thể Covid-19 mới cần lưu ý
07:13:32 24/05/2025
5 loại nước uống mùa hè giúp hạ mỡ máu và đường huyết5 loại nước uống mùa hè giúp hạ mỡ máu và đường huyết
10:05:10 24/05/2025
Những lợi ích và nguy cơ khi ăn cá rô phiNhững lợi ích và nguy cơ khi ăn cá rô phi
09:00:23 24/05/2025
4 nhóm người cần cảnh giác cao độ với ô nhiễm không khí4 nhóm người cần cảnh giác cao độ với ô nhiễm không khí
08:47:19 25/05/2025
4 loại rau mùa hè giúp hạ nhiệt cho gan, đào thải độc tố hiệu quả4 loại rau mùa hè giúp hạ nhiệt cho gan, đào thải độc tố hiệu quả
07:48:49 24/05/2025

Tin đang nóng

Xe địa hình chở 8 người tuột xuống hồ, 1 nữ du khách tử vongXe địa hình chở 8 người tuột xuống hồ, 1 nữ du khách tử vong
21:35:50 25/05/2025
Đã tìm thấy thi thể bé gái 11 tuổi bị nước cuốn trôiĐã tìm thấy thi thể bé gái 11 tuổi bị nước cuốn trôi
21:38:02 25/05/2025
Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
21:39:41 25/05/2025
3 nghệ sĩ quê Khánh Hòa: Người gầy sọm vì biến cố, người bị ung thư nhiều năm3 nghệ sĩ quê Khánh Hòa: Người gầy sọm vì biến cố, người bị ung thư nhiều năm
22:30:58 25/05/2025
Diễn viên Hoàng Yến trải lòng về 4 lần ly hôn, Lan Phương trẻ trung như nữ sinhDiễn viên Hoàng Yến trải lòng về 4 lần ly hôn, Lan Phương trẻ trung như nữ sinh
22:35:56 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải TruyệnChung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
23:17:11 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương GiangVẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
22:48:54 25/05/2025
Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?
21:32:42 25/05/2025

Tin mới nhất

Chiến lược 'hồi sinh' các mẫu ô tô phân khúc Sedan cỡ C?

Chiến lược 'hồi sinh' các mẫu ô tô phân khúc Sedan cỡ C?

06:31:26 26/05/2025
Đồng thời xu hướng tiêu dùng thay đổi. Khách hàng trẻ tuổi có xu hướng tìm kiếm xe có tính năng công nghệ cao, thiết kế thể thao và cá tính, trong khi các gia đình lại ưu tiên sự tiện nghi và an toàn.
6 dấu hiệu cảnh báo biến chứng thận do tiểu đường

6 dấu hiệu cảnh báo biến chứng thận do tiểu đường

06:18:33 26/05/2025
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về thận trên toàn cầu. Điều này là do lượng đường trong máu không phù hợp có thể làm suy yếu chức năng của thận, đó là lọc và thải chất lỏng dư thừa ra khỏi máu.
Những điều cần biết về virus RSV

Những điều cần biết về virus RSV

06:09:47 26/05/2025
Trong nhiều trường hợp, RSV còn gây biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, xẹp phổi, tràn khí màng phổi. Các triệu chứng có thể diễn tiến nhanh và nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt ở trẻ dưới 6 tháng tuổi - nhóm có hệ miễn dịch chưa...
Nhận diện loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

Nhận diện loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

06:03:53 26/05/2025
Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi cái Aedes aegypti (muỗi vằn). Bản thân muỗi Aedes aegypti không tự nhiên mang virus Dengue. Chúng chỉ nhiễm virus Dengue khi đốt người mắc bệnh sốt xuất huyết hoặc người nhiễm vir...
Ho, đau rát họng là bệnh gì và cách chữa hiệu quả

Ho, đau rát họng là bệnh gì và cách chữa hiệu quả

06:01:24 26/05/2025
Nước muối ấm rất hiệu quả cho bạn trong việc sát khuẩn, khiến cho niêm mạc được dịu lại và còn có thể giảm viêm. Chính vì vậy, nếu bị viêm họng, rát cổ, bạn có thể súc 2 - 3 lần một ngày, để ngăn ngừa, vệ sinh miệng, họng, có thể súc 1-...
Người mắc tiểu đường, suy thận, gout nên ăn uống như thế nào?

Người mắc tiểu đường, suy thận, gout nên ăn uống như thế nào?

05:59:14 26/05/2025
Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc đông y hoặc thực phẩm chức năng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ điều trị.
Thoát vị đĩa đệm khi nào cần mổ?

Thoát vị đĩa đệm khi nào cần mổ?

05:56:20 26/05/2025
Hiện, hai phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là mổ vi phẫu và mổ nội soi. Đây là các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, được ứng dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện lớn trên thế giới.
Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

10:44:33 25/05/2025
Bé gái 10 tuổi được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu, do bị viêm da nặng do tiếp xúc với sứa khi tắm biển.
Tại sao phải lấy cao răng?

Tại sao phải lấy cao răng?

09:13:54 25/05/2025
Thứ hai, chiều dài chân răng là không thay đổi, nên khi xương càng tiêu nhiều, độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn lại dẫn đến răng lung lay và quá trình tiêu xương càng diễn ra nhanh hơn.
Thời điểm ăn sáng giúp kiểm soát mỡ máu, người nhẹ tênh

Thời điểm ăn sáng giúp kiểm soát mỡ máu, người nhẹ tênh

09:00:04 25/05/2025
Duy trì thói quen ăn sáng lành mạnh mang lại rất nhiều lợi ích. Ngoài việc bổ sung năng lượng và dưỡng chất cần thiết, bữa sáng còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, bệnh tim và đột quỵ.
6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

08:58:50 25/05/2025
Không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mùa hè, dứa còn là một nguồn cung cấp vitamin C khá tốt. Theo USDA, một chén dứa tươi thái hạt lựu chứa 79 mg vitamin C, một lượng vừa đủ để hỗ trợ hệ miễn dịch.
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

21:56:52 24/05/2025
Mới đây, một bé trai tên C. (13 tuổi, ngụ tỉnh Long An) được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng máu chảy ồ ạt từ vết thương sâu ở cổ tay phải, đau đớn và hoảng loạn.

Có thể bạn quan tâm

Nữ diễn viên 'Lật mặt 8' tuổi 54 viên mãn, được chồng cựu công an cưng chiều

Nữ diễn viên 'Lật mặt 8' tuổi 54 viên mãn, được chồng cựu công an cưng chiều

Sao việt

07:09:37 26/05/2025
NSƯT Tuyết Thu tự nhận cuộc sống chị yên bình, thoải mái làm nghề nhờ ông xã cưng chiều, đứng sau hỗ trợ hết mình.
Chữ "C" trong lịch sử tìm kiếm ở điện thoại chồng khiến tôi rụng rời tay chân

Chữ "C" trong lịch sử tìm kiếm ở điện thoại chồng khiến tôi rụng rời tay chân

Góc tâm tình

07:07:24 26/05/2025
Tôi không phát hiện ra chồng ngoại tình vì son môi lạ trên áo hay tin nhắn mờ ám trong điện thoại mà vì một lần... anh ấy nói chuyện quá dịu dàng.
"Cô bé hoàng gia có chính kiến": Hé lộ tính cách thật của Công chúa Charlotte qua 7 từ ngắn gọn

"Cô bé hoàng gia có chính kiến": Hé lộ tính cách thật của Công chúa Charlotte qua 7 từ ngắn gọn

Netizen

07:07:01 26/05/2025
Mới 10 tuổi nhưng Công chúa Charlotte, con gái duy nhất của Thân vương William và Vương phi Kate đã khiến công chúng mê mẩn không chỉ bởi vẻ ngoài dễ thương mà còn vì khí chất hoàng gia chuẩn mực hiếm thấy ở một đứa trẻ.
Ferrari SF90 XX Stradale bản độ Novitec: Thêm uy lực, giữ nguyên chất Ferrari

Ferrari SF90 XX Stradale bản độ Novitec: Thêm uy lực, giữ nguyên chất Ferrari

Ôtô

06:52:34 26/05/2025
Khách hàng cũng có thể lựa chọn lắp cả bốn mâm kích thước 21 inch để tạo sự đồng bộ và cân đối. Theo Novitec, việc sử dụng mâm Vossen không chỉ cải thiện hiệu năng mà còn làm nổi bật các đường nét góc cạnh của xe.
Khi Nguyên của Những chặng đường bụi bặm giận cả thế giới

Khi Nguyên của Những chặng đường bụi bặm giận cả thế giới

Phim việt

06:48:28 26/05/2025
Nguyên cho rằng cả ông Nhân và Phỏm đều đã thay đổi tình cảm với mình sau sự xuất hiện của Hậu tại điểm trường Xím Tủa.
Bảng giá xe máy Suzuki cuối tháng 5/2025: Hạ giá toàn bộ cửa hàng!

Bảng giá xe máy Suzuki cuối tháng 5/2025: Hạ giá toàn bộ cửa hàng!

Xe máy

06:45:14 26/05/2025
Hệ thống treo êm ái với giảm xóc trước hành trình 120mm, sau điều chỉnh 7 cấp độ, cùng phanh ABS hai kênh mang lại sự an toàn trên mọi hành trình. Với tư thế lái thoải mái và trang bị đa dụng, V-Strom 250SX là lựa chọn lý tưởng cho cả đ...
Hyuna khoe ảnh con gái, hé lộ cuộc sống hôn nhân đầy ngọt ngào

Hyuna khoe ảnh con gái, hé lộ cuộc sống hôn nhân đầy ngọt ngào

Sao châu á

06:10:03 26/05/2025
Sau khi lên xe hoa cùng chồng doanh nhân hơn 8 tuổi vào năm 2017, Hyuna gần như biến mất khỏi làng giải trí, tập trung chăm sóc tổ ấm. Hiện tại, cô đang sống hạnh phúc bên ông xã và 2 nhóc tì đáng yêu.
Thực đơn 4 món bình dân chuẩn cơm ngon mẹ nấu

Thực đơn 4 món bình dân chuẩn cơm ngon mẹ nấu

Ẩm thực

05:52:59 26/05/2025
Đây là 4 món ăn vừa dễ làm, vừa bổ dưỡng, giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Hãy tham khảo thực đơn dưới đây nhé!
Cặp đôi cổ trang đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc cuốn hơn chữ cuốn, chemistry đỉnh muốn xỉu

Cặp đôi cổ trang đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc cuốn hơn chữ cuốn, chemistry đỉnh muốn xỉu

Phim châu á

05:51:59 26/05/2025
Tiêu Chiến và Trương Tịnh Nghi đều là những gương mặt được đánh giá rất cao về nhan sắc. Bên cạnh đó, diễn xuất của cặp đôi cũng nhận nhiều lời khen.
Cặp đôi phim giả tình thật tái hợp gây sốt MXH: Nhà trai đang nổi như cồn, nhà gái nhan sắc cực đỉnh

Cặp đôi phim giả tình thật tái hợp gây sốt MXH: Nhà trai đang nổi như cồn, nhà gái nhan sắc cực đỉnh

Hậu trường phim

05:51:12 26/05/2025
Mới đây, thông tin Lý Quân Nhuệ - Mạnh Tử Nghĩa hợp tác với nhau ở dự án cổ trang Thượng Công Chúa và bộ phim sẽ khai máy vào tháng 9 đã leo hot search.
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025

Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025

Phong cách sao

23:10:28 25/05/2025
Dưới ánh đèn rực rỡ của Liên hoan phim Cannes 2025, nhiều cặp đôi nổi tiếng đã thu hút sự chú ý với phong cách thời trang ấn tượng trên thảm đỏ.