Hy Lạp và Ai Cập phản ứng cứng rắn về thỏa thuận khí đốt Thổ Nhĩ Kỳ – Libya
Libya và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một biên bản ghi nhớ về việc thăm dò hydrocacbon trong lãnh hải và lãnh thổ của Libya trong bối cảnh phản đối từ Hy Lạp, Ai Cập và cả Pháp.
Hy Lạp và Ai Cập gọi thỏa thuận khí đốt giữa Thổ Nhĩ Kỳ – Libya là “ bất hợp pháp”. Ảnh: EURACTIV
Ai Cập và Hy Lạp hôm 9/10 cho biết thỏa thuận cho phép Thổ Nhĩ Kỳ thăm dò khí đốt ở vùng biển Địa Trung Hải của Libya là “bất hợp pháp”, trong khi Athens lưu ý họ sẽ phản đối bằng mọi “biện pháp hợp pháp”.
“Thỏa thuận này đe dọa sự ổn định và an ninh ở Địa Trung Hải”, Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias cho biết tại Cairo, nơi ông có cuộc hội đàm với người đồng cấp Ai Cập Sameh Shoukry.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo họ đã ký một biên bản ghi nhớ về việc thăm dò khí đốt ở các vùng biển của Libya với các nhà chức trách ở Tripoli.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế của Libya Naila Magnus cho biết đây là sự hợp tác theo một thỏa thuận mà Thổ Nhĩ Kỳ đã ký năm 2019 với Tripoli nhằm phân định biên giới hàng hải chung của hai nước.
Hy Lạp, Ai Cập và Síp cho rằng thỏa thuận trên vi phạm quyền kinh tế của họ trong một khu vực bị nghi ngờ có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn.
“Chúng tôi sẽ sử dụng mọi biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình”, ông Dendias nói thêm. Theo ông Dendias, Tripoli “không có chủ quyền cần thiết đối với khu vực này” và do đó, thỏa thuận là “bất hợp pháp và không thể chấp nhận được”.
Về phần mình, Ngoại trưởng Ai Cập Shoukry tuyên bố “nhiệm vụ của chính quyền tại Tripoli đã ‘hết hạn’ và chính phủ ở Tripoli không có đủ tính hợp pháp để ký các thỏa thuận”.
Tranh cãi về quyền đối với nguồn tài nguyên hydrocacbon khổng lồ của Libya đã và đang trở nên cấp thiết hơn trong năm nay khi giá năng lượng toàn cầu tăng vọt.
Liên minh châu Âu (EU) cũng đã bác bỏ thỏa thuận biên giới trên biển năm 2019 của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Pháp nói rằng thỏa thuận gần đây của Ankara là “không phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Tỷ phú Mỹ trao trả hàng trăm cổ vật bị đánh cắp trị giá tới 70 triệu USD
Cơ quan Tư pháp thành phố New York (Mỹ) ngày 6/12 cho biết một nhà sưu tập nghệ thuật nổi tiếng, đồng thời là một tỷ phú của nước này đã trao trả 180 tác phẩm nghệ thuật và cổ vật bị đánh cắp từ khắp nơi trên thế giới, với giá trị ước tính lên tới 70 triệu USD.
Một số hiện vật đã được thu giữ từ nhà của tỷ phú Michael Steinhardt. Ảnh: greekcitytimes.com
Thông tin trên do văn phòng Tổng chưởng lý quận Manhattan Cyrus Vance công bố cũng đã đánh dấu việc tỷ phú Michael Steinhardt, 80 tuổi, sẽ tránh được nguy cơ bị truy tố, song ông sẽ bị cấm vĩnh viễn việc mua đồ cổ trên thị trường nghệ thuật hợp pháp.
Tổng chưởng lý Vance nêu rõ trong khuôn khổ cuộc điều tra kéo dài từ tháng 2/2017, giới chức tư pháp quận Manhattan đã tiến hành khám xét các văn phòng trực thuộc quỹ đầu tư của ông Steinhardt và căn hộ ở Đại lộ số 5 của tỷ phú này. Qua đó, cơ quan chức năng đã tìm được "bằng chứng thuyết phục" rằng 180 cổ vật đã bị đánh cắp từ 11 quốc gia. Ít nhất 171 cổ vật trong số này đã qua tay các đối tượng buôn lậu trước khi được tỷ phú Steinhardt mua lại. Tổng chưởng lý Vance nhấn mạnh suốt nhiều thập kỷ qua, ông Steinhardt luôn muốn sở hữu các cổ vật mà không quan tâm đến tính hợp pháp trong các hoạt động mua cổ vật của mình, cũng như tính hợp pháp của những món đồ mà ông đã mua và bán.
Theo Tổng chưởng lý Vance, tỷ phú New York này - sở hữu khối tài sản theo ước tính của Forbes lên tới 1,2 tỷ USD - không màng tới ranh giới địa lý hoặc đạo đức khi giao dịch trong thế giới ngầm với những kẻ buôn bán cổ vật, trùm tội phạm, các đối tượng rửa tiền, cũng như những kẻ cướp phá các lăng mộ để giúp bộ sưu tập của mình trở nên đồ sộ.
Tuyên bố của Tổng chưởng lý Vance nêu rõ trước mắt cơ quan tư pháp chưa có kế hoạch truy tố tỷ phú Steinhardt. Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo khắc phục thiệt hại đối với di sản văn hóa thế giới, trao trả 180 cổ vật đã bị đánh cắp về với chủ sở hữu hợp pháp tại 11 quốc gia thay vì giữ lại các cổ vật này để làm bằng chứng nhằm phục vụ việc truy tố ông Steinhardt
Các quốc gia có chủ sở hữu những hiện vật này gồm có Bulgaria, Ai Cập, Hy Lạp, Iraq, Israel, Italy, Jordan, Liban, Libya, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số 180 cổ vật nói trên có một số hiện vật thời Hy Lạp cổ đại như bình nước với tạo hình đầu của một con hươu có niên đại từ năm 400 trước Công nguyên và trị giá tới 3,5 triệu USD; một tiểu quách cổ - một dạng hũ đựng tro cốt - có niên đại từ năm 1200 đến năm 1400 trước Công nguyên với trị giá 1 triệu USD.
Tỷ phú Steinhardt là nhà tài trợ lớn cho các tổ chức như Đại học New York và Bảo tàng Metropolitan, nơi đặt tên một phòng trưng bày theo tên của ông.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp nổ súng vào tàu Thổ Nhĩ Kỳ Ankara và Athens đang đưa ra những thông tin mâu thuẫn nhau liên quan đến sự việc. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố một tàu hàng của nước này đã bị lực lượng tuần tra bờ biển Hy Lạp "bắn quấy rối" khi di chuyển ngoài khơi biển Aeagean thì Hy Lạp khẳng định đó là những phát súng cảnh cáo. Truyền...