Hy hữu: Chia đôi lá gan, cứu 2 người trước ‘cửa tử’
Lần đầu tiên, lá gan của người hiến được tách đôi trên mâm phẫu thuật để ghép cho hai người bệnh đang ở ‘cửa tử’.
Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM chiều nay thông tin về ca ghép gan đặc biệt mới được thực hiện.
Theo đó, ngày 22/8, bệnh viện nhận được thông báo từ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia về một trường hợp được chẩn đoán chết não sau khi bị tai nạn giao thông và được gia đình đồng ý hiến tạng.
Ngay lập tức, bệnh viện rà soát, phát hiện có 2 người bệnh phù hợp đang chờ ghép gan. Đó là một người đàn ông 53 tuổi bị ung thư gan, xơ gan nặng do viêm gan B và một bé gái 9 tháng tuổi nặng 7,2kg, bị xơ gan ứ mật nguyên phát, nhiều lần nôn ra máu do biến chứng, đang trong tình trạng nguy kịch.
Ca ghép gan được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ý thức được sự quý giá của lá gan được hiến, đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM đã nghĩ đến giải pháp chia gan để ghép, cứu sống cả 2 người bệnh.
Ngày 22/8, sau lễ mặc niệm tri ân người hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ca phẫu thuật lấy tạng được tiến hành. Lá gan được tách đôi trên mâm phẫu thuật, đây là kỹ thuật lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.
Video đang HOT
“Thông thường, gan được tách ngay trên cơ thể người hiến, khi tim còn đập, máu còn chảy. Nhưng ở trường hợp này không có điều kiện thuận lợi như vậy, lá gan được lấy ra khỏi người hiến rồi mới được tách nên khó khăn hơn để đảm bảo các mạch máu, ống mật của hai mảnh ghép chạy thật tốt” – TS.BS Trần Công Duy Long, Trưởng đơn vị Ung thư gan mật và ghép gan nói.
Cùng lúc với việc tách gan, các ekíp khác tiến hành phẫu thuật cắt bỏ gan ở 2 người bệnh. Quá trình ghép được thực hiện đồng bộ và chính xác. Niềm vui vỡ oà khi ekíp phẫu thuật nhìn thấy mảnh gan ghép được tái tưới máu, nhanh chóng hồi phục chức năng, bắt đầu tiết ra những giọt mật đầu tiên.
Đến ngày hôm sau, cả hai người bệnh đều tỉnh táo, bắt đầu hồi phục với một phần lá gan của người hiến tạng.
“Ca chia gan lần này không chỉ cứu sống 2 người bệnh mà còn góp phần giải quyết vấn đề khan hiếm tạng hiện nay” – BS Long nói.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết, ghép tạng là phương pháp duy nhất mang lại hiệu quả cho những người bệnh suy giảm chức năng tạng cấp hoặc mạn tính khi không còn cách điều trị nào khác. Số lượng bệnh nhân có nhu cầu ghép tạng nói chung, ghép gan nói riêng rất lớn, trong khi số lượng tạng ghép từ người hiến chết não vẫn còn hạn chế.
“Chúng tôi hy vọng trong tương lai, sẽ có nhiều người hiểu rõ giá trị của việc hiến tạng, vì tạng hiến không chỉ cứu sống một mà có thể cứu được nhiều người bệnh” – BS Bắc chia sẻ.
'Tỷ lệ số người hiến tạng sau chết não ở Việt Nam vẫn rất thấp'
Tiến sỹ Dương Đức Hùng - Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết trên 70% số tạng ghép từ người cho chết não được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện ca ghép tạng cho bệnh nhân. (Ảnh: PV/Vietnam )
Hiện nay, trình độ các bác sỹ thực hiện kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam ngang tầm khu vực và Thế giới, tuy nhiên chưa có tên trên bản đồ Thế giới về hiến tạng bởi tỷ lệ người hiến tạng sau chết não vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Kim Tiến - Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy trong buổi Lễ thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức diễn ra ngày 18/1.
"Chúng ta đang sửa Luật hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến xác theo hướng sửa đổi một số nội dung thuận lợi hơn cho vận động hiến tạng. Ngoài ra, hiện nay vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hiến tạng chưa có sự đồng bộ," Phó giáo sư Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận.
Ghép mô, tạng là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y tế trong việc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục được như: suy thận mãn, gan, tim, tủy, hỏng giác mạc... Việc thực hiện thành công các ca ghép tạng từ người cho chết não mở ra cơ hội có cuộc đời mới cho nhiều bệnh nhân đồng thời thúc đẩy sự phát triển ghép tạng của ngành y tế Việt Nam.
Tiến sỹ Dương Đức Hùng - Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết trên 70% số tạng ghép từ người cho chết não được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Những năm qua, các bác sỹ của bệnh viện không chỉ ghép, bệnh viện còn chia sẻ mô, tạng của người hiến cho bệnh viện khác. Nhờ đó, nhiều bệnh nhân giai đoạn cuối được cứu chữa.
"Với việc thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đặt tại bệnh viện, chúng tôi sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa việc vận động, hiến mô tạng để trong năm 2024 số người hiến tạng sẽ nhiều hơn. Mục đích cuối cùng là càng nhiều bệnh nhân hơn nữa được cứu sống," Tiến sỹ Hùng nhấn mạnh.
Trao quyết định thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. (Ảnh: PV/Vietnam )
Theo Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Luật hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến xác hiện còn một số bất cập. Chẳng hạn như trong quy định bắt buộc một người phải đăng ký hiến tạng thì khi không may chết não mới hiến tạng được nhằm đảm bảo tính pháp lý. Tuy nhiên, thực tế, trước đó họ đăng ký nhưng sau đó người nhà không đồng ý thì cũng không thể lấy tạng được. Vì vậy, quy định bắt buộc phải đăng ký hiến tạng không có nhiều giá trị, vô hình chung lại cản trở công tác hiến mô tạng.
Theo thống kê, trong một năm tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức có khoảng 300 người tử vong do chấn thương sọ não, đây là con số lớn, tuy nhiên, hiến tạng là vấn đề nhạy cảm, chỉ được phép làm khi mọi phương pháp không còn cứu được bệnh nhân thì mới phép vận động.
Để nâng cao hiệu quả của truyền thông vận động hiến ghép mô tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thay đổi cách làm, đầu tiên là thay đổi nhận thức của nhân viên y tế và người được trực tiếp giao nhiệm vụ vận động, sau đó mới đến người nhà. Bệnh viện đã điều chỉnh một số quy định, nhờ đó trong 1 tháng qua có 5 gia đình đã đồng ý hiến mô tạng của người thân, tuy nhiên chỉ 2 gia đình đủ điều kiện. Nhờ đó, các y bác sỹ đã tiến hành ca ghép đa tạng trong vòng chưa đầy 24h, cứu sống được 8 bệnh nhân.
Theo thống kê của Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, với dân số khoảng 100 triệu dân, tại Việt Nam, mỗi năm chỉ có khoảng 10 người chết não hiến tạng, thuộc hàng thấp nhất Thế giới./.
Ung thư gan có chữa khỏi được không? Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan phụ thuộc vào kích thước khối u, giai đoạn bệnh, chức năng gan, tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của người bệnh. Tỉ lệ sống cao nếu phát hiện và điều trị ung thư gan sớm Ung thư gan được chia thành 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn bác sĩ sẽ chọn lựa phương...