Bà hiến gan ghép cho cháu gái không cùng nhóm máu
Lần đầu tiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ( Bệnh viện 108) tiến hành ghép gan không cùng nhóm máu giữa người cho và người nhận gan (bà nội hiến gan cho cháu gái).
Tính đến nay, Bệnh viện 108 đã thực hiện thành công trên 200 ca ghép gan, trở thành trung tâm ghép gan lớn nhất cả nước.
Chia sẻ tại Hội thảo khoa học thành tựu 200 ca ghép gan tại Bệnh viện 108 vào chiều 24/11, Đại tá, PGS.TS Lê Văn Thành, Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện 108 cho biết, đây là lần đầu tiên tại Bệnh viện triển khai kỹ thuật ghép gan không cùng nhóm máu cho trẻ em.
Bệnh nhân nữ 15 tuổi (Quảng Bình), phát hiện xơ gan cách đây 6 năm không rõ căn nguyên. Gần đây bệnh nhân đi khám, phát hiện có khối u gan đã được chẩn đoán là ung thư biểu mô tế bào gan trên nền xơ gan. Bệnh nhân đã được nút mạch gan chuẩn bị cho ghép gan.
“Đối với trường hợp này, phẫu thuật cắt u không khả thi vì chức năng gan của cháu kém do xơ gan, lách to. Vậy ghép gan là phương án tốt nhất dành cho bệnh nhân”, PGS Thành nói.
Bệnh nhân hồi sinh sau ghép gan.
Video đang HOT
Điểm đặc biệt của ca ghép này đó là ghép gan bất đồng nhóm máu ABO với người hiến là bà nội. Những trường hợp bất đồng về nhóm máu sẽ được điều trị khác với các trường hợp cùng nhóm máu.
“Trước ghép 3 tuần, bệnh nhân được đánh giá hiệu giá kháng thể nhóm máu của người hiến, sau đó sẽ điều chỉnh hiệu giá kháng thể, điều trị giải mẫn cảm bằng thuốc ức chế miễn dịch retuximab kết hợp với lọc huyết tương để đưa nồng độ kháng thể nhóm máu của người hiến xuống 1/16 sẽ tiến hành ghép. Quá trình ghép, về mặt kỹ thuật không có gì khác biệt. Hiện nay, có những loại thuốc điều chỉnh ức chế miễn dịch và có thể điều trị cho bệnh nhân bất đồng nhóm máu, kết quả sống sau 5 năm tương đương với nhóm bệnh nhân cùng nhóm máu”, PGS Thành cho biết.
Ngày 30/10, kíp ghép gan tiến hành phẫu thuật nội soi lấy mảnh gan ghép phải từ người cho sống để tiến hành ghép gan cho nữ bệnh nhân. Sau 8h, ca ghép gan được thực hiện thành công. Bệnh nhân được rút ống nội khí quản ngay tại phòng mổ.
Hai bà cháu gặp nhau sau ca ghép gan.
Sau 1 tuần ghép, sức khỏe của người hiến và người nhận đều ổn định. Người hiến được ra viện sau 1 tuần ghép. sức khỏe của người nhận phục hồi tốt, chức năng gan ghép hoạt động bình thường, vận động nhanh nhẹn.
“Lúc phát hiện bệnh, cháu cảm thấy gục ngã, không thể đứng dậy. Nhưng nhờ các bác sĩ, điều dưỡng đã động viên, truyền năng lượng tích cực để cháu tiếp tục chiến đấu với bệnh. Cháu cảm ơn các bác sĩ đã tạo cho mình một cơ hội sống như ngày hôm nay. Mong muốn lớn nhất của cháu là khỏe mạnh, để được về đi học với các bạn”, bệnh nhân chia sẻ.
Ho kéo dài, vào viện phát hiện u nguyên bào xơ cơ phổi 10cm
Thông tin từ Bệnh viện TW Quân đội 108 đã tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp mắc u nguyên bào xơ cơ phổi trái.
Khối u có kích thước lớn, chèn ép gây viêm phổi.
Theo lời kể của bệnh nhân N.T.T. (32 tuổi), chị bắt đầu xuất hiện triệu chứng ho kéo dài, thỉnh thoảng ho ra đờm, đi lại hụt hơi trước phẫu thuật khoảng 3 tháng. Bệnh nhân đi khám và được chẩn đoán u phổi trái.
Bệnh nhân T. nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, khó thở nhẹ, sốt 38 độ, ho khạc đờm đục. Bệnh nhân được sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của CT scan cho kết quả tổn thương viêm mạn tính.
Chụp CT scan ngực cho thấy khối tổn thương có kích thước lớn 8x10cm.
Hình ảnh khối thùy trên phổi trái 83x98mm, có đậm độ tổn thương hỗn hợp đậm độ vôi xơ và tổ chức dính sát màng phổi trung thất và màng tim. Hạch nhỏ hình thoi nhóm V và VI trong trung thất. Bệnh nhân được soi phế quản cho thấy hẹp khẩu kính phế quản thùy trên trái (S6 trái), tổ chức hoại tử bít tắc chít hẹp S8, S9, S10 bên trái.
Bệnh nhân được điều trị theo hướng viêm phổi, tuy nhiên các triệu chứng hầu như không cải thiện vẫn ho nhiều, ho đờm, sốt. Các chuyên khoa trong Bệnh viện đã hội chẩn, xét hướng điều trị phẫu thuật. Bệnh nhân được điều trị tích cực trước mổ, dùng kháng sinh, nuôi dưỡng đạm mỡ, giảm ho, khí dung, tập lý liệu hô hấp.
Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi sát, chăm sóc hỗ trợ lý liệu hô hấp.
Đại tá TS. Ngô Vi Hải - Chủ nhiệm khoa Ngoại lồng ngực (Bệnh viện TW Quân đội 108) cho biết: "Chúng tôi tiến hành phẫu thuật cắt lá phổi trái cho bệnh nhân. Đây là phẫu thuật lớn, có nhiều rủi ro. Chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ để chức năng phổi phải còn lại đảm bảo hô hấp, bù trừ khi cắt phổi trái. Khi còn một lá phổi sẽ làm thay đổi áp lực trong khoang lồng ngực, sẽ đẩy toàn bộ trung thất từ bên phải sang bên trái, tạo nguy cơ xoắn vặn trung thất."
Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi sát, chăm sóc hỗ trợ lý liệu hô hấp, kháng sinh, sinh dưỡng tích cực, đã cải thiện tình trạng ho, không sốt, sức khỏe ổn định, sinh hoạt nhẹ nhàng.
Phẫu thuật cắt bỏ khối tổn thương với kích thước lớn 10cm trong khoang ngực tái giúp bệnh nhân không còn tình trạng ho kéo dài, viêm phổi, cải thiện chất lượng sống. Nếu không phẫu thuật, bệnh nhân có nguy cơ viêm phổi do khối u chèn ép phế quản, dẫn tới suy kiệt, nhiễm khuẩn huyết và thậm chí tử vong.
Làm giả giấy xác nhận, huy hiệu "bác sĩ xuất sắc" Bệnh viện 108 để lừa đảo Tình trạng sử dụng hình ảnh bác sĩ, làm giả bằng khen, cúp, huy hiệu "bác sĩ xuất sắc" có in logo, tên "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108"; làm giả giấy xác nhận công tác tại bệnh viện này có chữ ký và dấu đỏ của lãnh đạo bệnh viện...để tạo lòng tin cho người bệnh đang tràn lan trên Zalo,...