Huỳnh Thị Huyền Như có ý định lừa tiền của ACB ngay từ đầu
Chiều nay 9-12, phiên xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tiếp tục phần tranh luận với việc tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đại diện các tổ chức và cá nhân liên quan.
Bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), luật sư Nguyễn Thị Bắc khẳng định ngân hàng này hoàn toàn đồng tình với kết luận của đại diện VKS tại phiên tòa phúc thẩm. Bởi theo luật sư Bắc, bị án Huỳnh Thị Huyền Như đã có ý định chiếm đoạt tiền của Ngân hàng ACB ngay từ đầu. Điều này được thể hiện ở chỗ Như lén thỏa thuận ngầm với Huỳnh Thị Bảo Ngọc (cán bộ quản lý kho quỹ ACB) để huy động tiền gửi với lãi suất cao hơn quy định.
Tự mình bào chữa, cựu TGĐ Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải cho rằng chỉ phạm tội “một nửa”
Luật sư Bắc nhìn nhận, ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của Như còn thể hiện ở chính lời khai của bị án trong suốt quá trình tố tụng vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. Cụ thể bị án Như khai do làm ăn lỗ và vì sức ép của các chủ nợ nên đồng ý ngay khi Ngọc trao đổi về việc gửi tiền với lãi suất cao. Thậm chí Như còn sẵn sàng chi thêm cho Ngọc lãi suất ngoài hợp đồng từ 3,8 – 4%./năm và 1,5%/năm tùy theo từng món tiền gửi.
Hành vi lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như còn thể hiện bị án này đã từng bước dẫn dụ cán bộ Ngân hàng ACB thực hiện một số thao tác, công đoạn bất bình thường là mở tài khoản thanh toán tại Vietinbank và sau khi chuyển tiền vào tài khoản thanh toán, Như lại bảo Ngọc ký các lệnh chi để chuyển từ tài khản thanh toán sang tài khoản có kỳ hạn. Và còn một điều thực tế nữa là bị án Như đã dùng tiền của cá nhân mình để trả lãi suất chênh lệch cho Ngân hàng ACB hơn 10,3 tỷ đồng, đồng thời biếu riêng Ngọc 3,7 tỷ đồng, thông qua tài khoản của chị gái nữ cán bộ quản lý kho quỹ ACB.
Ngoài ý định chiếm đoạt tiền của Ngân hàng ACB ngay từ đầu, luật sư Bắc cũng đã chỉ rõ Huỳnh Thị Huyền Như còn thực hiện hàng loạt thao tác gian dối khác, đó là đánh tráo chữ ký của một số nhân viên Ngân hàng ACB; lập các hợp đồng tiền gửi giả của Vietinbak, thuộc Chi nhánh Nhà Bè. Tiếp đến, Như sắp đặt để nhân viên ACB ký lệnh chi khống, trong khi đó Huỳnh Thị Bảo Ngọc lại sẵn sàng phó thác số tiền gửi cho người có ý định lừa đảo.
Trong ngày xét xử thứ tám, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cũng đã tự mình bào chữa
Video đang HOT
Cũng trong phần tranh luận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Vietinbank, luật sư Bắc còn chỉ ra rằng các nhân viên của ACB đi gửi tiền còn rất thờ ơ, vô trách nhiệm, do đó mới dẫn tới việc Như dễ dàng thực hiện được các lệnh chi khống, chi giả và chiếm dụng các thẻ tiết kiệm.
Sau khi phân tích, “mổ xẻ” những thủ đoạn gia dối mà bị án Huỳnh Thị Huyền Như đã sử dụng để chiếm đoạt hơn 718 tỷ đồng của Ngân hàng ACB, thông qua việc ngân hàng này ủy thác cho 19 nhân viên gửi tiền tại Vietinbak, luật sư Bắc tóm gọn lại rằng trong quá trình ủy thác, lãnh đạo và nhân viên ACB đã vi phạm hàng loạt quy trình, quy định về gửi tiền và phó thác tài sản cho cá nhân Như. Vì thế bị án này mới có cơ hội để chiếm đoạt tiền, thế nên không ai khác mà chính bị án Như phải có trách nhiệm bồi thường cho ACB.
“Vietinbak không biết và không thể biết các nội dung thỏa thuận ngầm giữa cá nhân bị án Huỳnh Thị Huyền và Ngân hàng ACB như thế nào. Vietinbank cũng hoàn toàn không biết nguồn tiền gửi của ACB. Vietinbank không có lỗi đối với sai phạm cũng như sự tắc trách của lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng ACB. Do đó, Ngân hàng ACB phải tự chịu trách nhiệm về các thiệt hại của mình” – luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam khẳng định.
Toàn cảnh xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm
Đến lượt các bị cáo tự mình bào chữa, Lý Xuân Hải thừa nhận chỉ sai một nửa ở tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” mà cấp tòa sơ thẩm đã quy kết. Theo cựu TGĐ Ngân hàng ACB, cái sai một nửa của bị cáo là ở chỗ có tham gia cuộc họp Thường trực HĐQT ngày 2-3-2010 và đồng tình về chủ trương ủy thác cho nhân viên mang tiền đi gửi hòng lấy lãi cũng như đồng ý việc cấp hạn mức đầu tư chứng khoán đối với công ty “con” của Ngân hàng ACB.
Trong phần tự bào chữa của mình, bị cáo Hải còn ra sức diễn giải nhiều khái niệm, cách hiểu của bản thân bị cáo về một số nội dung xoay quanh 2 hành vi cố ý làm trái mà TAND Tối cao đang tiến hành xem xét theo trình tự phúc thẩm. Thậm chí cựu TGĐ Ngân hàng ACB còn cố ý tỏ ra là một người rất am hiểm về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, do các nội dung này không liên quan đến vụ án nên HĐXX phúc thẩm đã nhanh chóng “cắt bỏ”.
Sáng mai (10-12), phiên xử phúc thẩm Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm bước sang ngày làm việc thứ chín.
Theo An ninh Thủ đô
Hậu vụ án "bầu" Kiên: Vì sao một Phó phòng của ACB bị khởi tố?
Cùng với việc tuyên án sơ thẩm đối với Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố hai vụ án hình sự "Kinh doanh trái phép" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Với diễn biến mới này, "siêu lừa" Huyền Như sẽ lại trích xuất ra Tòa với tư cách người làm chứng thêm lần nữa?
Bị khởi tố vì tiếp tay cho "siêu lừa" Huyền Như?
HĐXX căn cứ vào các Điều 13, 100, 104 Bộ luật Tố tụng Hình sự thấy hành vi của Huỳnh Thị Bảo Ngọc (Phó phòng Quản lý quỹ của ACB) có dấu hiệu đồng phạm với Như về tội lừa đảo nên quyết định khởi tố vụ án về tội lừa đảo theo quy định tại Điều 139 BLHS và gửi quyết định khởi tố này đến VKSND TP.Hà Nội.
Trước đó, tại phiên tòa xét xử bầu Kiên và đồng phạm, Huỳnh Thị Bảo Ngọc đến tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngọc là một trong hai người được Kế toán trưởng của ACB - Nguyễn Văn Hòa - ủy quyền đi gửi tiền tại các ngân hàng, có nhiệm vụ liên hệ, thương lượng lãi suất, kỳ hạn, hoa hồng tại các ngân hàng, trong đó có Vietinbank. Sau đó, 19 nhân viên của hai người này là những người trực tiếp đứng tên gửi tiền.
Hội đồng xét xử TAND TP.Hà Nội tuyên án vụ bầu Kiên
Tại tòa, Ngọc thừa nhận là người cung cấp thông tin cá nhân của 19 nhân viên để phía Vietinbank mở tài khoản, sau đó chuyển tiền vào tài khoản dẫn đến kết cục bị Như lừa đảo, chiếm đoạt mất 718 tỷ đồng. HĐXX nhận định, số tiền sau khi ACB chuyển vào tài khoản các cá nhân ở Vietinbank đã bị Như lợi dụng sơ hở Điểm 1.6 của Hợp đồng đã trích chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản của cá nhân ACB sang tiền tiết kiệm; lợi dụng cá nhân ACB không quan tâm đến gửi tiền, không lấy thẻ tiết kiệm, Như đã làm thủ tục tất toán hợp đồng, làm giả các lệnh chi, thế chấp thẻ tiết kiệm đó để vay lại tiền của Vietinbank Chi nhánh TP.HCM rồi chiếm đoạt.
Như còn dùng thủ đoạn gian dối để làm giả toàn bộ hợp đồng gửi tiền, hồ sơ mở tài khoản cá nhân, làm lệnh chi giả của các chủ thẻ do ACB không nhận thẻ tiết kiệm, không theo dõi những biến động trong tài khoản sau khi tiền đã chuyển vào tài khoản. Các bị cáo Nguyễn Đức Kiên, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn đã có hành vi thống nhất ban hành chủ trương ủy thác tiền gửi cho các cá nhân đã làm trái Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và đã bị HĐXX tuyên phạm tội "Cố ý làm trái".
Vậy, vì sao Huỳnh Thị Bảo Ngọc là người của ACB đem tiền đi gửi lại bị khởi tố đồng phạm lừa đảo với Như? HĐXX nhận định, để Như chiếm đoạt được số tiền lớn như vậy là có sự tiếp tay, giúp sức của Ngọc trong việc làm các thủ tục mở tài khoản, chuyển tiền, bản thân Ngọc đã được hưởng lợi 3,7 tỷ đồng.
HĐXX thấy Ngọc có dấu hiệu đồng phạm với Như về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần khởi tố vụ án yêu cầu Cơ quan Điều tra Bộ Công an, VKSNDTC điều tra làm rõ hành vi này đối với Ngọc để xử lý theo quy định của pháp luật.
Huỳnh Thị Bảo Ngọc.
Theo diễn biến tại phiên tòa xử vụ bầu Kiên và các đồng phạm vừa qua, Như khai tiền hoa hồng do 19 cá nhân gửi là trên 13 tỷ đồng đã được Như tách làm hai khoản: trên 10 tỷ chuyển vào tài khoản các cá nhân, còn 3,7 tỷ chuyển vào tài khoản của chị gái Ngọc.
Tuy nhiên, Ngọc khai trước tòa rằng không biết mối quan hệ của chị gái mình và Như, cũng như không biết khoản tiền 3,7 tỷ nói trên, đó là việc của hai người, không liên quan đến mình. Ngọc cũng khai không quen biết Như, chỉ biết nhau khi gọi qua tổng đài của Vietinbank và được nhân viên của tổng đài giới thiệu gặp Như để trao đổi về việc gửi tiền.
Với Nguyễn Văn Hòa, Kế toán trưởng của ACB, chỉ đạo Ngọc mang tiền gửi ở ngân hàng khác nhưng không bị xử lý vì thái độ khai báo thành khẩn, tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án.
Ngọc không có quyền kháng cáo bản án
Theo một Luật sư (LS) tham gia vụ án thì bản án xử Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm vừa qua, Ngọc không có quyền kháng cáo và hậu quả pháp lý của quyết định khởi tố này sẽ phải điều tra, nếu truy tố thì xét xử độc lập với vụ của Như. "Thông thường, vụ án có đồng phạm vì phải nhập với nhau để xét xử, làm rõ tội phạm nhưng ở vụ này, Như lừa đảo đã xét xử giai đoạn phúc thẩm nên không thể nhập vào, chỉ có thể nhập vào nếu vụ của Như xử phúc thẩm mà bị hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Nếu xử độc lập thì Như lại phải hầu tòa một lần nữa ở vụ án của đồng phạm".
Quyết định khởi tố thứ hai, căn cứ kết quả xét hỏi tại tòa và các tài liệu hồ sơ vụ án, HĐXX thấy có dấu hiệu phạm tội "Kinh doanh trái phép" tại ACB và Vietbank nên ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Kinh doanh trái phép".
Nhận định về quyết định khởi tố này, LS Vũ Xuân Nam bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên cho biết: "Với quyết định khởi tố này, chưa rõ hành vi cụ thể "Kinh doanh trái phép" gì nhưng theo tôi, có thể liên quan đến việc các ngân hàng này mua trái phiếu của các Cty của Nguyễn Đức Kiên phát hành"./.
Theo Pháp luật Việt Nam
Vụ án bầu Kiên: Vì sao tòa xử bầu Kiên quyết định khởi tố 2 vụ án khác? Sau khi tuyên án bầu Kiên và các đồng phạm, chủ tọa Nguyễn Hữu Chính đã công bố quyết định khởi tố 2 vụ án hình sự khác liên quan đến đại án này. Ngay sau khi tuyên án bầu Kiên và các đồng phạm trong vụ án "Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kinh doanh trái...