Huyết áp tâm thu là gì? Những điều cần biết về huyết áp tâm thu
Việc theo dõi chỉ số huyết áp là việc làm vô cùng cần thiết nhằm phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe do cao huyết áp gây ra. Chỉ số huyết áp gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Khi tiến hành đo chỉ số huyết áp, chúng ta thường được đo bằng máy đo huyết áp bằng cơ, máy đo huyết áp điện tử hoặc máy đo huyết áp tự động. Dù đo bằng loại máy nào thì đều nhận được kết quả chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
1. Huyết áp tâm thu là gì?
Huyết áp tâm thu được định nghĩa là áp lực của máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp. Chỉ số huyết áp tâm thu rất quan trọng vì nó phản ánh khả năng cung cấp máu của tim tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Cụ thể, với mỗi nhịp đập của tim, một lượng máu nhất định sẽ được bơm từ tim và gây nên áp lực lên thành động mạch, gọi là huyết áp tâm thu. Như vậy, chỉ số huyết áp tâm thu phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là sức co bóp của tim và số lượng máu bơm đi trong mỗi nhịp đập.
Điều này có nghĩa là huyết áp tâm thu sẽ càng cao khi tim co bóp càng mạnh, lượng máu tống ra càng nhiều. Khi đo chỉ số huyết áp bằng huyết áp kế bằng tay, huyết áp tâm thu chính là thời điểm tiếng nhịp tim đập đầu tiên nghe được khi xả bao hơi.
Nếu như huyết áp tâm thu là thời điểm tim đập đầu tiên thì huyết áp tâm trường là thời điểm nghe được tiếng tim đập cuối cùng trước khi không còn nghe được nữa. Sự chênh lệch giữa hai trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giữ một hiệu số nhất định để tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan trong cơ thể.
Huyết áp tâm thu là gì? – Ảnh Internet
Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý rằng sự chênh lệch này không bao giờ được bằng hay dưới 20 mmHg. Nếu dưới con số này, người bệnh rất có thể được xác định là trường hợp huyết áp kẹp và sẽ tiến hành xử lý cấp cứu.
2. Chỉ số huyết áp tâm thu bao nhiêu là bình thường?
Như đã nói, chỉ số huyết áp tâm thu cực kì quan trọng vì nó chính là nền tảng tưới máu cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả.
Vậy huyết áp tâm thu bình thường là bao nhiêu? Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, chỉ số huyết áp tâm thu bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 90 mmHg đến 140 mmHg. Như vậy, trong trường hợp huyết áp tâm thu nằm ngoài khoảng này sẽ được cho là dấu hiệu bất thường về chỉ số huyết áp và cần được theo dõi.
Tìm hiểu thêm: Huyết áp cao là bao nhiêu? Ghi nhớ ngay những con số này nếu không muốn ân hận.
3. Sự nguy hiểm của rối loạn huyết áp tâm thu
Video đang HOT
Trên thực tế, chỉ số huyết áp tâm thu khi giữ ở mức bình thường phản ánh thể tích tuần hoàn trong cơ thể được lưu thông ổn định, máu đều đặn được tim bơm đến cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp huyết áp tâm thu tăng cao đột ngột hay hạ thấp một cách bất thường đều khiến cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu và đôi khi dẫn đến những bệnh lý vô cùng nguy hiểm.
Chỉ số huyết áp tâm thu bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 90 mmHg đến 140 mmHg – Ảnh Internet.
Nếu huyết áp tâm thu tăng một cách đột ngột, người bệnh sẽ thấy đau đầu dữ dội, đau mỏi vai gáy, tim đập nhanh, khó thở,… Lúc này, chỉ số tâm thu tăng lên rất nhanh, có thể lên 200 mmHg hoặc hơn. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, chỉ số huyết áp tâm thu quá cao có thể làm tổn thương mạch máu trên não gây nên những biến chứng rất nguy hiểm như đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu nuôi tim gây nhồi máu cơ tim,… thậm chí dẫn đến tử vong.
Ngược lại, nếu như chỉ số huyết áp tâm thu hạ thấp đột ngột, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, nặng hơn có thể là lú lẫn, ngất xỉu và mất ý thức. Nguyên nhân là do huyết áp tâm thu giảm đột ngột làm cho não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được lượng máu cần thiết để cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng, có thể gây thiếu máu não và chết não, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Bên cạnh việc lưu ý đến khả năng huyết áp tâm thu tăng hay giảm đột ngột, chúng ta cần quan tâm tới trường hợp huyết áp tâm thu liên tục cao hơn mức 140mmHg trong khi huyết áp tâm trương lại ở mức bình thường (dưới 90mmHg) thì đó là dấu hiệu của chứng tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Trên thực tế, chứng bệnh này thường xảy ra với những bệnh nhân trên 50 tuổi. Và có tới 60% bệnh nhân tăng huyết áp có huyết áp tâm thu đơn độc.
Điều đáng chú ý là tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường không có những triệu chứng rõ ràng. Vì thế, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Nguyên nhân là do tăng huyết áp tâm thu làm cản trở luồng máu lưu thông lên não, từ đó làm tăng nguy cơ nhồi máu não, ảnh hưởng đến chức năng tim mạch dẫn đến tình trạng suy tim hoặc nhồi máu cơ tim nguy hiểm.
Các bước đo huyết áp chính xác nhất bạn cần phải biết
Việc xác định chính xác chỉ số huyết áp của bản thân là vô cùng quan trọng trong việc phòng và điều trị cao huyết áp. Vậy đo huyết áp cần qua các bước nào để có kết quả chính xác nhất?
Cao huyết áp rất nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Nó được coi như là "kẻ giết người thầm lặng". Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên nhớ chỉ số huyết áp như nhớ số tuổi của mình.
Với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ hiện đại, chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà bằng các máy đo huyết áp điện tử hay bằng tay. Nhưng để có được kết quả chính xác nhất, chúng ta cần nắm vững các bước đo huyết áp. Dưới đây là quy trình đo huyết áp chuẩn được Bộ Y tế ban hành.
1. Nguyên lý đo huyết áp
Để có được chỉ số huyết áp chính xác, chúng ta cần thực hiện nghiêm túc nguyên lý đo huyết áp. Theo đó, chúng ta cần bơm căng một băng tay bằng cao su, làm mất mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần và ghi lại những phản ứng của động mạch.
Khi tiến hành đo huyết áp, chúng ta sẽ thu được các chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Các trị số này sẽ đánh giá được chúng ta có bị cao huyết áp hay không.
Cụ thể:
- Huyết áp tâm thu: Chỉ số này thu được ở thời điểm máu bắt đầu đi qua trong khi sức ép ở băng cao su giảm.
- Huyết áp tâm trương: Chỉ số này tương ứng với thời điểm máu hoàn toàn tự do lưu thông trong động mạch khi không còn sức ép của bằng cao su.
Để đo huyết áp, chúng ta cần bơm căng một băng tay bằng cao su - Ảnh Internet.
2. Những quy định chung khi tiến hành đo huyết áp
- Trước khi đo huyết áp, cần kiểm tra các bộ phận của máy như van, dải băng quấn, bơm cao su, áp lực kế đồng hồ,... . Nên dùng một máy đo huyết áp cho các lần đo.
- Vị trí đo huyết áp: Thông thường đo ở động mạch cánh tay. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể đo ở động mạch khoeo chân và các vị trí khác tùy theo từng trường hợp cụ thể
- Khi ghi chỉ số huyết áp, cần lưu ý phải ghi cả vị trí đo huyết áp.
- Muốn đo huyết áp ở vị trí nào cần tìm động mạch ở vị trí đó.
- Không dừng lại giữa chừng rồi bơm hơi tiếp vì làm như vậy sẽ cho kết quả sai.
- Khi xả hơi, cần lưu ý xả liên tục cho tới khi kim hoặc cột thủy ngân hạ xuống vị trí số 0.
- Khi thấy các chỉ số huyết áp không bình thường như cơn tăng huyết áp kịch phát, huyết áp kẹt, sốc,,... cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất.
Hướng dẫn nguyên lý tự đo huyết áp tại nhà qua bài viết: Bị cao huyết áp tự đo ở nhà được không? Mẹo hay tự đo huyết áp tại nhà chính xác nhất.
Những quy định chung khi tiến hành đo huyết áp - Ảnh Internet.
3. Quy trình đo huyết áp chính xác
Dù tiến hành đo chỉ số huyết áp tại các phòng khám hay tại nhà, chúng ta đều cần thực hiện đúng theo quy trình sau:
- Trước khi đo huyết áp, cần nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh tối thiểu 5 - 10 phút.
- Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia trước khi đo huyết áp 2 tiếng.
- Tư thế đo chuẩn xác nhất: Người được đo huyết áp ngồi trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay nằm ngang với mức tim. Ngoài ra, cũng có thể được đo huyết áp ở các tư thế nằm hoặc đứng. Lưu ý, những người cao tuổi hoặc người mắc bệnh đái tháo đường nên đo huyết áp ở tư thế đứng nhằm xác định có tình trạng hạ huyết áp tư thế không.
Tư thế đúng khi đo huyết áp là cánh tay duỗi thẳng - Ảnh Internet.
- Khi đo huyết áp, cần sử dụng máy đo huyết áp và các thiết bị đo đã được kiểm chuẩn định kỳ.
- Bề dài của bao đo huyết áp (nằm trong băng quấn) tối thiểu phải bằng 80% chu vi của cánh tay người đo, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Người thực hiện đo huyết áp cần lưu ý quấn băng đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu tay 2cm và đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang bằng mức với vị trí tim.
- Trong trường hợp không sử dụng máy đo huyết áp tự động, cần xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe trước khi đo huyết áp . Khi không còn thấy mạch đập, người tiến hành đo cần bơm hơi thêm 30mmHg rồi xả hơi với tốc độ 2 - 3mmHg/nhịp đập.
- Chỉ số huyết áp tâm thu thu được ở thời điểm xuất hiện tiếng đập đầu tiên (hay còn gọi là pha I của Korotkoff) và trị số huyết áp tâm trương tương ứng với thời điểm mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff).
- Không nói chuyện, cười đùa khi đang đo huyết áp.
- Trong lần đo chỉ số huyết áp đầu tiên, cần đo ở cả hai cánh tay. Lưu ý đo huyết áp tay nào có trị số cao hơn sẽ được dùng để theo dõi chỉ số huyết áp ở các lần sau.
- Nên đo huyết áp tối thiểu là 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 1 đến 2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg thì cần đo lại một vài lần sau khi người cần đo đã nghỉ trên 5 phút.
- Chỉ số huyết áp được ghi nhận là phép chia trung bình của 2 lần đo cuối cùng.
- Đo huyết áp nhiều lần giúp làm tăng độ chính xác ở những người có tiền sử rối loạn nhịp tim.
- Cần ghi lại số đo huyết áp theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương (ví dụ 120/80 mmHg). Lưu ý không làm tròn số quá hàng đơn vị và cần thông báo ngay kết quả cho người được đo để có những bước xử trí tiếp theo nếu cần thiết.
Như những thông tin được cung cấp trong bài viết ở trên. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cách đo huyết áp để đo chính xác và kịp thời phát hiện để điều trị bệnh đúng cách không để bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe bản thân cũng như có cách xử lý kịp thời nếu người thân hoặc người xung quanh gặp phải tình trạng cao huyết áp.
Những điều cần biết về chỉ số huyết áp và ý nghĩa của các chỉ số Một trong những biện pháp phòng ngừa các bệnh về huyết áp là hiểu rõ tình trạng huyết áp của bản thân. Trong đó, nắm vững chỉ số huyết áp là điều vô cùng quan trọng để có cách chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp qua bài viết dưới...