Huyết áp cao những điều bạn cần biết: 12 cách phòng bệnh tăng huyết áp nhờ ăn uống theo bài thuốc cổ truyền
Ông cha ta thường căn dặn: ” bệnh vào từ cửa miệng”, do đó dù có vướng phải bất cứ bệnh gì chúng ta nên phòng chống từ việc bắt tay cải tiến “ cơ cấu tổ chức” bữa ăn hàng ngày để vừa tăng cường điều dưỡng vừa có hiệu quả cao trong việc phòng trị bệnh.
Theo từ điển Y học cho biết: Huyết áp cao là sự tăng bất thường của huyết áp (áp lực của máu trong động mạch chính). Huyết áp bình thường sẽ tăng khi bạn bị stress và có hoạt động về thể lực. Tuy nhiên huyết áp tăng ngay cả khi nghỉ ngơi thì đó là huyết áp cao.
Những người bị huyết áp cao thường không biết, trừ khi đo huyết áp với khi có những biểu hiện như đau đầu, hoa mắt, ù tai..
Chính vì vậy các bác sĩ đánh giá bệnh huyết áp cao là căn bệnh “âm thầm” và rất nguy hiểm có thể gây đột quỵ, làm tăng tai biến mạch máu não và bệnh tim. Để phát hiện được sớm bệnh huyết áp cao, chúng ta cần phải đi kiểm tra định kì nhằm sớm phát hiện bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp
Với 12 cách ăn uống dưới đây sẽ mang lại hiệu quả rất tốt trong phòng trị bệnh tăng huyết áp.
1. Thường xuyên uống nước nấu từ Cà tím hay ăn nhiều cà tím, hạ huyết áp sẽ đạt hiệu quả.
2. Râu ngô với lượng 100g, sắc 3 chén nước chia làm 3 lần trong ngày .
3. Cà chua tươi rửa sạch, ăn sống, mỗi lần từ 1-2 quả.
4. Quả dưa hấu là món ăn khoái khẩu có tác dụng giải nhiệt trong những ngày hè. Bạn đừng vội vứt hạt dưa bởi chỉ với 15g hạt tươi, ăn sống sẽ giúp bạn giảm huyết áp mà bạn không ngờ tới.
Video đang HOT
5. Bạn hãy chuẩn bị cho 250g cần tươi, rửa sạch rồi nhúng nước sôi khoảng 2 phút, cắt nhỏ, giã nát, vắt lấy nước. Mỗi ngày uống 2 lần sẽ có hiệu quả tốt cho cả bệnh huyết áp cao lẫn tăng cholesterol.
6. Vào những năm 1982, các chuyên gia y học của Hoa Kỳ đã điều tra và phát hiện chuối tiêu có chứa nhiều các loại vitamin, hàm lượng natri thấp, không chứa cholesterol, chứa nhiều lượng đường từ thiên nhiên và cung cấp rất nhiều ion kali có khả năng làm giảm huyết áp.
7. Lá hoa hướng dương tươi 120g, rửa sạch, sắc uống chia làm 3 lần uống trong ngày.
8. Hạt đậu xanh 100g, tỏi 50 tép (mỗi tép tương đương với số tuổi người bị bệnh), 20g đường phèn vừa đủ. Tất cả rửa sach, cho vào bát rồi đặt vào nồi hấp chín. Nước canh thì uống còn đậu xanh thì ăn. Ngày uống vài lần, liệu trình này không giới hạn.
9. Củ năng và củ cải mỗi loại 750 g rửa sạch, băm nhuyễn vắt lấy nước, bỏ bã và cho 50ml mật ong uống cùng. Mỗi ngày 2-3 cốc.
10. Dưa chuột tươi 100g (nếu dưa chuột khô là 50g) rửa sach, sắc lấy nước uống . Mỗi ngày uống 1 lần vào buổi sáng.
11. Đậu xanh 500g, mè đen (vừng đen) 500g, cùng rang chín tán bột, mỗi lần uống 50g, ngày uống 2 lần.
12. Chanh 1 quả, củ năng 10 quả, sắc uống, chẳng những giảm huyết áp mà còn cải thiện triệu chứng đối với người bệnh nhồi máu cơ tim.
Như vậy với 12 cách ăn uống bên trên chỉ là một trong rất nhiều cách để phòng bệnh huyết áp cao. Những bài thuốc cổ truyền trên rất tiện, nguyên dễ tìm, có tác dụng tốt với việc điều trị các loại huyết áp cao mà lại không gây ra tác dụng phụ.
Hà Quàng
Theo giaoducthoidai.vn
Không phải thuốc hay cao lương mĩ vị, 4 món dân dã này sẽ "đánh bật" bệnh mỡ máu cao
Mỡ máu cao hiện là căn bệnh được khuyến cáo cần phải phòng ngừa và điều trị gấp. Cách tốt nhất là điều chỉnh thực đơn ăn uống trước khi bệnh trở nên nặng hơn.
Mỡ máu cao là một trong 3 bệnh nguy hiểm và phổ biến
Cùng với huyết áp cao, đường trong máu cao, mỡ máu cao được xem là 3 nhóm bệnh phổ biến, nguy hiểm cho sức khỏe. Bất kỳ bệnh nào trước khi trở nặng, cũng có một thời gian dài tích tụ, góp gió thành bão. Tại sao chúng ta không "ra tay" sớm?
Trước thực trạng ngày càng có nhiều người mắc bệnh mỡ máu cao do thói quen ăn quá nhiều dầu mỡ và các chất béo, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nãy dùng thực phẩm để trị bệnh trước khi phải dùng đến thuốc.
Chỉ số mỡ máu cao có thể gây ra nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tim mạch, tắc huyết quản hoặc hình thành các cục máu đông do lượng mỡ tích tụ quá nhiều trong thành mạch máu. Việc hạ thấp lượng mỡ (lipit) trong máu có thể phòng bệnh hiệu quả.
Những người chưa có bệnh thì ăn để phòng ngừa, những người đã có bệnh thì cần phải kết hợp ăn uống song song với việc dùng thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, mỗi người cần phải thay đổi các thói quen xấu, xây dựng một lối sống lành mạnh từ ăn uống đến vận động, làm việc, nghỉ ngơi.
Theo chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe chia sẻ trên Báo Sức khỏe Trung Quốc, 4 loại thực phẩm sau đây có tác dụng hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và loại bỏ dần mỡ máu, giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình điều trị và phòng bệnh.
1. Ngô
Nhiều nghiên cứu hiện đại đã khẳng định, ngô giàu axit béo không bão hòa, đặc biệt là hàm lượng axit linoleic lên đến 60%, nó có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Các vitamin E có trong ngô có tác dụng hạn chế sự gia tăng của mỡ máu, ngăn chặn sự lắng đọng của mỡ trong thành mạch máu.
Do đó, ngô là thực phẩm nhóm đầu có tác dụng phòng và điều trị bệnh đối với những người mắc bệnh mỡ máu cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và cao huyết áp. Người bình thường cũng nên duy trì thói quen ăn ngô thường xuyên để phòng bệnh.
2. Đậu xanh
Nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng, thành phần globulin và polysaccharide có trong đậu xanh có thể thúc đẩy mỡ động vật tích tụ trong gan phân hủy thành axit cholic, do đó đẩy nhanh việc xả mật và mật muối, làm giảm sự hấp thu cholesterol vào thành đường ruột.
Hơn nữa, đậu xanh còn có thành phần polysaccharide (đa đường), có tác dụng tăng cường hoạt tính của lipoprotein, có thể thủy phân thành phần triglyceride có trong lipoprotein, từ đó đạt được mục đích giảm lipid máu.
Nghiên cứu cũng cho thấy, tác dụng hạ lipid của đậu xanh cũng liên quan đến sự ức chế cạnh tranh đối với cholesterol thực phẩm ngoại sinh nhờ thành phần phytosterols chứa trong đậu xanh.
3. Đậu nành
Đậu nành là thực phẩm có nhiều chất sterol thực vật. Chất này khi được hấp thụ vào cơ thể người, sẽ "đánh nhau" với cholesterol tích tụ trong đường ruột, từ đó có thể thúc đẩy quá trình loại bỏ mỡ nhanh hơn, làm giảm sự hấp thu cholesterol vào cơ thể.
Khi cơ thể dư thừa lượng cholesterol quá mức, chúng sẽ được tích tụ trong thành mạch máu, dẫn đến làm cứng các mạch máu, thu hẹp mạch máu, thậm chí làm tắc hoặc vỡ mạch, dẫn đến đột quỵ.
Chất phospholipid có trong đậu nành còn có thể làm mềm mỡ, giảm sự sinh sản cholesterol. Nhờ tác dụng này mà khi ăn đủ một lượng đậu nành vừa phải trong thực đơn, cholesterol sẽ không còn cơ hội được lưu trữ trong thành mạch máu. Vì vậy, đây được xem là thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc giảm chất béo trong máu.
4. Gừng
Trong gừng có chứa một lượng axit salicylic tương tự như hợp chất hữu cơ, có tác dụng như một dung dịch làm loãng hoặc chống đông. Chất này khi hoạt động trong thành mạch máu sẽ làm cho các cục máu đông loãng ra, từ đó có thể hỗ trợ tốt quá trình hạ mỡ máu, hạ huyết áp, ngăn ngừa huyết khối.
Theo phunugiadinh/Health/39/Soha
Bị nhiệt miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhiêt miêng khi mang thai la vân đê thương găp ơ cac ba bâu. Vây bi nhiêt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cung PhunuToday tim hiêu qua bai viêt dươi đây. Vi sao phu nư mang thai lai bi nhiêt miêng? Nhiệt miệng bắt đầu từ những vết loét (là những mụn nước nhỏ dễ vỡ) mọc trong niêm mạc miệng,...