Huyền thoại Tommy Emmanuel và câu chuyện diễn live
Sau lần đầu diễn tại Hà Nội năm 2015, huyền thoại guitar người Úc Tommy Emmanuel vừa trở lại Việt Nam với live concert đầu tiên tại TP.HCM tối 18-8 vừa qua.
Màn trình diễn đa năng với nhiều “tiểu xảo” cùng cây guitar của Tommy Emmanuel – Ảnh: H. VY
Đêm diễn của Tommy Emmanuel khiến hàng trăm khán giả, trong đó có một số bay từ Hàn Quốc, Nhật Bản sang Việt Nam, hay từ Hà Nội, Đà Nẵng vào Sài Gòn thỏa lòng mong đợi.
Ở tuổi 68, nghệ sĩ từng hai lần được đề cử Grammy này vẫn đều đặn dành nửa thời gian mỗi năm để đi lưu diễn khắp thế giới.
Sáng tác bằng trí nhớ trên những chuyến bay, ghi giai điệu thành những thước phim trong đầu, rồi khi hạ cánh sẽ ôm ngay guitar và ghi âm lại bằng điện thoại trong phòng khách sạn đã trở thành thói quen của những nghệ sĩ chuyên lưu diễn như Tommy.
Nguồn năng lượng dồi dào đáng kinh ngạc ở tuổi 68 của huyền thoại guitar người Úc
Trải nghiệm xứng đáng
Với những khán giả xem live “chuyên nghiệp”, việc mở ứng dụng Shazam để tìm hiểu bản nhạc tuyệt hay mình đang thưởng thức tên là gì, và có thể tìm thấy kết quả, là một sự công nhận xứng đáng và tận hưởng đặc biệt, nhất là với những bản nhạc chưa từng nghe (còn là nhạc không lời).
Những lượt mở Shazam ngẫu nhiên trong đêm concert của Tommy đều cho ra kết quả chính chủ, như hai bản acoustic It’s never too late, Tall fiddler.
Suốt 90 phút, Tommy hoàn toàn làm chủ khán phòng Nhà hát Music One chật kín, trong đó có không ít nghệ sĩ guitar tên tuổi và những người ít nhiều đam mê hoặc từng mày mò với fingerstyle.
Kỹ năng trình diễn bậc thầy này rõ ràng không đến từ thinh không, mà từ kinh nghiệm lưu diễn tích lũy trước bao đám đông khán giả khác nhau ở nhiều quốc gia suốt 40 năm qua.
Thưởng thức Live concert ‘Tổ Quốc Tôi Yêu’
Live concert Modern Talking & Sandra trả lại tiền vé vì virus corona
Tommy duyên dáng trong từng màn trình diễn, tương tác với khán giả bằng âm nhạc và những câu banter (bắt chuyện) gọn ghẽ thường thấy ở một diễn viên hài độc thoại.
Chẳng cần câu từ giới thiệu dài dòng xen giữa, ông chiếm lấy cảm xúc khán giả bằng những lời tâm tình hóm hỉnh, chẳng hạn ví von studio của mình chính là chiếc iPhone.
Tommy kể, sau một chuyến bay sang Bắc Kinh, vừa đến khách sạn, ông đã dùng điện thoại ghi âm ngay giai điệu mới nghĩ ra và gửi về cho con gái. Bản nhạc sau đó được đặt tên là Wide Ocean, vì cô cháu gái ba tuổi sau khi được mẹ cho nghe, đã thốt lên thế.
“Hãy về nhà hỏi trẻ, nếu muốn biết chân lý” – Tommy đùa trên sân khấu. Còn khán giả chẳng thể quên cảm xúc và câu chuyện về bản nhạc này!
Nghệ sĩ Tommy Emmauel vừa trình diễn guitar vừa hát trong concert tối 18-8 tại TP.HCM
Không chỉ có Wide Ocean, cả concert đều chìm trong bầu không khí thưởng thức lành mạnh, của fan, do fan và vì fan. Điển hình là Angelina – bản hit gần 15 triệu lượt nghe trên Spotify của Tommy, khán giả đồng loạt ồ lên hưởng ứng.
Hoặc họ không quên ăn ý nhẩm theo trong lặng lẽ những ca từ tiếng Anh quen thuộc ở màn trình diễn Tommy dành để tôn vinh tiền bối Chet Atkins (còn gọi là quý ông nhạc country hoặc ngài guitar) cùng người bạn thân Mark Knopfler.
Video đang HOT
Đó là bản Tears xúc động về tình cha con, được phát hành năm 1990 trong album Neck and Neck. Sự ăn ý đặc biệt đó càng phát huy trong liên khúc Beatles về cuối đêm diễn.
Góp mặt của Thắng (nhóm Ngọt) cũng là một điểm xuyết thú vị cho concert. Thắng được chọn lựa nhằm nêu bật giao thoa giữa hai thế hệ nghệ sĩ, giữa nghệ sĩ Việt và tên tuổi lớn như Tommy.
Thắng xuất hiện khiêm nhường giữa concert thay vì hát đầu như thường thấy, góp vui bằng hai phiên bản guitar Đá tan và Cho với phần tương tác lão luyện của Tommy.
Bất luận những tiếng cảm ơn và gọi tên địa danh thân thương của Việt Nam được ủng hộ mãnh liệt, concert của Tommy khẳng định trải nghiệm cho những khán giả tham dự một sân khấu diễn live nằm ở chính khả năng biểu diễn (stage presence), hay nói đúng hơn, ở tài năng của người nghệ sĩ.
Màn kết hợp đầy cảm xúc của nghệ sĩ trẻ Thắng (nhóm Ngọt) và lão làng Tommy Emmanuel trên sân khấu – Ảnh: HUỲNH VY
Một thế giới không kỹ nghệ và kỹ xảo
Gặp Tommy sau phần soundcheck (kiểm tra và làm quen với hệ thống âm thanh tại chỗ) trước khi lên sân khấu tại TP.HCM, ông vừa thưởng thức xong ly cà phê thứ 5 trong ngày.
Tommy chia sẻ ông nhận ra Việt Nam có cà phê ngon nhân concert đầu tiên trình diễn cho 700 khán giả tại Hà Nội năm 2015. Thông thường, nghệ sĩ lưu diễn hiếm khi có thời gian tham quan, thăm thú địa phương hay thưởng thức sản vật.
Tommy cũng không ngoại lệ. Ông nghỉ trong khách sạn sau chuyến bay, dưỡng sức sau khi soundcheck buổi chiều, rồi diễn xuyên suốt gần 90 phút tối. Sau concert, ông có một đêm nghỉ trước khi bay tiếp sang Thái Lan diễn tại Bangkok ngay hôm sau.
“Tôi biểu diễn lần đầu ở Baked Potato, Los Angeles, cho vỏn vẹn 30 khán giả” – Tommy kể lại. Từ lần diễn đầu tiên đó, 40 năm đã trôi qua, Tommy trở thành một cái tên quen thuộc tại Mỹ, nơi ông lưu diễn dày đặc hơn cả. Hậu đại dịch, biên giới âm nhạc của Tommy như được rã nén.
Ông bộc bạch mình lưu diễn hăng hái hơn bao giờ hết bằng cách giữ thói quen lành mạnh. Tommy cũng bày tỏ quan điểm nhất quán về một thế giới không kỹ nghệ và kỹ xảo, không phải loop hay lập trình máy tính, đó là thế giới của người biểu diễn và nhạc cụ. “Thế giới âm nhạc vốn như khởi nguyên của nó từ ngàn xưa”, Tommy nhấn mạnh.
Tommy Emmanuel
Ông đã minh chứng điều đó trong đêm diễn. Với cây guitar Maton yêu thích sờn cũ, biên diễn tấu của Tommy đa dạng và linh hoạt phi thường.
Nhưng điều đáng ngưỡng mộ nhất là khả năng sáng tạo, khả năng hình dung ra những trường âm thanh phức tạp chỉ trên một cây đàn mà ông trình diễn với nhiều “tiểu xảo” bằng capo, chổi trống, bằng mic và cả ánh sáng sân khấu.
Đội ngũ lưu diễn của Tommy gọn gàng cơ động với chỉ ba người, gồm ông và hai kỹ thuật viên âm thanh ánh sáng. 90 phút live có thể quy đổi thành cả ngày làm việc miệt mài, lặp đi lặp lại trong suốt tour lưu diễn.
Nghệ sĩ thường ghé qua một thị trường âm nhạc chỉ khi nơi này đã nằm trong kế hoạch lưu diễn khá lâu trước đó. Với concert của Tommy tại TP.HCM, đơn vị tổ chức đã thống nhất từ trước một năm.
Khác biệt giữa một concert (hòa nhạc) và concept (chủ đề tổ chức sự kiện) thường nằm ở sự… PR. Một chủ đề truyền thông hay có thể gợi tò mò cho khán giả, nhưng màn hình thiết bị nghe – nhìn sẽ không bao giờ thay thế được trải nghiệm nhạc live, cũng như nhà tài trợ không thể chiếm spotlight của nghệ sĩ trên sân khấu.
Người nghệ sĩ, bằng cá tính và thế giới quan của họ, đáng thuyết phục hơn bất kỳ chủ đề hay ho hoặc mỹ từ lộng lẫy nào. Kết thúc buổi diễn, Tommy chia sẻ ngắn gọn với khán giả: “I want to come back” (Tôi muốn trở lại).
Một nghệ sĩ biểu diễn chỉ cần như vậy!
Nối tiếp những concert live đáng chú ý
Không quảng bá rầm rộ, concert Tommy Emmanuel Live Concert in Vietnam tối 18-8 vẫn sold-out hai ngày trước đêm diễn. Đây là một khích lệ to lớn với nhà tổ chức Music One, dù họ biết mình đang chọn phân khúc “ngách” của thị trường.
Sau sự trở lại của Sungha Jung (tháng 7) và Tommy Emmanuel (tháng 8), trước đó là Luca Stricagnoli (tháng 6), Music One tiết lộ sắp tới giới fingerstyle Việt sẽ tiếp tục được thưởng thức Alexandr Misko và Marcin Patrzalek.
Trong thế giới fingerstyle và những hảo thủ nhạc cụ, khán giả thường chính là người chơi nhạc, hay chí ít thích mó máy với nhạc cụ, nên họ luôn có độ bám dính với âm nhạc và người biểu diễn, đồng thời hiểu rõ khoảng cách giữa mình và thần tượng.
Có không ít khán giả lưng vác guitar đến nghe concert của Tommy, 20 người may mắn kiên nhẫn chờ đợi được chụp ảnh và nhận chữ ký từ nghệ sĩ yêu thích.
Thế giới biểu diễn và lưu diễn không chỉ có fingerstyle hay K-pop idol, tiệc quẫy (rave) hay cổ điển hàn lâm.
Gần đây, các buổi diễn underground của cộng đồng metal cũng được hưởng ứng tích cực hơn với những nghệ sĩ quốc tế đương thời và tiệm cận thẩm mỹ người nghe tại Việt Nam, xa khỏi những hào quang chói lóa không tưởng.
Sau hai đêm diễn rộn ràng của BlackPink, dàn giao hưởng trẻ Thái Lan sẽ có ba đêm Symphonic Anime tại Hà Nội và TP.HCM trong tháng 9.
Tháng 10, huyền thoại guitar Steve Vai sẽ dừng chân tại TP.HCM trong chặng lưu diễn Inviolate. Những sự kiện này được ví như “thuốc thử” độ đam mê và chi tiêu âm nhạc của khán giả trong nước.
Âm nhạc thế giới vốn chẳng chia theo quốc tịch, bình dân hay sang trọng của người diễn, khả năng cảm thụ hay cầm nắm nhạc cụ của khán giả. Người hưởng thụ âm nhạc sẽ nghe nhạc, và người tổ chức cũng cần nghe nhạc qua tai chứ không chỉ… qua loa.
Từ những concert live như thế, có thể danh sách khách mời của các festival và nhạc hội cũng sẽ thêm đa dạng, thay vì copy-paste rập khuôn như hiện nay.
Những đề tài về kích cầu du lịch qua concert, mua vé máy bay hay vé khách sạn lưu trú nếu ở xa vẫn sẽ được bàn tán.
Nói như Tommy, âm nhạc vẫn luôn tuôn chảy từ người nghệ sĩ và nhạc cụ, chứ không bất động trong bất kể hạ tầng nào, kể cả hạ tầng thưởng thức của khán giả.
Điểm lại những "lần đầu tiên" trong lịch sử hình thành K-Pop
Xuyên suốt màn trình diễn, không chỉ hát, Charlie Puth còn thể hiện một tình yêu thuần khiết và chân thành với âm nhạc.
K-Pop hiện đang ở giai đoạn bùng nổ với hàng loạt nhóm nhạc vang danh toàn cầu, thành công nhất phải kể đến BTS và BLACKPINK. Tuy nhiên, trước khi được biết đến rộng rãi như hiện nay, ngành công nghiệp này đã phải trải qua nhiều giai đoạn với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ.
Dưới đây là những cột mốc tiên phong mở đầu cho phong trào K-Pop mà có thể bạn không biết:
Nhóm nhạc K-Pop đầu tiên trong lịch sử: Seo Taiji and Boys
Seo Taiji and Boys gồm 3 thành viên: Seo Taiji, Lee Juno và Yang Hyun Suk. (Ảnh: Allkpop)
Phong trào nhóm nhạc K-Pop chỉ thực sự được bắt đầu với nhóm tiên phong, đó chính là huyền thoại Seo Taiji and Boys. Thực tế thì trước đó, SoBangCha cũng là một nhóm nhạc nam đã ra mắt từ năm 1987 và cũng khá nổi tiếng. Tuy nhiên, mọi người đều không coi họ là thế hệ đầu tiên của K-Pop.
Thế hệ 1 của ngành công nghiệp âm nhạc này chỉ được xác định bắt đầu vào năm 1992 - sự ra đời của Seo Taiji and Boys. Ngay sau khi ra mắt, ba chàng trai đã thành công trong việc chiếm lĩnh toàn bộ thị trường âm nhạc Hàn Quốc và sở hữu một lượng lớn những người hâm mộ trung thành trong suốt thời gian hoạt động. Đặc biệt, Yang Hyun Suk - người sáng lập YG Entertainment - cũng là thành viên của nhóm nhạc nổi tiếng này.
Mặc dù nhóm chỉ hoạt động đến năm 1996 nhưng di sản và tầm ảnh hưởng của họ vẫn còn tồn tại trong ngành công nghiệp K-Pop cho tới tận ngày nay.
Nhóm nhạc nữ K-Pop đầu tiên: S.E.S
(Ảnh: SM Entertainment)
Nhóm nhạc S.E.S bao gồm ba thành viên Sea, Eugene và Shoo đã trở thành nhóm nhạc nữ thế hệ đầu tiên của K-Pop. Họ được mệnh danh là "những nàng tiên K-Pop" nhờ vẻ đẹp trong trẻo và thuần khiết của mình.
S.E.S ra mắt lần đầu tiên vào năm 1997 dưới trướng của công ty chủ quản SM Entertainment. Trong suốt thời gian hoạt động, nhóm đã thành công khi sở hữu một album bán chạy nhất vào năm 2000. Ngoài ra, đây cũng là nhóm nhạc đầu tiên thực hiện các chủ đề cho MV của mình, bắt đầu từ hình ảnh dễ thương tới những nghệ sĩ quyến rũ, sắc sảo.
Lightstick đầu tiên của K-Pop: BigBang
(Ảnh: YG Entertainment)
Trước khi lightstick (que phát sáng) trở nên nổi tiếng và được khán giả thường xuyên sử dụng trong concert K-Pop như hiện tại, người hâm mộ thường cầm những quả bóng bay mang màu sắc đặc trưng để cổ vũ cho nghệ sĩ của mình. Ví dụ như với BigBang, màu riêng của nhóm là màu vàng, với Super Junior, biểu tượng của nhóm là màu xanh dương.
Tuy nhiên, G-Dragon - trưởng nhóm BigBang - đã hoàn toàn phá cách khi nghĩ ra thứ có thể phân biệt người hâm mộ của họ với những người khác, đó chính là lightstick. Ở thời điểm đó, họ gọi que phát sáng màu vàng đặc trưng của BigBang là Bangbong và đây cũng là cây lightstick đầu tiên trong lịch sử K-Pop.
YG Entertainment cũng trở thành công ty đầu tiên sản xuất lightstick trong K-Pop và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người hâm mộ. Những công ty giải trí khác cũng dần học theo cách làm này cho tới tận ngày nay.
Ảnh thẻ đầu tiên của K-Pop: SNSD và DBSK
Những tấm ảnh thẻ đầu tiên của K-Pop. (Ảnh: SM Entertainment)
Ngày nay, ảnh thẻ K-Pop là một đồ vật sưu tầm mà bất kì người hâm mộ nào cũng yêu thích. Thậm chí, ảnh thẻ còn được phân ra với nhiều phiên bản khác nhau nhằm kích cầu người hâm mộ mua nhiều album hơn nữa để săn lùng chúng. Những người hâm mộ giao bán những chiếc thẻ "hiếm" với giá cao, thậm chí lên tới hàng chục triệu đồng.
Thực tế, những chiếc ảnh đầu tiên được SM Entertainment giới thiệu vào năm 2007. Phía công ty đã phát hành bộ ảnh thẻ nhóm K-Pop đầu tiên cho DBSK tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, phải đến năm 2010, với SNSD (Girls' Generation), K-Pop mới chính thức có ảnh thẻ đầu tiên tại Hàn Quốc. SNSD cũng trở thành nhóm nhạc đầu tiên phát hành ảnh thẻ trong album tại Hàn Quốc.
Nghệ sĩ K-Pop đầu tiên đạt 1 tỷ lượt xem trên YouTube: PSY
(Ảnh: P Nation)
Đây không phải cột mốc bất ngờ khi PSY từng "làm mưa làm gió" trên toàn cầu với bản hit Gangnam Style. Anh là nghệ sĩ solo đầu tiên của K-Pop tạo nên "cơn sốt" chưa từng có trên toàn thế giới với ca khúc này. Không chỉ là nghệ sĩ K-Pop đầu tiên đạt mốc 1 tỷ lượt xem, PSY còn là người sở hữu video đầu tiên vượt qua con số mơ ước này trong lịch sử YouTube.
Tái phát hành "Speak Now", Taylor Swift lập hàng loạt kỉ lục mới trên Billboard Đúng như dự đoán, album tái phát hành của Taylor Swift tiếp tục nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả tại Mỹ. (Ảnh: BETH GARRABRANT) Taylor Swift một lần nữa khiến khán giả "đứng ngồi không yên" khi cho ra mắt phiên bản mới của album Speak Now. Đây là phiên bản được nữ ca sĩ tái thu âm và...