Huyền thoại Huawei sẽ ‘cứu’ iPhone của Apple?
Ông Nhậm Chính Phi ca ngợi Steve Jobs là người vĩ đại vì tạo ra kỷ nguyên Internet di động. Ông cho rằng Huawei sẵn sàng cung cấp chip 5G nếu Apple muốn, không cần đến Qualcomm.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đài CNBC, nhà sáng lập Huawei đã chia sẻ khá nhiều vấn đề xung quanh sự phát triển của hãng này, trong đó có dự định bán chip 5G cho Apple và đánh giá của cá nhân ông về Apple và Steve Jobs.
Giám đốc điều hành Huawei nói bằng tiếng Quan thoại, được dịch sang tiếng Anh trong cuộc trao đổi cởi mở với Arjun Kharpal, phóng viên công nghệ của CNBC thường trú tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Sẵn sàng bán modem 5G cho Apple
Nhậm Chính Phi xác nhận tin đồn về việc Huawei để ngỏ khả năng bán modem 5G cho Apple. Ông nói rằng hãng công nghệ Trung Quốc có thể cung cấp chip không dây 5G và SoC Kirin cho các thương hiệu điện thoại khác, bao gồm cả Apple. Đây là bước đi đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chiến lược kinh doanh của hãng này.
Nhà sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới chỉ mới đặt chân vào lĩnh vực sản xuất smartphone cho người dùng cuối trong vài năm nhưng đã đạt được thành công đáng kể. Huawei hiện là thương hiệu điện thoại chiếm thị phần lớn thứ 3 trên toàn cầu, chỉ đứng sau Samsung và Apple.
Annabel Yao (ở giữa), cựu sinh viên Đại học Harved, là một người rất hâm mộ Steve Jobs.
Khởi đầu ở phân khúc giá rẻ, Huawei lấn dần sang thị trường cao cấp với việc tự phát triển chipset Kirin và modem không dây. Hiện tại Huawei là một trong ít công ty sản xuất được chip 5G ở phạm vi thương mại.
Dường như Apple không cần đến SoC Kirin vì họ đã tự thiết kế dòng chipset Apple A, tuy nhiên modem 5G có thể được xem xét.
Từ trước đến nay, iPhone lệ thuộc vào 2 nhà cung cấp modem chủ chốt là Qualcomm và Intel. Trong khi Apple và Qualcomm lôi nhau ra tòa suốt 2 năm qua về các vấn đề liên quan đến bằng sáng chế, Intel lại chưa kịp hoàn thiện modem 5G. Vì vậy sớm nhất phải sau năm 2020 thì iPhone 5G mới xuất hiện, quá trễ so với các đối thủ Android. Nếu muốn thay đổi điều này, Apple phải xem xét khả năng sử dụng modem của Huawei.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Huawei đang phải đối mặt với áp lực chính trị lớn, đặc biệt là từ Mỹ, quốc gia cáo buộc Huawei làm gián điệp cho chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra, điện thoại của hãng này không được bán thông qua các nhà mạng lớn ở Mỹ.
“Steve Jobs là một người siêu vĩ đại”
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên của CNBC, nhà sáng lập Huawei không ngần ngại thể hiện sự ngưỡng mộ đối với Apple và cá nhân vị thuyền trưởng quá cố Steve Jobs.
“Jobs là người vĩ đại không phải vì ông đã tạo ra Apple mà vì ông tạo ra một kỷ nguyên, kỷ nguyên Internet di động”, Nhậm Chính Phi đánh giá. “Nói rằng ông ấy vĩ đại cũng chưa đủ, tôi nghĩ ông ấy siêu vĩ đại”.
Ông chủ Huawei nhớ lại một câu chuyện về cô con gái út Annabel Yao vào năm 2011, năm Jobs mất.
Nhà sáng lập kiêm CEO Huawei đã chia sẻ thẳng thắn nhiều vấn đề liên quan đến đối thủ Apple
“Khi ông ấy qua đời, tôi đang đi nghỉ ở vùng núi cùng gia đình”, ông Nhậm nói. “Con gái nhỏ của tôi là một người hâm mộ ông Jobs, vì vậy nó đề nghị chúng tôi dừng lại một chút để im lặng thương tiếc ông ấy và chúng tôi đã làm”.
Trên thương trường, Huawei và Apple là những đối thủ cạnh tranh không khoan nhượng. Vào năm 2018, có những thời điểm thị phần smartphone của hãng công nghệ Trung Quốc vượt lên trên Apple.
Huawei gia nhập thị trường di động từ năm 2010 với một số model giá rẻ. ông Nhậm thừa nhận đây là chiến lược sai lầm, nhưng công ty cũng có được những bài học từ việc này.
“Chúng tôi định giá dựa trên chi phí tương đối thấp của mình. Điều này xuất phát từ hai lý do. Đầu tiên, công nghệ của chúng tôi phát triển nhanh, giúp giảm được chi phí sản xuất. Thứ hai, nhờ các phương pháp quản lý hiệu quả của phương Tây, chúng tôi có thể tối ưu được chi phí hoạt động ở mức khá thấp”, nhà sáng lập Huawei cho biết. “Kết quả là, chúng tôi đưa ra mức giá thấp, các công ty phương Tây khó cạnh tranh với chúng tôi”.
“Chúng tôi đã tăng giá bán và bây giờ mọi người lại nghĩ Huawei bán đắt”, ông Nhậm chia sẻ thêm.
Theo CNBC
Sếp Huawei: Ông Trump cần Mỹ có mạng 6G, chúng tôi giúp được
Mặc dù đang có quãng thời gian rất khó khăn khi là đích nhắm chiến dịch chống lại công nghệ Trung Quốc của Mỹ, người sáng lập Huawei vẫn tỏ ra lạc quan.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei cho rằng chiến dịch "tấn công và dồn ép" của chính phủ Mỹ đã giúp cho công ty này và mọi nhân viên thức tỉnh.
"Bị Mỹ cấm cửa, tấn công là điều tốt với Huawei"
Không chỉ cấm cửa các thiết bị viễn thông của Huawei tại các đơn vị quốc phòng, chính phủ Mỹ còn khuyến khích đồng minh quay lưng với Huawei trong quá trình xây dựng mạng 5G. Theo Mỹ, Huawei là công cụ theo dõi của Trung Quốc. Huawei đã liên tục phủ nhận cáo buộc này.
Công ty Trung Quốc là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ 5G. Huawei cũng đang đứng thứ 2 trong danh sách những hãng smartphone lớn nhất thế giới.
Bà Mạnh Vãn Châu đang được tại ngoại ở Vancouver, Canada. Ảnh: AP.
Tuy nhiên sau nhiều năm thành công, ông Nhậm cho rằng Huawei đã trở nên "lười biếng, quan liêu và yếu đuối".
"Từ khi Mỹ tấn công và dồn ép chúng tôi, mọi người đoàn kết hơn và quyết tâm làm sản phẩm tốt hơn", ông Nhậm nói trong bài phỏng vấn.
Thời gian khó khăn nhất của Huawei bắt đầu từ tháng 12/2018, khi con gái ông Nhậm là bà Mạnh Vãn Châu, người giữ chức Giám đốc tài chính của Huawei bị bắt tại Canada. Tòa án Canada mới đây đã chấp nhận đề nghị dẫn độ bà Mạnh về Mỹ để xét xử về các tội danh như lừa đảo và vi phạm lệnh cấm vận Iran.
"Anh hùng lúc nào cũng gặp nhiều thử thách. Nếu không chiến đấu, bị thương thì làm sao có được lớp da dày, cứng", ông Nhậm bày tỏ quan điểm về thời gian khó khăn này.
"Chịu đựng gian khó có khi lại giúp rèn luyện ý chí cho con gái tôi. Mọi chuyện không hẳn là tệ", ông chia sẻ.
Hâm mộ Mỹ, nhưng chẳng có lý do gì đến Mỹ
Mặc dù là đích nhắm cho chiến dịch của Mỹ, ông Nhậm vẫn thừa nhận nước Mỹ là nước tiên phong trong các lĩnh vực như kinh doanh, công nghệ. Ông cho biết sẽ không khuyến khích nhân viên của mình có tinh thần quốc gia cực đoan.
Theo tài liệu của tòa án, chính ông Nhậm cũng nằm trong tầm ngắm của Mỹ. Khi được hỏi liệu có lo sợ khi tới Mỹ, ông cho rằng mình chẳng có lý do gì tới nước này bởi Mỹ là thị trường nhỏ với Huawei. Dù vậy, nếu có bị bắt vào tù, ông sẽ viết sách lịch sử về cách nước Mỹ trở thành siêu cường số 1 thế giới.
Ông Nhậm Chính Phi cho rằng bị Mỹ dồn ép lại là một điều tốt với Huawei. Ảnh: CNN.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Nhậm còn chỉ trích chính sách kiểm soát của Trung Quốc đối với các công ty của Mỹ.
"Lúc nào tôi cũng ủng hộ việc Google, Amazon và các công ty khác gia nhập thị trường Trung Quốc. Tôi nghĩ điều đó sẽ tốt cho Trung Quốc", ông cho biết.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói trên Twitter rằng ông muốn công nghệ "5G, và thậm chí cả 6G" được triển khai ở Mỹ càng sớm càng tốt, và các công ty Mỹ cần nỗ lực hơn để không bị bỏ lại. Khi được nhắc lại, người sáng lập Huawei cho rằng công ty của ông sẵn sàng giúp Mỹ đạt được điều này.
"Chúng tôi đủ khả năng, và chúng tôi sẽ hợp tác để phát triển mạng 6G tốt hơn. Tôi chẳng thù hằn gì đâu", ông Nhậm chia sẻ.
Theo zing
Nhà sáng lập Huawei: 'Phương Tây dại dột nếu không mua hàng 5G của Huawei' Trong buổi phỏng vấn lần đầu tiên trên tivi, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi khẳng định giải pháp 5G và không dây của Huawei là đẳng cấp thế giới. Theo South China Morning Post, nhà sáng lập Huawei Technologies Nhậm Chính Phi vừa xuất hiện trên đài truyền hình Trung Quốc CCTV để lên tiếng bảo vệ cho hãng cung ứng...