Huyền Như kháng cáo đòi biệt thự 43 tỷ cho mẹ
Chấp nhận án chung thân, Huyền Như kháng án đòi ngôi biệt thự ở Quảng Nam bởi cho rằng tài sản trị giá 43 tỷ đồng này là của mẹ mình nhưng đang bị kê biên trong phần thi hành án dân sự.
Ngày 14/2, TAND TP HCM đã nhận được đơn kháng cáo của Huỳnh Thị Huyền Như (35 tuổi, nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP HCM) trong ngày cuối cùng của hạn định.
Bị cáo Huyền Như trong phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: H.D
Trong đơn, nữ bị cáo vừa bị cấp sơ thẩm tuyên chung thân không xin giảm án mà chỉ kháng cáo một phần bản án liên quan đến 12 tài sản bị kê biên. Huyền Như đề nghị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tuyên trả lại căn biệt thự H2 thuộc dự án The Nam Hải (tỉnh Quảng Nam) trong số tài sản bị kê biên.
Theo Như, bất động sản này đang đứng tên bà Nguyễn Thị Lang (mẹ ruột Huyền Như), không phải là tài sản do bị cáo mua bằng tiền chiếm đoạt được. Đồng quan điểm, bà Lang cũng có đơn xác nhận đã cho con gái mượn tài sản này “để có vốn làm ăn”. Hiện Như đang bị buộc án chung thân, bà đề nghị tòa trả lại phần tài sản này để ở và nuôi con của Như.
Video đang HOT
Trước đó, bản án của TAND TP HCM cũng bị VKS kháng nghị, đề nghị tăng mức phạt đối với Võ Anh Tuấn, nguyên phó giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nhà Bè (Vietinbank Nhà Bè) và Đào Thị Tuyết Dung (Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân). Theo Viện, Anh Tuấn và Tuyết Dung là những đồng phạm tích cực giúp Huyền Như chiếm đoạt số tiền lớn. Mức án 20 năm tù màtòa sơ thẩm áp dụng với Tuấn và 12 năm tù cho Dung là chưa tương xứng, cần phải xem xét lại.
Đã có 22 trong tổng số 23 bị cáo của vụ án kháng cáo. Trong đó 3 bị cáo kêu oan, số còn lại xin giảm nhẹ hình phạt. Còn hầu hết các bị hại và nguyên đơn dân sự cũng đều kháng án đề nghị xem xét lại tư cách tham gia tố tụng của Vietinbank và đòi ngân hàng này phải có trách nhiệm trong việc bồi thường gần 4.000 tỷ đồng mà Huyền Như đã chiếm đoạt.
Theo nội dung vụ án, để có tiền trả các khoản nợ lãi suất cao do thua lỗ trong kinh doanh bất động sản và chứng khoán, Huyền Như đã làm giả 8 con dấu của các cơ quan tổ chức, giả chữ ký của nhiều cá nhân để thực hiện hàng loạt hợp đồng huy động vốn giả, chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân.
Bị truy tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức, Huyền Như phải nhận mức án chung thân. Trong quá trình điều tra, Như bị kê biên, thu giữ tài sản trị giá hơn 229,4 tỉ đồng, trong đó có nhiều bất động sản.
Theo VNE
Vụ "đại án" Huyền Như: 4.000 tỉ đồng đi đâu?
Khi vụ án mở ra, các cơ quan tố tụng và dư luận báo chí cho rằng, đây là "đại án" về tham nhũng, nhưng cuối cùng thì chẳng có bị cáo nào bị kết tội tham nhũng.
Siêu lừa Huyền Như tại tòa
Xung quanh tòa sơ thẩm tuyên vụ "đại án": Huyền Như, luật sư Đinh Văn Quế - nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao - cho rằng: "Trong vụ án này, việc xác định trách nhiệm dân sự có liên quan đến tội danh của Huyền Như, nhưng tại phiên tòa sơ thẩm cũng như trong quá trình tranh luận đã không làm rõ các tình tiết có ý nghĩa định tội đối với Huyền Như. Trong gần 5.000 tỉ đồng Huyền Như chiếm đoạt, có gần 4.000 tỉ đồng chưa thu hồi được là vật chứng của vụ án".
Huyền Như tham ô tài sản!
Luật sư Đinh Văn Quế nhận định, căn cứ vào nội dung vụ án thì đối với các khoản tiền các tổ chức, cá nhân đã gửi vào tài khoản hợp pháp của họ tại NH Công thương Việt Nam (VietinBank), thì VietinBank phải có trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng khoản tiền này và có nghĩa vụ trả lãi cho khách hàng theo thỏa thuận. Thực tế, VietinBank đã làm như vậy.
Trong số hơn một 1.000 tỉ đồng của ACB gửi vào VietinBank, đã được VietinBank quyết toán một phần, chỉ còn 718.908.000.000 đồng, tại phiên tòa, ACB đã xuất trình chứng cứ chứng minh VietinBank có thông báo cho một khách hàng về xác định khoản nợ (chốt nợ), nhưng không được HĐXX xem xét. VietinBank là DN nhà nước, Huyền Như được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc Phòng giao dịch thuộc VietinBank, có trách nhiệm kiểm soát, xét duyệt các chứng từ chuyển tiền, rút tiền và giao dịch khác trên tài khoản của khách hàng, kiểm tra và đảm bảo các chứng từ chính xác, hợp lệ. Do có chức vụ, quyền hạn này nên đương nhiên Huyền Như là người có trách nhiệm quản lý tài sản của Ngân hàng Công Thương.
Bí ẩn gần 4.000 tỉ đồng vì sao không thu hồi?
Theo quy định của Bộ luật Hình sự, tham ô là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, còn chiếm đoạt bằng thủ đoạn nào (gian dối, lén lút hay công khai...) không phải là dấu hiệu đặc trưng của tội tham ô tài sản. Huyền Như là người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng Công Thương, do mình có trách nhiệm quản lý là hành vi phạm tội tham ô tài sản, chứ không phải là hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như bản án mà tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên.
Gần 4.000 tỉ đồng đi đâu?
Luật sư Đinh Văn Quế cho biết: "Khi vụ án mở ra, các cơ quan tố tụng và dư luận báo chí cho rằng, đây là "đại án" về tham nhũng, nhưng cuối cùng thì chẳng có bị cáo nào bị kết án về tội phạm tham nhũng cả. Việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Huyền Như về tội tham ô là chưa thấy rõ bản chất của vụ án. Dư luận cho rằng, tòa án cấp sơ thẩm kết án Huyền Như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng là cách để VietinBank rũ bỏ trách nhiệm đối với khách hàng".
Cũng theo luật sư Đinh Văn Quế, việc tòa án cấp sơ thẩm quyết định VietinBank không có trách nhiệm đối với số tiền mà khách hàng gửi vào hệ thống ngân hàng không chỉ không đúng pháp luật, mà còn gây mất lòng tin của xã hội vào hệ thống ngân hàng, gây hoang mang, lo ngại cho khách hàng khi có tiền gửi vào ngân hàng. Công chúng đang chờ những phán quyết của tòa phúc thẩm sắp tới. Trong quá trình điều tra, Viện KSND Tối cao đã phát hiện Cơ quan điều tra đã kết luận không đúng tội danh đối với Huyền Như nên đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và khẳng định: "Việc ký hợp đồng nhận tiền gửi của khách hàng, trách nhiệm quản lý đối với số tiền này thuộc về VietinBank". Nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến khi ra cáo trạng lại chỉ truy tố Huyền Như về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Về việc thu hồi tiền do Huyền Như chiếm đoạt cũng không được Cơ quan điều tra tiến hành cương quyết. Trong gần 5.000 tỉ đồng Huyền Như chiếm đoạt, có gần 4.000 tỉ đồng chưa thu hồi được là vật chứng của vụ án. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì vật chứng phải được thu hồi kịp thời, đầy đủ, vật chứng là tiền bạc thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt thì trả lại cho chủ sở hữu. Trong vụ án này, phần lớn tiền sau khi Huyền Như chiếm đoạt, sử dụng đều có thể xác định được địa chỉ cụ thể vì có chứng từ chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng, các khoản vay mượn của Huyền Như đều có thể xác định được. Không hiểu sao cơ quan điều tra không tiến hành các biện pháp để thu hồi số tiền là vật chứng của vụ án?
Luật sư Đinh Văn Quế cũng cho rằng, tại phiên tòa, HĐXX không làm rõ chi tiết từng khoản tiền chiếm đoạt đã được sử dụng vào việc gì, hiện đang ở đâu, trên cơ sở đó quyết định buộc những người chiếm hữu bất hợp pháp phải nộp lại để trả cho những đơn vị, cá nhân bị thiệt hại là chưa đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo Xahoi
Vụ "đại án" Huyền Như vi phạm tố tụng hình sự! LS Đinh Văn Quế - nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao - chuyên gia về lý luận tố tụng hình sự đã có ý kiến xung quanh vụ "vì sao hàng loạt nguyên đơn dân sự kháng cáo". Bị cáo Huyền Như tại phiên tòa sơ thẩm Luật sư Đinh Văn Quế cho rằng, theo quy định tại khoản 1, Điều...