Huyện ngoại thành nhắm đích “lên đô thị”, hết hộ làm nông
Hiện các huyện ngoại thành TP.HCM đã lên kế hoạch thực hiện các mục tiêu để đưa các địa phương này trở thành đô thị trong thời gian tới.
Mới đây, 3 Đảng bộ xã Nhơn Đức, Long Thới và Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025. Nghị quyết các đại hội đều có mục tiêu góp phần xây dựng huyện Nhà Bè lên quận.
Xây dựng lộ trình
Theo đó, nhiệm kỳ tới, Đảng bộ xã Nhơn Đức đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân dịch vụ – thương mại là 0,6%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 1,5%; nông nghiệp giữ mức 0,5%. Tới năm 2025, thu nhập bình quân đầu người của xã tăng 1,5 lần so với năm 2020; phấn đấu cuối nhiệm kỳ tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,5%.
Chăn nuôi bò sữa ở huyện Hóc Môn, TP.HCM. Ảnh: T.C.L
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Nhơn Đức, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phạm Minh Huấn đề nghị, Đảng bộ xã đề ra các giải pháp thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã, góp phần cùng với huyện thực hiện mục tiêu xây dựng huyện Nhà Bè trở thành đô thị, có cơ cấu kinh tế thương mại dịch vụ là chủ yếu, phát triển hệ thống dịch vụ logistics gắn với Khu đô thị – cảng Hiệp Phước, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo và nguồn nhân lực, xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, bảo đảm an sinh xã hội, nhân dân có việc làm và cuộc sống ổn định.
Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ xã Long Thới phấn đấu đến cuối năm 2025 thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1,5 lần so với năm 2020; tỷ lệ thu gom chất thải, rác thải đạt 100%. Khu đô thị – cảng Hiệp Phước tiếp tục được đầu tư cùng với việc hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành, hạ tầng giao thông được đầu tư, các khu quy hoạch mới hình thành sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội xã Long Thới.
Tại huyện Hóc Môn, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 cho thấy, nhiệm kỳ qua, kinh tế huyện tăng trưởng ổn định, bình quân đạt 15,71%/năm; cơ cấu chuyển dịch đúng hướng “Thương mại – dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp”.
Video đang HOT
Trong đó, thương mại – dịch vụ có xu hướng tăng, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp có xu hướng giảm. Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt hơn 63 triệu đồng/người/năm.
Hiện, huyện có khoảng 10.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, có 54,7% doanh nghiệp lĩnh vực thương mại – dịch vụ, 44,67% doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ tăng bình quân 19,83%/năm; phát triển các loại hình có giá trị gia tăng cao kết hợp với các loại hình truyền thống tại 13 chợ, 2 siêu thị, 98 cửa hàng tiện ích, 185 điểm bán hàng bình ổn giá và rất nhiều loại hình kinh doanh khác, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cho người dân.
Quan điểm của lãnh đạo huyện Hóc Môn là, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, phục vụ tốt đời sống nhân dân; xây dựng lộ trình, định hướng đến giai đoạn 2025-2030 huyện Hóc Môn trở thành quận.
Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM lần thứ 34 khóa X vừa qua, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, nguyên tắc các huyện là có nhiều đất làm nông nghiệp. Thành phố sẽ xem lại các huyện còn làm nông nghiệp không.
Hiện nay, huyện Củ Chi có diện tích 43.000ha, trong đó đất nông nghiệp 14.000ha (chiếm 32%), nhưng theo dự báo đến năm 2025 chỉ còn 4% hộ dân làm nông nghiệp.
Tại huyện Hóc Môn, diện tích đất là gần 11.000ha, trong đó đất nông nghiệp 2.200ha (21%), dự báo đến năm 2025 chỉ còn 0,6% hộ dân và đến năm 2030 còn hơn 600 người làm nông nghiệp.
Tương tự, huyện Bình Chánh có diện tích đất 25.000ha, trong đó đất nông nghiệp hơn 7.900ha (chiếm 31%), dự báo đến năm 2025 còn 0,4% hộ làm nông nghiệp. Huyện Nhà Bè có diện tích hơn 10.000ha, trong đó đất nông nghiệp còn 350ha (chiếm 3%), đến năm 2025, Nhà Bè chỉ còn 109 hộ làm nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 0,1%). Cần Giờ có diện đất nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm 60% diện tích toàn huyện nên giữ lại.
Theo Bí thư Huyện ủy Nhà Bè Nguyễn Văn Lưu, xây dựng NTM trên địa bàn huyện Nhà Bè phải thực hiện song song với quá trình đô thị hóa.
“Hiện nay, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh trên địa bàn. Do đó, việc xây dựng NTM gắn với quá trình đô thị hóa là tất yếu” – ông nói. Xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Nhà Bè nhằm hình thành khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng phù hợp tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp…
Theo Danviet
Khánh Bình ngày mới
Về Khánh Bình (An Phú, An Giang) hôm nay mới cảm nhận những đổi thay của vùng đất nơi miền biên viễn. Phấn khởi hơn khi xã hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu và được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019.
Trao "Mái ấm biên cương" cho gia đình chính sách ở xã Khánh Bình
Là xã biên giới, dân tộc của huyện đầu nguồn An Phú, với những nỗ lực không ngừng, xã Khánh Bình đã từng bước vươn lên ngoạn mục. Từ 4 tiêu chí đạt được ban đầu và nằm ở mức thấp của tỉnh vào năm 2011, đến nay xã Khánh Bình hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng NTM, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Trần Thanh Nghị cho biết, được sự quan tâm của Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tập trung lãnh đạo, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt. Kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, duy trì tăng trưởng qua từng năm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 25 triệu đồng lên 51 triệu đồng/năm. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và có sức lan tỏa lớn; công tác vận động quần chúng được đổi mới, thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị địa phương.
Hiệu quả rõ nét nhất chính là đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây xoài mang lại hiệu quả kinh tế cao (480/582ha). Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị hàng nông sản.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được triển khai đồng bộ, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được tăng cường nên đã huy động cả hệ thống chính trị cùng các tầng lớp nhân dân tham gia. Từ đó, diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét, đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đến cuối năm 2019, UBND tỉnh đã công nhận Khánh Bình đạt chuẩn xã NTM, đây thật sự là niềm vui lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây.
Với lợi thế biên giới, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã được chú trọng phát triển, hạ tầng thương mại từng bước được xây dựng, toàn xã có 347 hộ gia đình và cơ sở sản xuất - kinh doanh (tăng 157 hộ so với đầu nhiệm kỳ). Lĩnh vực đầu tư xây dựng đạt nhiều kết quả tốt, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Từ năm 2015 đến nay, đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo 25 công trình, tổng vốn trên 115 tỷ đồng.
Cùng với đó, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe nhân dân; lĩnh vực giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất được đầu tư, nâng cấp, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên.
Đã mở 17 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, 510 lao động qua đào tạo, đạt 102% kế hoạch. Các chính sách chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đạt hiệu quả, qua đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4,56% xuống còn 2,81%.
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" và nhiều phong trào được triển khai đi vào chiều sâu. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc được quan tâm, bảo đảm đúng pháp luật.
Toàn xã có 1.739/1.815 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa (tỷ lệ 95,53%), 4/4 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa, duy trì 3/4 ấp "Điểm sáng văn hóa biên giới"; duy trì 7/7 trường học, cơ quan văn hóa. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" và phòng, chống tội phạm được duy trì thực hiện tốt.
Nhiệm kỳ 2020-2025, xã Khánh Bình xác định mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường để phát triển bền vững. Tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế của xã, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp. Ưu tiên phát triển thương mại - dịch vụ biên giới, song song với phát triển nông nghiệp theo hướng chuỗi giá trị.
Đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội đi đôi với thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tăng cường bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững mối quan hệ đối ngoại, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị. Tiếp tục thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xem đây là nhiệm vụ then chốt.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Trần Thanh Nghị cho biết, địa phương tiếp tục duy trì và phát triển kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo gắn với phát triển thương mại - dịch vụ biên giới. Hoàn chỉnh quy hoạch để mời gọi đầu tư phát triển du lịch, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, khu vực búng Bình Thiên, khu căn cứ cách mạng B3 Vạt Lài.
Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã cao hơn mức thu nhập trung bình toàn huyện (76 triệu đồng/người vào năm 2025). Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường quốc phòng - an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, giữ vững mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác của chính quyền và nhân dân 2 bên biên giới.
HỮU HUYNH
Theo AGO
Vĩnh Nguơn hôm nay Những ngày đầu tháng 3, có dịp trở lại phường biên giới Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc, An Giang), đâu đâu cũng cờ đỏ sao vàng rực rỡ, diện mạo địa phương khởi sắc. Nhiều công trình phục vụ dân sinh được đầu tư, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi, sản xuất hiệu quả. Nhờ đó, đời sống người...