Huyện Gia Lâm: Ráo riết tập huấn 5 bộ SGK mới cho giáo viên
Song song với hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm tổ chức cho các trường học tập huấn 5 bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới cho các giáo viên.
Sáng 13/2, cùng với việc chuẩn bị cho lần khử trùng đợt 3 để phòng, chống dịch Covid-19, Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm, TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị về công tác tập huấn cho các nhà trường về 32 cuốn sách đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt hồi cuối năm 2019.
Các giáo viên trường Tiểu học Cao Bá Quát tham gia hội nghị tập huấn lựa chọn SGK sáng 13/2. Ảnh: Bảo Trọng
Theo ông Hoàng Việt Cường – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm, do thời gian để các hội đồng “chốt” một bộ sách không còn nhiều, phía Phòng GD&ĐT liên tục yêu cầu các trường học chủ động triển khai các buổi họp, hội nghị, hội thảo để hiểu kỹ hơn nội dung 5 bộ SGK.
Tại trường Tiểu học Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, 43 cô giáo có mặt trong hội thảo về lựa chọn SGK lớp 1 mới. Lần lượt các bộ sách được Ban giám hiệu nhà trường giới thiệu khái quát, sau đó, các tổ bộ môn và giáo viên sẽ cho ý kiến về từng cuốn sách, nêu rõ ưu, nhược điểm.
Video đang HOT
Đánh giá chung các bộ SGK mới, cô Đinh Thị Băng Tâm – Hiệu trưởng trường Tiểu học Cao Bá Quát, Gia Lâm nhận định, các bộ SGK mới đã có những bước thay đổi đáng kể. “Ví dụ ở môn Tiếng Việt, nếu ở sách cũ gói gọn vào 4 nội dung nghe nói đọc viết thì ở sách mới, các chuyên gia giáo dục đã mở rộng khả năng phát triển tri thức của học sinh, với sự phân hóa khéo léo”.
Cụ thể hơn, theo cô Vũ Minh Huệ – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Cao Bá Quát, đơn cử như việc gắn từ vào tranh. Giả thiết từ đó là “tập múa” với các bức tranh khác nhau, trong đó có hình một cô gái mặc váy đang thực hiện các động tác cơ thể, ở mức phổ thông, các học sinh được dạy sẽ gắn các từ với bức tranh phù hợp. Còn ở mức phân cấp cao hơn, sau khi học sinh gắn được từ với bức tranh này, giáo viên sẽ hỏi lại lý do gắn từ và tranh đó, qua đó, sẽ có những học sinh có năng lực nhỉnh hơn được phát huy khả năng.
Cũng theo phân tích của cô Vũ Minh Huệ, trong các bộ sách, xuất hiện một thực tế có những cuốn sách chưa phù hợp với năng lực học sinh. Bà Huệ ví dụ cuốn “Chân trời sáng tạo”, ở bộ môn Tiếng Việt trong phần giới thiệu âm được coi “nhẹ hơn với học sinh”, như việc ghép từ “lá” với chiếc lá bên cạnh được đánh giá “quá dễ hiểu” đối với các học sinh lớp 1. Cô Huệ cho biết, các cuốn sách vừa sức với học sinh là những kiến thức, trình độ cao hơn vốn có của học sinh, học sinh chưa biết, chưa làm nhưng có thể chiếm lĩnh được, hoàn thành được với sự nỗ lực cao cộng với sự hỗ trợ từ giáo viên.
Liên quan đến hoạt động lựa chọn SGK, theo cô Đinh Thị Băng Tâm, hiện cả trường mới có 1 bộ, do vậy, phải tổ chức luân phiên các tổ nghiên cứu, sau đó phân công bộ phận tổng hợp để chuyển tới hội đồng lựa chọn sách.
Theo kinhtedothi
Hải Phòng: Hướng tới xây dựng một mô hình quản lý giáo dục mở
Hôm nay (11/2), Sở GD&ĐT Hải Phòng tổ chức "Hội nghị Triển khai các ứng dụng về chỉ đạo, điều hành và phương pháp giúp học sinh tự học trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo" cho hàng trăm cán bộ, lãnh đạo, giáo viên ngành giáo dục trong thành phố.
Tại buổi tập huấn, thông qua cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành giáo dục thành phố bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, các cán bộ, giáo viên ngành giáo dục Hải Phòng được hướng dẫn cài đặt phần mềm, các ứng dụng quản lý, điều hành, giảng dạy.
Quang cảnh hội nghị
Kênh học tập trực tuyến được tải về máy tính, điện thoại thông minh sẽ giúp các thầy cô giáo và học sinh các trường học trên địa bàn thành phố duy trì hoạt động dạy - học, tìm kiếm thông tin ngành học trong điều kiện hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người trong thời gian dịch bệnh.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Sơn Hải, Cục Trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT khẳng định: Tôi đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và phản ứng đưa ra quyết sách nhanh, hợp lý của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải phòng trong việc đưa hệ thống dạy học, hướng dẫn học sinh ôn tập qua mạng kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh học sinh đang nghỉ học do dịch bệnh.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục Trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT phát biểu tại hội nghị
Trong thời gian ngắn, Cục Công nghệ thông tin và Sở GD&ĐT Hải Phòng đã lên kế hoạch và quyết liệt triển khai. Đến thời điểm này, mọi thứ đã sẵn sàng, một số trường đã được dùng thử, hệ thống điều hành đã được cài đặt. Còn hệ thống đào tạo, dạy học, giao bài qua mạng, một số trường đã cài đặt, dùng thử thông qua đó kết nối nhà trường với phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên, khi triển khai toàn thành phố, sẽ có một lượng lớn phụ huynh học sinh quan tâm, cũng như nội dung học tập rất lớn được truyền tải qua mạng nên ngành giáo dục thành phố Hải Phòng cần quan tâm để đảm bảo việc học tập được xuyên suốt, ông Hải nhấn mạnh.
Cũng tại hội nghị, nhiều giáo viên đánh giá cao tính ứng dụng thực tiễn của hệ thống phần mềm trong công tác quản lý, điều hành. Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn về cách thức triển khai tới phụ huynh, học sinh, kinh phí sử dụng phần mềm của nhà cung cấp dịch vụ.
Trước đó, Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ thành phố Hải Phòng xây dựng hệ thống CSDL ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng với mục tiêu hình thành một hệ thống CSDL tập trung về giáo dục của thành phố và kết nối với CSDL toàn ngành của Bộ GD&ĐT.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT các quận, huyện dự tập huấn sáng 11/2
Với việc triển khai thử nghiệm hệ thống CSDL ngành giáo dục và đào tạo, Sở GD&ĐT TP Hải Phòng hướng tới xây dựng một mô hình quản lý giáo dục mở, đa chiều, có tính kết nối cao, phục vụ định hướng phát triển giáo dục toàn diện theo các chuẩn quốc tế và thu hút các tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân cùng chung tay phát triển giáo dục và đào tạo thành phố.
Hệ thống CSDL ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng bao gồm 3 phân hệ chính: Phân hệ quản lý cấp Sở GD&ĐT; Phân hệ quản lý cấp Phòng GD&ĐT; Phân hệ quản lý cấp trường dành cho các cấp học Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông và các trung tâm GDTX.
Nguyễn Dịu
Theo giaoducthoidai
Nghiên cứu thật sâu, nắm thật chắc để lựa chọn SGK lớp 1 Để chuẩn bị cho việc lựa chọn Sách giáo khoa lớp 1 Chương trình GDPT 2018, tỉnh Đồng Tháp có bước chuẩn bị từ rất sớm. Sở GD&ĐT yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu thật sâu, nắm thật chắc để lựa chọn SGK lớp 1. Ảnh minh họa. Trao đổi về việc lựa chọn Sách giáo khoa...