Huyện Đăk Glong thiếu 300 giáo viên, 1.600 trẻ không được đến trường

Theo dõi VGT trên

Nhiều năm nay, huyện Đắk Glong luôn đứng trước áp lực tăng học sinh, trong khi vẫn thiếu giáo viên, gây nhiều khó khăn.

Mấy năm nay, Trường mầm non Hoa Lan ở xã Đắk R’măng, huyện Đăk Glong, là một trong những đơn vị thiếu giáo viên nhiều nhất của huyện Đắk Glong. Vào những năm học trước, trường có 9 lớp nên mỗi cán bộ, giáo viên phải phụ trách từ 2 đến 4 lớp. Năm nay, khó khăn hơn khi trường chỉ có 3 biên chế giáo viên nhưng phải phụ trách đến 12 lớp.

Cô Dương Thị Hằng, hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Lan cho biết: Khó khăn lớn nhất của trường hiện nay là có đến 4 phân hiệu, trong khi giáo viên lại quá thiếu. Theo quy định, trường hiện thiếu 21 giáo viên đứng lớp. Không có giáo viên nên đầu năm học, nhà trường đã phải huy động hết nhân lực kể cả cán bộ quản lý, nhân viên đều phải đứng lớp trông trẻ. Chính vì vậy, năm học này, trong tổng số 359 học sinh, trường chỉ có thể dạy được học sinh 5 tuổi, còn hơn 250 trẻ từ 3 đến 4 tuổi sẽ chưa thể nhận vào trường.

Huyện Đăk Glong thiếu 300 giáo viên, 1.600 trẻ không được đến trường - Hình 1

Tình trạng thiếu giáo viên ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc dạy và học tại Đắk Nông. (ảnh minh họa, nguồn: Dân sinh)

“Trước đây trường có 12 lớp theo chủ trương của huyện Đăk Glong thì có được 9 giáo viên hợp đồng theo thời vụ 9 tháng/năm. Tuy nhiên năm nay chủ trương không được hợp đồng cho nên đầu năm học mới chúng tôi không thể nào tuyển học sinh đi học 100%. Nhà trường cũng đã bố trí các cô đi dạy 2 lớp trên ngày, còn cán bộ quản lý gồm tôi và cô hiệu phó cũng phụ trách 4 lớp, làm việc hết khả năng để ưu tiên học sinh 5 tuổi ra học”, cô Hằng cho hay.

Còn tại Trường mầm non Sơn Ca ở xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, cùng với việc thiếu 13 giáo viên đứng lớp, nhà trường còn thiếu 4 phòng học để dạy cho hơn 400 học sinh trong năm học này.

Cô Trần Thị Sâm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Vừa thiếu giáo viên, vừa thiếu cơ sở vật chất, nếu như cho học sinh đến trường để đảm bảo quyền lợi cho các cháu thì lại không có cơ sở vật chất. Không có giáo viên thì buộc phải gộp lớp, một lớp cũng phải từ 40 đến 50 học sinh, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như công tác quản lý học sinh”.

Qua thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, năm học 2019-2020, toàn huyện có 5.632 trẻ trong độ tuổi đến trường. Những năm học trước, chỉ tăng khoảng 1.000 trẻ nhưng năm nay tăng gấp đôi. Vì thiếu cơ sở vật chất và giáo viên nên địa phương chỉ có thể huy động được khoảng 4.000 trẻ đến trường. Như vậy sẽ có khoảng hơn 1.600 trẻ trong độ tuổi sẽ không được đến trường. Toàn huyện Đăk Glong hiện thiếu 450 giáo viên ở các bậc học. Trong đó, bậc mầm non thiếu nhiều nhất với hơn 306 giáo viên.

Ông Đoàn Văn Phương, Trưởng Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Glong tỏ ra bất lực, dẫu biết là quyền lợi của trẻ nhưng ngành giáo dục không còn cách làm nào khác, không dám huy động hết trẻ đến lớp, chỉ ưu tiên trẻ 5 tuổi để duy trì phổ cập. Hiện nay địa phương đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mới thêm 80 phòng học các cấp nên áp lực thiếu phòng học sẽ giảm hơn. Tuy nhiên, nan giải nhất là tình trạng thiếu giáo viên.

“Liên quan đến cơ sở vật chất thì địa phương có thể khắc phục được, nếu như có giáo viên thì sẽ tuyển học sinh để học ở các hội trường văn hóa của thôn, hoặc mượn nhà dân, nhưng đặc biệt là thiếu giáo viên nên rất khó khăn. Trước tình hình thiếu giáo viên mặc dù đã có chủ trương nhưng tỉnh vẫn chưa có quyết định phân bổ kịp thời để bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên ngay từ đầu năm. Mong là các cấp chính quyền làm sao để phân bố sớm giáo viên”, ông Phương cho hay.

Qua rà soát, số trẻ 3 đến 4 tuổi chưa được đến trường tập trung chủ yếu ở các xã Đắk R’măng và Quảng Hòa, là những xã đặc biệt khó khăn của huyện Đăk Glong. Thiếu giáo viên khiến cho số trẻ độ tuổi mầm non không được đến trường tiếp tục bị dồn ứ, gây áp lực cho việc dạy và học trong những năm tiếp theo./.

Theo VOV

Đắk Nông: Nơi học sinh đến trường từ 4 rưỡi sáng, hàng trăm đứa trẻ thất học, mù chữ

Bắt đầu năm học mới, những đứa trẻ đang sinh sống tại 4 cụm dân cư của xã Đắk R'măng (huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông) lại bước vào hành trình đầy gian nan tìm kiếm con chữ.

Khoảng 1.000 đứa trẻ được sinh ra tại đây, có đứa được đi học, có đứa phải ở nhà và phần lớn vẫn chưa được khai sinh...

4 cụm dân cư 8, 9, 10, 12 của xã Đắk R'măng (huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông) gần 20 năm nay là nơi sinh sống của gần 300 hộ người Mông di cư từ phía Bắc vào.

Nơi học sinh đi học từ 4 rưỡi sáng, hàng trăm đứa trẻ thất học, mù chữ

Đi bộ 20km từ tờ mờ sáng

Sáng 20/8, Trường Tiểu học Bán trú Vừ A Dính (xã Đắk Som, huyện Đắk G'Long) tập trung học sinh sau hơn hai tháng nghỉ hè. Năm học này, trường có khoảng 300 trẻ sinh sống tại 4 cụm dân cư của xã Đắk R'măng đến học, trong đó có gần 50 em vào lớp 1. Đa phần trong số đó là những đứa trẻ chưa một lần đi học, chưa được phổ cập giáo dục mầm non.

Đắk Nông: Nơi học sinh đến trường từ 4 rưỡi sáng, hàng trăm đứa trẻ thất học, mù chữ - Hình 1

Anh Phố dẫn theo 7 đứa trẻ đi gần 20km ra trường thuê nhà trọ

Từ chiều ngày 19/8, trên con đường độc đạo dẫn từ 4 cụm dân cư ra Trường Tiểu học Bán trú Vừ A Dính, những tốp học sinh đã dắt díu nhau ra thuê nhà trọ. Ở 4 cụm dân cư này, chỉ có gia đình nào có điều kiện mới có thể cho con ra gần trường trọ học, còn phần lớn vẫn đi về trong ngày, vượt hàng chục cây số để tìm con chữ.

Trên lối mòn độc đạo ấy, chúng tôi bắt gặp Giàng Seo Phố (trú cụm 9, xã Đắk R'măng) đang lầm lũi dẫn theo 7 đứa trẻ. Anh Phố cho biết, trong 7 đứa trẻ ấy, có 4 đứa là con anh, 3 đứa là con hàng xóm; đứa lớn nhất năm nay vào lớp 7, đứa nhỏ nhất thì học mẫu giáo.

Đắk Nông: Nơi học sinh đến trường từ 4 rưỡi sáng, hàng trăm đứa trẻ thất học, mù chữ - Hình 2

Đứa lớn nhất năm nay lớp 7, nhỏ nhất mới vào mẫu giáo

"Mấy năm nay đều thuê nhà trọ ở ngoài đó chứ không đi về được. Ngày mai đi học, phải đưa chúng nó ra sớm tìm nhà để thuê, rồi đi mua sách vở cho năm học mới nữa. Đứa nào ở đây cũng vậy nên quen rồi, không lo nữa", anh Phố nói bằng thứ tiếng Kinh bập bẹ.

Trời tối hẳn, chúng tôi mới có mặt tại cụm dân cư số 9, nơi tập trung nhiều hộ gia đình nhất trong các cụm dân cư. Vì không có điện nên người dân ở đây ăn tối sớm, rồi đi ngủ khi gà bắt đầu lên chuồng. Nhà nào cũng có một bóng đèn thắp sáng bằng bình ắc quy, thế nhưng họ để dành cho sáng ngày mai, khi những đứa trẻ chuẩn bị đến trường.

Đắk Nông: Nơi học sinh đến trường từ 4 rưỡi sáng, hàng trăm đứa trẻ thất học, mù chữ - Hình 3

Anh Sình chuẩn bị sách vở cho cậu con trai năm nay vào lớp 2

Dưới ánh sáng điện lờ mờ, anh Giàng Seo Sình (trú cụm 9) lọ mọ chuẩn bị sách vở cho cậu con trai Giàng Min Sỹ, năm nay học lớp 2. Năm học trước, Sỹ cùng anh em trong nhà đi bộ đến trường từ 4h30 sáng, đến tận 19h30 tối mới trở về nhà. "Quá giờ mà chưa thấy chúng nó về thì mình mới mang đèn pin đi tìm", anh Sình cho hay.

Đắk Nông: Nơi học sinh đến trường từ 4 rưỡi sáng, hàng trăm đứa trẻ thất học, mù chữ - Hình 4

Những đứa trẻ thức dậy từ sáng sớm để chuẩn bị đi học

Đúng 5h sáng hôm sau, khi cả cụm dân cư vẫn đang chìm trong màn sương, thì nhiều gia đình đã thức dậy để chuẩn bị cho con đi học. 15 phút sau, tiếng trẻ em gọi nhau í ới đã vang lên. Trẻ em ở đây rủ nhau đi bộ đi học, bước vào hành trình gian nan gần 12km để học chữ, nuôi giấc mơ thoát nghèo.

"Đi bộ quen rồi. Ở đây không đi được xe đạp, chỉ có xe máy với máy cày mới đi được. Bố mẹ bận đi rẫy rồi, không chở đi được. Chúng em toàn đi bộ đến trường", Giàng Thị Ly (trú cụm 12) nói mấy câu cụt lủn rồi dẫn cậu em trai năm nay vào lớp 1 nhanh chóng rảo bước tới trường.

Đắk Nông: Nơi học sinh đến trường từ 4 rưỡi sáng, hàng trăm đứa trẻ thất học, mù chữ - Hình 5

Giàng Thị Ly cùng em trai đi bộ gần 20km đến trường mỗi sáng

Vào tận rừng "bắt" học sinh đến trường

Khác với những đứa trẻ trong cụm, Lầu Thị Tớ (trú cụm 10) không đến trường vào tháng 9 này. Tớ là con lớn trong nhà nên dù muốn theo bạn bè đi học, cô bé phải từ bỏ ý định ấy khi mà mùa tựu trường cũng là mùa hái măng rừng. Những ngày này, khi trời còn chạng vạng tối, Tớ đã cùng mấy đứa trẻ khác rủ nhau vào lán để ngủ, sáng hôm sau đi rừng sớm.

Đắk Nông: Nơi học sinh đến trường từ 4 rưỡi sáng, hàng trăm đứa trẻ thất học, mù chữ - Hình 6

Bữa sáng vội ngay cổng trường của nhiều đứa trẻ sau một hành trình dài đi bộ

"Phải vào đó ngủ rồi mai đi thuyền qua hồ thủy điện Đồng Nai, qua tỉnh Lâm Đồng hái măng. Hôm nào nhiều thì được 1 tạ, được gần 500 ngàn đồng. Tiền này đưa cho bố mẹ nuôi các em học, mình giữ lại một ít", Tớ nói trước khi rời đi.

Theo các thầy cô giáo tại hai xã Đắk Som và Đắk R'măng, không dễ để tập trung hết trẻ trong cụm dân cư này đến trường. Phần vì không đủ giáo viên, phần vì các em bận đi rẫy nên cũng chẳng nhớ ngày đến trường. Chính vì vậy, từ đầu tháng 8, giáo viên của hai trường Tiểu học Bán trú Vừ A Dính (xã Đắk Som) và Tiểu học La Văn Cầu (Đắk R'măng) đã phải vào tận các cụm dân cư vận động các em đi học.

Đắk Nông: Nơi học sinh đến trường từ 4 rưỡi sáng, hàng trăm đứa trẻ thất học, mù chữ - Hình 7

Thầy Yêm (ngồi) đến vận động phụ huynh đưa con em đến trường

Thầy Hoàng Ngọc Yêm, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Bán trú Vừ A Dính cho biết, trẻ em ở đây nhiều em thích đi rẫy, đi rừng hơn đi học. Mỗi ngày đi rừng lấy măng, lấy chuối về bán các em có thể kiếm được vài trăm ngàn, vất vả như đi học vậy, nhưng lại có tiền thành ra nhiều em không thích đến trường.

"Nếu vào nhà mà không thấy học sinh, tức là các em đã đi làm rẫy hoặc vào rừng cùng với bố mẹ. Nhiều em đi lấy măng cả tuần mới trở về nhà. Thầy cô giáo, cán bộ xã vào tận nhà vận động phụ huynh đưa các em đến trường, nếu biết rẫy ở đâu thì mới lên tìm, còn đi rừng kiếm măng thì chịu, may mắn lắm mới "bắt" được vài em về", thầy Yêm chia sẻ.

Đắk Nông: Nơi học sinh đến trường từ 4 rưỡi sáng, hàng trăm đứa trẻ thất học, mù chữ - Hình 8

Sáng 20/8, nhiều phụ huynh mới chở con đến trường

Tương tự, thầy La Hữu Phong, Hiệu trưởng Trường tiểu học La Văn Cầu cho biết, hàng năm trường đều cử giáo viên vào tận các cụm dân cư để vận động các em đến trường. Thế nhưng, đi học một người thì mất đi một lao động, đi học cũng không nhận được chế độ gì nên thành ra, gia đình và ngay cả bản thân các em cũng không thiết tha đến trường.

Đắk Nông: Nơi học sinh đến trường từ 4 rưỡi sáng, hàng trăm đứa trẻ thất học, mù chữ - Hình 9

Tuy nhiên, vẫn có hàng trăm đứa trẻ thất học vì đường xá đi lại khó khăn

Ông Đoàn Văn Phương, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Đắk G'Long cho biết, tại 4 cụm dân cư này có khoảng 1.000 trẻ trong độ tuổi đến trường. Tuy nhiên, hiện nay có khoảng 600 em độ tuổi Mẫu giáo đến THCS chưa đến trường. Ngoài ra còn có khoảng 100 trẻ thất học, mù chữ.

"Các em chưa có hộ khẩu, đi học xa nhà, lại không được hưởng bất cứ một trợ cấp nào. Đường xa, những gia đình có điều kiện chở con em đi học, còn lại thì phải để ở nhà", ông Phương cho hay.

Dương Phong

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27
    10:53:44 04/02/2025
    Vụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặtVụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặt
    10:41:35 04/02/2025
    Mẹ và em gái Từ Hy Viên nhảy múa tiệc tùng ngay trước khi nữ diễn viên qua đời tại Nhật BảnMẹ và em gái Từ Hy Viên nhảy múa tiệc tùng ngay trước khi nữ diễn viên qua đời tại Nhật Bản
    10:57:35 04/02/2025
    Chồng ôm thi thể Từ Hy Viên gào khóc, hôn vĩnh biệt trước khi vợ bị hỏa tángChồng ôm thi thể Từ Hy Viên gào khóc, hôn vĩnh biệt trước khi vợ bị hỏa táng
    11:21:39 04/02/2025
    Truy tìm nghi phạm sát hại con rồi bỏ trốnTruy tìm nghi phạm sát hại con rồi bỏ trốn
    12:44:16 04/02/2025
    Mẹ 80 tuổi tai biến nằm liệt giường, các con vẫn làm hơn 30 mâm cỗ mừng thọMẹ 80 tuổi tai biến nằm liệt giường, các con vẫn làm hơn 30 mâm cỗ mừng thọ
    09:55:52 04/02/2025
    Ai thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?Ai thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?
    13:58:03 04/02/2025
    Mai Ngọc lần đầu tiên làm rõ 1 bí mật trong cuộc sống hôn nhân với thiếu gia Bắc GiangMai Ngọc lần đầu tiên làm rõ 1 bí mật trong cuộc sống hôn nhân với thiếu gia Bắc Giang
    14:02:13 04/02/2025

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Bức ảnh tươi cười gây xót xa của Từ Hy Viên trên máy bay ngay trước khi qua đời đột ngột ở Nhật Bản

    Bức ảnh tươi cười gây xót xa của Từ Hy Viên trên máy bay ngay trước khi qua đời đột ngột ở Nhật Bản

    Sao châu á

    15:19:35 04/02/2025
    Theo người hâm mộ này, Từ Hy Viên hôm đó cột tóc đuôi ngựa, ăn mặc giản dị nhưng rất xinh đẹp. Khi được đề nghị chụp ảnh cùng, minh tinh hàng đầu vui vẻ, thân thiện nhận lời.
    Ấn Độ: Vệ tinh NVS-02 gặp trục trặc kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo

    Ấn Độ: Vệ tinh NVS-02 gặp trục trặc kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo

    Thế giới

    15:19:09 04/02/2025
    Bất chấp sự cố này, ISRO đảm bảo rằng các hệ thống của vệ tinh vẫn hoạt động tốt và hiện tại vệ tinh đang ở quỹ đạo hình elip. Tổ chức hiện đang tìm hiểu các chiến lược nhiệm vụ thay thế để sử dụng vệ tinh cho mục đích dẫn đường trên qu...
    Không thời gian - Tập 34: Hùng quyết tâm không chia tay Hạnh

    Không thời gian - Tập 34: Hùng quyết tâm không chia tay Hạnh

    Phim việt

    15:15:24 04/02/2025
    Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 34, biết bác Nậm - bố của thủ trưởng Đại cũng chính là thủ trưởng của cô Hồi - mẹ Hạnh, Hùng ngay lập tức sang có đôi lời xin trợ giúp.
    Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 28: Suýt bị chồng tát, Thắng đòi ly hôn

    Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 28: Suýt bị chồng tát, Thắng đòi ly hôn

    Hậu trường phim

    15:04:31 04/02/2025
    Dù ba Thắng, Ngân, Thành Công có hợp sức để bảo vệ tổ ấm cho Thắng Lộc trước nguy cơ đổ vỡ, nhưng xem chừng không đơn giản.
    Gần chục năm tuổi, tựa game này vẫn được coi là "tuyệt tác", tất cả chỉ nhờ một điều

    Gần chục năm tuổi, tựa game này vẫn được coi là "tuyệt tác", tất cả chỉ nhờ một điều

    Mọt game

    14:59:23 04/02/2025
    Ngành công nghiệp game thế giới luôn rất tàn nhẫn khi theo thời gian, số lượng các trò chơi rơi vào quên lãng, bị đào thải ngày càng nhiều.
    Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lại gây sốc vì 'mặc cũng như không'

    Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lại gây sốc vì 'mặc cũng như không'

    Sao âu mỹ

    14:57:23 04/02/2025
    Tờ PEOPLE xác nhận thông tin chính xác liên quan tin đồn Kanye West và Bianca Censori bị cảnh sát hộ tống khỏi lễ trao giải Grammy 2025 vì trang phục gây sốc.
    Nữ ca sĩ đón Tết trong bệnh viện, bị 'giật' 6 tỷ đồng giờ ra sao?

    Nữ ca sĩ đón Tết trong bệnh viện, bị 'giật' 6 tỷ đồng giờ ra sao?

    Sao việt

    14:51:38 04/02/2025
    Ca sĩ Uyên Trang phải đón Tết dương lịch trong bệnh viện vì bệnh dạ dày. Chị bị một số người quen nợ 6 tỷ đồng, đến nay đòi được chưa đến 1 tỷ.
    Mẹ Quang Hải tiết lộ cách khiến nàng dâu Chu Thanh Huyền chủ động chăm sóc nhan sắc cho mẹ chồng

    Mẹ Quang Hải tiết lộ cách khiến nàng dâu Chu Thanh Huyền chủ động chăm sóc nhan sắc cho mẹ chồng

    Sao thể thao

    13:58:34 04/02/2025
    Mẹ Quang Hải để lọ mỹ phẩm đã hết lên bàn Chu Thanh Huyền và không nói gì, cách con dâu phản ứng khiến mẹ chồng gật gù khen ngoan.
    Lên đồ trẻ trung đầy ấm áp với áo cardigan

    Lên đồ trẻ trung đầy ấm áp với áo cardigan

    Thời trang

    13:52:35 04/02/2025
    Cardigan - món đồ thời trang dễ dàng kết hợp, không bao giờ lỗi mốt, đang trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều tín đồ thời trang trong những ngày xuân se lạnh này.
    Chấn động đầu năm: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK công bố tổ chức show tại Hà Nội!

    Chấn động đầu năm: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK công bố tổ chức show tại Hà Nội!

    Nhạc quốc tế

    13:40:12 04/02/2025
    Sáng 4/2, BLISSOO - công ty của chị cả BLACKPINK Jisoo cập nhật tin chấn động. Theo đó, Jisoo sẽ tổ chức tour fanmeeting toàn châu Á Lights, Love, Action - đi qua 7 thành phố bao gồm cả Hà Nội.
    Chuyện rút ruột quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Công ty Bách Khoa Việt

    Chuyện rút ruột quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Công ty Bách Khoa Việt

    Pháp luật

    13:30:07 04/02/2025
    Công ty này mới nộp hơn 1,6 tỷ đồng, không còn khả năng nộp lại hơn 105 tỷ đồng, khiến ngân sách Nhà nước bị thất thoát.