Hủy chấm chéo các tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay
Bộ GD-ĐT vừa ra thông tư về việc sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT, theo đó các sở tự chấm bài thi tốt nghiệp, chỉ không để giáo viên chấm bài trường mình, tại Hội đồng thi, danh sách thí sinh sắp xếp theo ban.
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 tại Hà Nội.
Hôm nay (12/12), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra thông tư quan trọng về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, có một số điểm đáng lưu ý như sau:
Sắp xếp danh sách thí sinh
Trong mỗi Hội đồng coi thi, danh sách thí sinh được sắp xếp theo các bước sau:
Bước 1. Xếp theo thứ tự ban: Thí sinh Ban Khoa học tự nhiên, Ban Khoa học xã hội và nhân văn, Ban cơ bản; thí sinh giáo dục thường xuyên (nếu có);
Bước 2. Xếp theo thứ tự ưu tiên của môn thi Ngoại ngữ (trừ thí sinh giáo dục thường xuyên): Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật;
Bước 3. Lập danh sách thí sinh cho mỗi môn thi Ngoại ngữ và dành riêng cho giáo dục thường xuyên (nếu có) theo thứ tự a, b, c,.. của tên thí sinh.
Video đang HOT
Số báo danh của thí sinh được đánh từ 0001 đến hết số thí sinh của Hội đồng coi thi.
Hội đồng chấm thi
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng chấm thi tốt nghiệp phổ thông; trong đó, mỗi môn tự luận có 2 tổ chấm thi, đảm bảo giáo viên không chấm bài thi tự luận của học sinh trường phổ thông mình giảng dạy.”
Hội đồng coi thi có nhiệm vụ kiểm tra và tiếp nhận địa điểm, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Hội đồng chấm thi; nhận toàn bộ bài thi, hồ sơ coi thi do Sở Giáo dục và Đào tạo bàn giao.
Hội đồng coi thi cũng phải chịu trách nhiệm bảo quản bài thi và hồ sơ coi thi đã nhận, trong suốt thời gian chấm thi; tiếp nhận Hướng dẫn chấm thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và in sao để phục vụ việc chấm thi của Hội đồng chấm thi; tổ chức chấm thi theo hướng dẫn chấm thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ghi điểm các bài thi vào bảng ghi điểm thi; đánh giá tổng quát về chất lượng bài thi trắc nghiệm, tự luận của thí sinh. Góp ý kiến về đề thi, hướng dẫn chấm thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo; giao nộp đầy đủ hồ sơ chấm thi và bài thi đã chấm cho Sở Giáo dục và Đào tạo.”
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nơi tình thương lấp đầy
Giữa phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) có một mái ấm dành cho gần 50 số phận trẻ thơ kém may mắn, nơi ấy tình thương được gieo mầm và nuôi dưỡng. Mái ấm ấy được gọi bằng cái tên đầy ý nghĩa: Cô nhi Sao Mai.
Sơ phụ trách Nguyễn Thị Khiết (80 tuổi) tiếp chúng tôi trong không gian ấm cúng của Cô nhi Sao Mai. Ở cái tuổi đang xuôi về con dốc bên kia cuộc đời, sơ vẫn đau đáu nỗi niềm: Làm sao giúp được nhiều trẻ mồ côi hơn nữa...
Sơ Khiết luôn chăm lo cho từng bữa ăn của các em nhỏ.
Hồ sơ những phận đời
Kể với chúng tôi về những phận đời bất hạnh, sơ Khiết đặc biệt nhớ tới cậu bé Siu Vun. Bố mẹ Siu Vun đều là người Jarai. Khi bố Siu Vun đón đứa con trai đầu lòng cũng là lúc phải lo đám tang cho vợ. Mẹ Siu Vun chết ngay khi em cất tiếng khóc chào đời vì bị băng huyết. Mẹ chết thì đứa con thuộc về người mẹ, nó phải về làng ma với mẹ...
Trong khi họ hàng, làng xóm lo đập heo, bắt bò cúng Yàng để chôn cả mẹ cả con thì một người bà con khi đến dự tám tang đã phát hiện ra hài nhi rúm ró, khóc không ra tiếng đang nằm ngay bên cạnh chuồng bò. Ông vội vã cởi áo quấn cho Siu Vun và ôm em tới Cô nhi Sao Mai nhờ giúp đỡ.
Khi các sơ đón Siu Vun từ tay người đàn ông, tất cả như nghẹn lại vì sự sống còn mong manh vô cùng. Cả người Vun sưng tấy vì bị ruồi trâu đốt, 2 mắt lồi lên như quả trứng gà so, cuống rốn vẫn còn nguyên...
Gần nửa năm trời sơ Khiết lặn lội cùng Siu Vun đi hết bệnh viện ở Gia Lai, vào tận TP.Hồ Chí Minh: "Ngày đó đi viện, người ta cứ đòi nạo mắt nó đi nhưng tôi cương quyết không cho, phải chữa trị bằng được...". Và sơ khoe: "Siu Vun giờ có đôi mắt to tròn, đẹp lắm". Nay Siu Vun đã được hai tuổi rưỡi, trắng trẻo, bụ bẫm, ngoan ngoãn.
Siu Vun trong vòng tay yêu thương ở Cô nhi.
Cô bé Phương Uyên được mọi người gọi thân mật là Xù, có đôi mắt buồn nhưng tính cách rất cởi mở. Em sẵn sàng sà vào một vòng tay dang rộng, sẵn sàng đón nhận cử chỉ thân thương của ai đó dù mới gặp lần đầu. Ngày Xù đến Cô nhi Sao Mai, em chưa đầy 1 tháng tuổi và bàn tay đã bị gãy gập. Bố mẹ em là người Jarai, khi quyết định bỏ nhau, không ai chịu nhận nuôi con.
"Thôi cho nó chết đi, để sống cũng như con ma làm khổ mẹ nó". Nghĩ vậy, người mẹ mất hết lý trí đã ném con xuống đất để giẫm cho đến chết. Một người hàng xóm phát hiện sự việc, giành lấy đứa trẻ... Giờ Xù đã hơn 2 tuổi, đang được sống trong tình thương yêu và tin rằng đôi mắt của em sẽ ngày càng long lanh biết cười...
Nơi tình thương lấp đầy
Đến đây vào giờ ăn của bọn trẻ mới thấy hết được sự nhẫn nhại, kiên trì của các sơ, bảo mẫu. Lúc nào cũng vài chục đứa trẻ ầm ĩ, đứa đòi cái này, đứa muốn cái kia. Sơ Trần Thị Mỹ Hậu nói vui: "Nhà chúng tôi đông con nhưng neo người nên một người ngoài là mẹ còn là bà, là cô giáo, là chị và làm bạn tỉ tê cả ngày với các con".
Cô nhi Sao Mai thuộc dòng thánh Phaolô, được thành lập năm 1994 ở số 66 Wừu, phường IaKing, TP.Pleiku, Gia Lai. Sau 17 năm hoạt động, số trẻ mồ côi đã trưởng thành từ đây không ai thống kê hết. Hiện Cô nhi luôn duy trì nuôi dạy 50 trẻ.
Ngoài sơ phụ trách, Cô nhi Sao Mai chỉ có 3 sơ và một bảo mẫu trực tiếp chăm sóc các em nhỏ. Chuyện nửa đêm các sơ tay bồng tay bế bọn trẻ, vội vàng chạy vào gõ cửa bệnh viện là chuyện không có gì lạ ở đây.
Khoản thu chính của Cô nhi Sao Mai chỉ trông chờ vào cửa hàng nhỏ, nằm khiêm nhường một góc trong khuôn viên chuyên bán các sản phẩm lưu niệm, sách báo của nhà dòng. Còn lại, mọi hoạt động chỉ biết trông chờ vào tấm lòng của các nhà hảo tâm...
Khó khăn là vậy nhưng các em ở đây đều được đến trường, có em đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, các trường trung cấp...
Trong câu chuyện với chúng tôi, điều mà các sơ mong mỏi nhất là sẽ nuôi dưỡng các em thành người có ích, biết yêu thương con người, biết sống lương thiện. Đến đây, lắng nghe từng số phận, nhìn vào từng đôi mắt long lanh mới thấy trên cuộc đời này còn cần biết bao những Cô nhi Sao Mai nữa...
Theo DV
Cử nhân vẫn phải... đào tạo lại 26,2% số cử nhân tốt nghiệp vẫn thất nghiệp. Trong số đã đi làm có tới 61% cử nhân khiến nhà tuyển dụng vất vả vì phải... đào tạo lại. Đó là những con số đáng báo động vừa được Trung tâm Nghiên cứu và phân tích chính sách thuộc Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) công bố. Mệt vì... đào...