HUTECH dành 1.300 chỉ tiêu ĐH-CĐ xét tuyển học bạ THPT.
Năm 2014, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tiến hành song song hai hình thức tuyển sinh: phương thức “ba chung” và phương thức tuyển sinh riêng xét tuyển theo học bạ THPT cho tất cả các ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ chính quy.
Đối với phương thức “ba chung”, trường tổ chức thi tuyển sinh ĐH, CĐ và xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo lịch trình của Bộ GD-ĐT. Đối với phương thức tuyển sinh riêng, trường xét tuyển những thí sinh đăng ký theo các tiêu chí xác định, cụ thể như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh của phương thức xét tuyển
HUTECH dành 1.300 chỉ tiêu xét tuyển trong tổng 5.100 chỉ tiêu.
Tiêu chí và phương pháp xét tuyển
- Điều kiện xét tuyển:
Tốt nghiệp THPT;
Đạo đức ba năm THPT xếp loại Khá trở lên;
Điểm trung bình các môn thuộc khối xét tuyển trong 3 năm học THPT đạt từ 6.0 trở lên đối với bậc Đại học và 5.5 trở lên đối với bậc Cao đẳng.
(Với khối V và H, trường sẽ tổ chức xét các môn năng khiếu của thí sinh có thi môn năng khiếu theo đề thi của các trường có tổ chức thi năng khiếu và xét các môn còn lại theo cùng tiêu chí như trên. Điều kiện để được xét là điểm thi môn năng khiếu phải từ 5.0 trở lên).
- Khi thỏa mãn tất cả các điều kiện để được xét tuyển thì tổng điểm trung bình các môn xét tuyển được tính để xét trúng tuyển. Quá trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu dự kiến.
Ví dụ: Thí sinh đăng ký xét tuyển ngành học có khối A thì phải thỏa mãn các điều kiện sau đây để được xét tuyển:
- Tốt nghiệp THPT
- Xếp loại đạo đức từ “khá” trở lên ở cả ba năm học lớp 10, 11 và 12
- Điểm TB toán = (TB toán 10 TB toán 11 TB toán 12)/3>= 6.0
- Điểm TB lý = (TB lý 10 TB lý 11 TB lý 12)/3>= 6.0
Video đang HOT
- Điểm TB hóa = (TB hóa 10 TB hóa 11 TB hóa 12)/3>= 6.0
Tổng điểm TB các môn để xét tuyển = Điểm TB toán Điểm TB lý Điểm TB hóa.
Môi trường học tập tại HUTECH hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên
Lịch tuyển sinh của phương thức xét tuyển
Đợt 1: Thí sinh nộp hồ sơ từ ngày 18/4/2014 đến hết ngày 30/6/2014. Đối với thí sinh chưa có học bạ THPT và bằng tốt nghiệp THPT (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời) sẽ nộp bổ sung trực tiếp tại trường hoặc theo đường bưu điện trước ngày 30/6/2014. Kết quả xét tuyển đợt 1 được công bố vào ngày 18/7/2014.
Đợt 2: Thí sinh nộp hồ sơ từ ngày 01/8/2014 đến hết ngày 15/8/2014. Kết quả xét tuyển đợt 2 được công bố vào ngày 29/8/2014.
Các ngành tuyển sinh theo phương thức xét tuyển
HUTECH tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ THPT đối với tất cả các ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ chính quy của trường.
Chính sách ưu tiên
Học sinh được hưởng chế độ ưu tiên cũng phải đạt các tiêu chí để được xét tuyển nêu trong mục 2 (đảm bảo ngưỡng đầu vào). Điểm ưu tiên được cộng với tổng điểm trung bình các môn để xét tuyển. Điểm cộng ưu tiên theo khu vực và đối tượng được thực hiện đúng theo quy định ưu tiên trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ GD&ĐT.
Ngoài học tập, sinh viên HUTECH được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị, bổ ích để phát triển toàn diện các kỹ năng mềm
Hồ sơ xét tuyển
Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu (thí sinh có thể tải hồ sơ trực tiếp tại địa chỉ website:www.hutech.edu.vn);
Bản photo công chứng học bạ THPT;
Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời);
3 ảnh cỡ 3×4 chụp trong vòng 6 tháng;
Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);
02 bì thư có dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận (để trường gửi giấy báo trúng tuyển về cho thí sinh).
Lệ phí xét tuyển
Theo quy định của nhà nước (105.000 đồng/hồ sơ đối với khối A, A1, B, C, D và 360.000 đồng/hồ sơ đối với khối V, H).
Hướng dẫn cách ghi hồ sơ đăng ký xét tuyển
Mục số 2: Thí sinh ghi tên trường (Đại học Công nghệ TP.HCM), mã trường: DKC, khối thi và mã ngành đăng ký thi tuyển (Mã ngành thi tuyển năm 2014 gồm 1 chữ và 6 số). Sau đó, thí sinh đánh dấu vào ô “Tham gia đề án tuyển sinh riêng của trường”.
Mục số 3, 4: Thí sinh để trống.
Mục số 5, 6, 7, 8… đến mục 18: Ghi tương tự như trường hợp thi tuyển.
Địa điểm đăng ký và nộp hồ sơ
Thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường theo địa chỉ:
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
Địa chỉ: Số 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: (08) 5445 2222 – (08) 22010077. Website: www.hutech.edu.vn
Theo 24h
Đầu tư tiền "khủng" liệu có được bộ SGK chất lượng?
Bộ GD-ĐT cần nghĩ tới việc biên soạn SGK phải làm sao tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng chương trình.
Trong chương trình "Dân hỏi- Bộ trưởng trả lời" ngày 20/4, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận sơ suất của ngành trong việc công bố số tiền 34.000 tỷ đồng và khẳng định, số tiền trên là do Bộ tập hợp ý kiến từ các nhóm chuyên gia nghiên cứu khác nhau. Số tiền không có trong tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thực hiện lộ trình Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đào tạo, việc đổi mới chương trình, SGK là cần thiết. Để có sức thuyết phục, Đề án phải được nghiên cứu, cân nhắc và trình duyệt nhiều lần từ cấp dưới trước khi trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và phê duyệt.
Thay vì "chạy" theo giải trình số tiền lớn, Bộ GD-ĐT nên tập trung nguồn lực vào biên soạn những bộ sách giáo khoa đạt chất lượng cao (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, với một Đề án lớn có tầm ảnh hưởng quốc gia và tạo nền tảng cho thay đổi cơ bản nền giáo dục như vậy mà Bộ chưa trình lên Bộ Tài chính và Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xem xét, thẩm định trước mà đã đưa ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận là sai quy trình.
Quy trình làm việc "ngược" này không phải là lần đầu tiên mới xảy ra ở các Bộ, ngành mà gần đây nhất, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã bị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê bình khi báo cáo và giải trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước về việc đăng cai Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 18 (ASIAD 18) trước khi trình Chính phủ. Thế nhưng, Bộ GD-ĐT không lấy vấn đề đó để rút kinh nghiệm mà còn lặp lại sai phạm.
Chúng ta không nên có cái nhìn một chiều về việc Bộ GD-ĐT trình Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, SGK sau 2015 kèm theo công bố dự toán về số tiền để thực hiện. Thế nhưng, nếu Bộ đưa ra con số quá cao mà chưa có sự thẩm định kỹ lưỡng và thông qua từ các cơ quan chức năng thuộc Chính phủ khiến dư luận xã hội hoang mang, hồ nghi là điều cần rút kinh nghiệm.
Một vấn đề khác khiến dư luận quan tâm trong những ngày gần đây là tính hiệu quả của dự toán số tiền dùng để biên soạn SGK. Theo một số giáo sư, chuyên gia đã từng viết SGK, nhuận bút cho tác giả viết SGK hiện nay là 1-2 triệu đồng/tiết biên soạn thì tiền trả cho việc viết sách Toán 12 lớp cấp phổ thông cũng chưa đến 3 tỷ đồng. Nếu tính đồng bộ viết toàn bộ SGK chương trình phổ thông cho 10 môn học từ lớp 1-12 chỉ mất chưa đến 30 tỷ đồng.
Như vậy, số tiền 105 tỷ đồng chỉ dành cho biên soạn SGK mà Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đưa ra hay như cán bộ của một Vụ thuộc Bộ trình bày tại cuộc họp báo ngày 15/4 là tốn khoảng 5.000 tỷ đồng thật sự phi lý, quá xa so với thực tế.
Hơn nữa, với số tiền 20.100 tỷ đồng dự toán để cung cấp trang thiết bị dạy học cũng chưa hoàn toàn phù hợp, khi mà hàng lô trang thiết bị trường học đưa về các địa phương chưa sử dụng đã phải đắp chiếu do hỏng hóc, không phù hợp với chương trình giảng dạy?
Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước năm 2013 ở mức 5,3% GDP, vượt mức 4,8% đã dự toán. Trong thời kỳ kinh tế của thế giới và trong nước vẫn còn ở giai đoạn khó khăn, dư luận hoang mang, lo lắng với số tiền không tưởng 34.000 tỷ đồng cho Đề án đổi mới chương trình, SGK mà Bộ GD-ĐT đưa ra là điều hết sức bình thường.
Thiết nghĩ, thay vì quan tâm về số tiền để thực hiện Đề án, điều trước tiên Bộ GD-ĐT cần làm là, việc biên soạn SGK phải làm sao tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng chương trình, cung cấp đủ kiến thức cho người học nhằm hướng tới một nền giáo dục chất lượng, hiệu quả hơn./.
Theo VNE
Soạn SGK, phá thế độc quyền sẽ tốn ít tiền nhất! Ở rất nhiều nước, SGK là chuyện của từng nhà xuất bản và từng tác giả. SGK là hàng hóa đặc biệt nhưng vẫn cần phải có cạnh tranh. Ai viết SGK cũng được, với điều kiện duy nhất là theo đúng Chương trình đã được duyệt. Phá thế độc quyền Cách đơn giản nhất để đổi mới chương trình và SGK tốn...