Hút thuốc lá thụ động nguy hiểm như thế nào?
Hút thuốc lá thụ động là sự hít phải hỗn hợp khói bao gồm khói thuốc từ việc đốt thuốc lá và khói thuốc nhả ra từ người hút thuốc. Người không hút thuốc có thể hít phải những loại khói thuốc này, do đó bị phơi nhiễm với những chất hóa học tương tự như trực tiếp hút thuốc như nicotine, carbon monoxide.
Hút thuốc lá thụ động và trẻ em
Tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn nặng, các vấn đề về đường thở và nhiễm trùng tai. Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ hít phải khói thuốc cũng thường sẽ nhẹ cân hơn và có nguy cơ chết đột ngột sau sinh (hội chứng SIDS) cao hơn. Các hóa chất trong khói thuốc cũng có thể đi vào người trẻ em thông qua sữa mẹ.
Nguồn tạo ra khói thuốc chủ yếu là khói thuốc lá. Khói thuốc từ xì gà hoặc thuốc lá tẩu cũng là một nguồn tạo ra khói thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, ở nhà, ở nơi làm việc và ở nơi công cộng.
Nguy cơ sức khỏe của hút thuốc lá thụ động
Có hơn 7.000 chất hóa học khác nhau có trong khói thuốc. Trong số đó, có khoảng 250 chất có hại và 69 chất được biết đến là nguyên nhân gây ung thư. Một số chất hóa học độc hại có trong khói thuốc lá như thạch tín, benzen, kim loại độc hại như berili, catmi, etylen oxit, fomaldehyd, toluen và vinyl clorit.
Khói thuốc cũng là một nguyên nhân gây ung thư. Ngoài ung thư, khói thuốc còn gây ra các bệnh nguy hiểm của hệ tim mạch và hô hấp cũng như các bệnh khác.
Sống với người hút thuốc và thường xuyên hít phải khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch lên 20-30%. Có khoảng 3.000 người không hút thuốc chết vì ung thư phổi do tiếp xúc với khói thuốc.
Video đang HOT
Bệnh tim mạch
Hít phải khói thuốc có thể làm hại đến hệ tim mạch và có thể làm tăng nguy cơ lên cơn đau tim, đặc biệt là ở những người có sẵn bệnh lý về tim mạch. Những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn khoảng 25-30%. Tiếp xúc với khói thuốc gây ra khoảng 46.000 ca tử vong vì bệnh tim mạch mỗi năm. Nguy cơ đột quỵ cũng tăng lên khi thường xuyên hít phải khói thuốc.
Các bệnh về phổi và hệ hô hấp khác
Khói thuốc có thể kích thích phổi và gây ra các bệnh về hô hấp và khó thở. Ho, tức ngực do đờm, khò khè, thở gấp và suy giảm chức năng phổi là tất cả những hậu quả của việc hít phải khói thuốc lá. Tại Mỹ, trong số trẻ em dưới 18 tháng, có khoảng 150.000-300.000 trường hợp bị viêm phế quản và viêm phổi mỗi năm do hít phải khói thuốc, và có khoảng 7.500-15.000 trường hợp nhập viện mỗi năm do khói thuốc.
Ảnh hưởng lên phụ nữ có thai
Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ thường xuyên hít phải khói thuốc lá thường có cân nặng khi sinh thấp hơn và có nguy cơ chết đột ngột sau sinh (hội chứng SIDS) cao hơn.
Theo baonghean
Giải pháp mới cho người hút thuốc lá thụ động
Không chỉ ảnh hưởng đến người hút, khói thuốc lá cũng gieo rắc bệnh tật đến người thường xuyên hít phải khói thuốc
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm, thế giới có 600.000 ca tử vong do hút thuốc thụ động. Tại Việt Nam, có tới 70% trẻ dưới 5 tuổi bị phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động. Vậy đâu là giải pháp cho nhóm người này?
Khói thuốc lá độc hại như thế nào?
Quá trình đốt cháy điếu thuốc lá được diễn ra ở nhiệt độ cao (từ 600 - 900 độ C) dẫn đến sự đốt cháy hoàn toàn lá thuốc bao gồm cả đốt cháy các hợp chất dễ bay hơi và đốt cháy tạp chất từ than, tạo ra làn khói thuốc.
Các nhà nghiên cứu ước tính khói thuốc lá có chứa 7,357 hợp chất hóa học thuộc nhiều loại khác nhau. Mặc dù, trong khói thuốc lá có nicotine là chất gây nghiện, khiến người hút khó bỏ được thuốc lá, thì khoảng 60 loại hóa chất sinh ra từ quá trình đốt cháy mới chính là tác nhân độc hại và gây ung thư, chứ không phải nicotine, như asen (thạch tín, chất độc), benzen (chất gây ung thư mạnh, có trong khói dầu khí, thuốc trừ sâu), ammonia (có trong thuốc kích thích tăng trưởng, sản phẩm tẩy rửa), dioxine (sinh ung thư), formaldehyde (dùng trong ướp xác, gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc)...
Vậy, nếu không có sự hình thành quá trình đốt cháy thuốc lá thì có làm giảm các chất độc hại cho người hút thuốc không? Và có giải pháp nào để người hút thuốc thụ động không phải hít khói thuốc?
Giải pháp mới cho người hút thuốc thụ động
Người hút thuốc thụ động là người không có hành vi hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Người hút thuốc thụ động thường bao gồm con cái, vợ (chồng) của người hút thuốc, sống trong cùng nhà với người hút thuốc hoặc người làm việc trong môi trường có khói thuốc.
Nhằm giảm thiểu tác hại do khói thuốc lá đối với những người hút thuốc thụ động này, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị một trong những giải pháp là xây dựng các mô hình không khói thuốc như trường học, bệnh viện, công sở, khách sạn, nhà hàng, ...
Ngoài ra, ở một số nước trên thế giới, chính phủ cũng cho phép và khuyến khích người hút thuốc chuyển đổi sang những sản phẩm không khói thuốc lá.
Đã có gần 40 quốc gia cho phép thương mại hóa dòng sản phẩm không khói thuốc lá như Đức, Ý, Anh, Pháp, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Hy Lạp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga, Croatia, Serbia, CH Slovak, Slovenia, Ukraine, Romani, Israel, Palestine, New Zealand, Nam Phi, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, ...
Theo các luận chứng khoa học, dòng sản phẩm thuốc lá hun nóng làm nóng lá thuốc tự nhiên tại một nhiệt độ vừa đủ (chỉ tới 350oC, thấp hơn 600 oC so với nhiệt độ thông thường để đốt cháy thuốc lá truyền thống), đủ để chiết xuất nicotine dạng hơi cho người sử dụng mà không sản sinh ra khói thuốc lá.
Do không có sự cháy hay sự hình thành của khói thuốc lá hay tàn thuốc lá, sản phẩm này được cho là có khả năng giảm thiểu rủi ro đến 95%. Và vì không có khói nên sản phẩm thay thế thuốc lá này không làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí dù người hút trong phòng kín.
Đặc biệt, bên cạnh khả năng giảm thiểu một cách đáng kể về cả số lượng và mức độ của những hợp chất gây hại đến từ khói thuốc lá, sản phẩm thuốc lá hun nóng vẫn mang lại trải nghiệm và cảm giác đủ thoả mãn cho những người hút thuốc trưởng thành.
Vì vậy, theo số liệu tổng kết, đã có 5 triệu người trên thế giới chuyển đổi sang sử dụng sản phẩm này, và mỗi ngày có khoảng 10 ngàn người chuyển đổi hẳn.
Tại Nhật Bản, sản phẩm thuốc lá hun nóng không khói này được cho phép sử dụng tại những nơi công cộng vì không ảnh hưởng đến người xung quanh như sân bay, trạm tàu điện ngầm, công sở, khách sạn, nhà hàng, ... vốn trước đây rất khắt khe với thuốc lá điếu truyền thống.
Thời gian gần đây, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ cũng đang thẩm định một vài thương hiệu của dòng sản phẩm không khói thuốc lá thông qua các phiên điều trần công khai để xem xét việc cấp phép cho thương mại hóa các sản phẩm này trên nước Mỹ.
Mặc dù cần thêm thời gian để nghiên cứu, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận rằng "nếu phần lớn những người hút thuốc lá không thể hoặc không muốn bỏ thuốc chuyển đổi ngay lập tức từ thuốc lá thông thường sang sử dụng những sản phẩm cung cấp nicotine thay thế ít độc hại hơn, sau đó dần dần bỏ hẳn chúng, đó sẽ là thành công đáng kể của nền y tế công cộng".
Đây là một phần quan trọng để bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của những người không hút thuốc lá, giúp giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc.
PV
Theo gia đình việt nam
Những "thủ phạm" giấu mặt gây ung thư phổi Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến và cực kỳ nguy hiểm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư phổi không loại trừ một ai, đặc biệt ở những người sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, nhiều bệnh nhân thường tự...