Tầm soát ung thư phổi ngay khi có các dấu hiệu này để tăng hiệu quả trong điều trị
Trong các loại ung thư tại các nước đang phát triển, ung thư phổi là loại ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm và có diễn biến xấu. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm để tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân là rất quan trọng.
Theo số liệu thống kê của IARC (Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế), ung thư phổi là loại ung thư thường gặp nhất ở các nước đang phát triển. Tại nước ta, theo ghi nhận tại bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh, ung thư phổi đứng hàng thứ nhất ở nam giới, thứ 3 ở nữ giới. Tại bệnh viện K Hà Nội, tỷ lệ này cũng rất cao, là loại ung thư thường gặp nhất ở nam giới và đứng thứ 4 trong số 10 loại ung thư thường gặp ở nữ giới.
Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh
Nguyên nhân chính gây ung thư phổi là hút thuốc lá. Khói thuốc lá chứa hơn 1200 loại chất khác nhau, trong đó có rất nhiều chất có khả năng gây ung thư. Không chỉ có người hút thuốc lá mới bị ung thư phổi, gần đây tỉ lệ người không hút thuốc bị ung thư cũng đang gia tăng, nguyên nhân là do hít phải khói thuốc từ người khác, sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, đột biến gen, tiền sử gia đình có người bị ung thư…
Nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 10 – 20 lần ở người hút thuốc lá so với người không hút.
Ung thư phổi giai đoạn sớm khó phát hiện vì không có triệu chứng điển hình. Triệu chứng thường gặp khi bệnh tiến triển là:
- Ho dai dẳng kéo dài.
- Ho ra đờm có máu.
- Đau ở vùng ngực.
- Gặp khó khăn khi hít thở hoặc nuốt thức ăn.
Video đang HOT
- Mất cảm giác ngon miệng, mệt mỏi…
Vì sức khỏe của chính bạn và hạnh phúc của gia đình bạn, hãy từ bỏ thuốc lá nếu có thể.
Chẩn đoán ung thư phổi và cách chữa trị
Việc chẩn đoán ung thư phổi là rất quan trọng, bởi mỗi loại ung thư có cách thức điều trị khác nhau, nếu chẩn đoán đúng và điều trị sớm sẽ góp phần nâng cao thời gian cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Ung thư phổi ở giai đoạn sớm khó phát hiện, nhưng không phải là không thể phát hiện được. Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ dưới đây thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra định kỳ:
- Tuổi từ 40 – 70 tuổi (độ tuổi ung thư phổi thường xảy ra).
- Hút nhiều thuốc lá trong thời gian dài.
- Gia đình có tiền sử ung thư phổi.
- Có những triệu chứng như ho dai dẳng, ho ra máu, đau thường xuyên ở vùng ngực…
Bạn sẽ an tâm về trình độ chuyên môn khi đến tầm soát ung thư phổi tại các bệnh viện uy tín.
Khi bạn đến tầm soát ung thư phổi, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết bao gồm các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chỉ điểm khối u và chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết. Hiện nay, các bệnh viện lớn tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đều có các gói tầm soát ung thư tổng quát. Hoặc chỉ tầm soát riêng ung thư phổi theo yêu cầu của bệnh nhân. Giá giao động cho tầm soát riêng ung thư phổi tại các cơ sở khoảng 3,5 triệu đến 5 triệu cho một gói, tùy thuộc vào việc có sử dụng thuốc cản quang hay không.
Nếu phát hiện ung thư phổi, các trị liệu hiện nay sẽ bao gồm phẫu thuật cắt bỏ phần ung thư, hóa trị, xạ trị, thuốc nhắm trúng đích… Ngoài ra đang có những nghiên cứu tích cực về căn bệnh này, hứa hẹn những liệu pháp tốt hơn trong tương lai.
Theo Helino
Cô giáo ung thư đăng ký hiến tạng sau khi chết
Sáng 1/10, chị Nguyễn Thúy Hương cùng chồng đến Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não.
Quyết định hiến tạng không phải bồng bột mà là mong ước bấy lâu nay của chị Hương. Mang căn bệnh ung thư nhưng chị Hương vẫn sống lạc quan, mong muốn hiến một phần cơ thể giúp những bệnh nhân khác.
Chị Hương là một cô giáo tiểu học ở thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Năm ngoái, cô giáo 39 tuổi thấy mệt trong người, hay sốt, ho lai rai nhưng không nghĩ mình bị bệnh. Tháng 7/2017, chị Hương khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và sau đó là Bệnh viện Chợ Rẫy, các xét nghiệm xác định chị bị ung thư phổi giai đoạn ba.
Chị Hương được mổ cắt khối u rồi tiếp tục điều trị hai tháng ở TP HCM mới xuất viện về quê. Sau đó, cứ 20 ngày chị lại phải vào TP HCM truyền hóa chất. Bốn tháng điều trị, không có kết quả khả quan.
Chị Hương đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, sáng 1/10. Ảnh: N.H.
Cuối năm 2017, các bác sĩ phát hiện chị Hương bị ung thư phổi có đột biến gen nên thay đổi phác đồ điều trị, thay thế hóa chất bằng loại thuốc mới đang giai đoạn thử nghiệm của Mỹ. Từ đó đến nay, sức khỏe chị Hương ổn định hơn, tóc mọc trở lại, tuy nhiên phải chờ một năm nữa mới xác định quá trình điều trị có hiệu quả không.
Chị Hương tâm sự, trong những ngày tháng điều trị bệnh ở Bệnh viện Chợ Rẫy, chị thường xuyên đi qua Trung tâm ghép tạng của đơn vị này. Chị vẫn luôn ao ước: "Giá như khi chết đi mình tặng được một phần thân thể của mình cho ai đó thì tốt biết mấy". Bởi, lúc này chị cho rằng, có lẽ mình bệnh ung thư nên không thể hiến tặng mô, tạng được.
Trở về Quảng Trị, chị vẫn mãi trăn trở về ý nghĩa đăng ký hiến tạng. Không đành lòng, chị quyết định tới Bệnh viện Trung ương Huế để tìm hiểu thông tin. Tại đây, giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện đã trực tiếp tư vấn cho chị. Lúc này, chị mới hiểu rằng dù mình mắc trọng bệnh nhưng vẫn hoàn toàn có thể hiến tặng được một số bộ phận cơ thể sau khi qua đời.
Nói về mong muốn được hiến tặng nội tạng, chị Hương may mắn được sự đồng cảm của chồng và gia đình. Anh luôn có mặt trong mọi sự kiện cuộc đời của chị Hương và hoàn toàn ủng hộ các quyết định của vợ. Chồng chị Hương cho biết, ban đầu gia đình cũng không đồng ý nhưng anh chị đã thuyết phục và cuối cùng mọi người cũng đã hiểu ra ý nghĩa cao cả của việc hiến tặng mô, tạng này.
Chị Hương hát ca khúc do chính mình sáng tác Ngẫu hứng Đông Hà trong đêm nhạc từ thiện cuối tháng 9. Ảnh: N.H.
Mang trọng bệnh, nhưng trong suốt quá trình điều trị cô giáo trẻ luôn lạc quan và tìm cách giúp đỡ những bệnh nhân cùng cảnh ngộ khác. Cách đây vài tháng, chị Hương bất ngờ được mọi người biết đến khi chia sẻ trên mạng xã hội ca khúc tự sáng tác "Ngẫu hứng Đông Hà", do chính chị đàn và hát với ca từ mộc mạc về tình yêu quê hương.
Nhạc sĩ Lê Trọng Lập (Hà Nội) tình cờ biết được ca khúc này, xúc động trước những tình cảm được chị gửi gắm trong giai điệu, lời ca nên đã hỗ trợ tác giả hòa âm, phối khí. Đêm nhạc giới thiệu ca khúc này đã được tổ chức tại Đông Hà mới đây. Với sự tham dự của hơn 1.000 người, đêm nhạc quyên góp được 440 triệu đồng. Dù chi phí điều trị ung thư của mình mỗi tháng hết gần 28 triệu đồng, gia cảnh không khá giả, chị Hương chỉ nhận hai phần quà được các nhà hảo tâm tặng trực tiếp cho tác giả bài hát. Toàn bộ số tiền còn lại quyên góp từ đêm nhạc chị ủy thác cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị để giúp đỡ bệnh nhân ung thư có gia cảnh khó khăn.
Sau sự kiện này, chị mang tiếng hát của mình đi nhiều nơi để quyên tiền cho các bệnh nhân cùng cảnh ngộ. "Với tôi việc giới thiệu ca khúc đến mọi người và gây quỹ từ thiện là một thành công lớn, hy vọng qua đó giúp những người đang khốn khó có thêm niềm vui sống", chị Hương chia sẻ.
Lê Nga
Theo Vnexpress
Chuyên gia ATVSTP "chỉ tận tay, day tận mặt" những thực phẩm có nguy cơ gây ung thư hàng đầu Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Nhưng bên cạnh đó còn có một số thực phẩm có nguy cơ gây ung thư hàng đầu mà nhiều người không hề hay biết. Nhiều năm trở lại đây, vấn nạn thực phẩm bẩn đã khiến không ít người điêu...