Hụt nguồn giáo viên tiếng Anh
Dù Bộ GD-ĐT đã chấp nhận hạ chuẩn, nhưng đến năm thứ hai triển khai đề án dạy ngoại ngữ bậc tiểu học, các trường vẫn không tìm đâu ra giáo viên, nhất là giáo viên đạt trình độ B2, có nghiệp vụ sư phạm và khả năng gắn bó lâu dài với nghề.
Một buổi học tiếng Anh của học sinh lớp 3 Trường tiểu học Phan Đình Phùng, Q.3, TP.HCM. Đây là một trong chín trường tại TP.HCM được chọn thí điểm dạy tiếng Anh từ lớp 3.
Sau khi thực hiện thí điểm chương trình tiếng Anh lớp 3 vào năm học trước ở 18 tỉnh, thành với gần 100 trường tiểu học, năm học 2011- 2012 Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh lớp 4 ở các trường trên và mở rộng dạy tiếng Anh lớp 3 ở những nơi đủ điều kiện.
Mỗi trường một giáo viên
Để chuẩn bị cho việc dạy tiếng Anh thí điểm năm học 2010-2011, có 150 giáo viên dạy tiếng Anh được chọn từ các trường tiểu học trên cả nước để kiểm tra trình độ. Tuy nhiên, trong số này chỉ 92 giáo viên đáp ứng được yêu cầu của chương trình tiếng Anh tiểu học mà Bộ GD-ĐT đang thực hiện (đạt trình độ B2, tương đương 500 điểm TOEFL). Với trên 90 trường thực hiện thí điểm tiếng Anh lớp 3 năm trước, trung bình mỗi trường chỉ có khoảng một giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn đảm nhiệm. Đó là chưa kể khả năng đáp ứng về nghiệp vụ sư phạm, khả năng thích ứng phương pháp dạy tiếng Anh cho đối tượng học sinh tiểu học…
Bất cập cơ chế Cô Phạm Thị Yến, hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Công B, Hà Nội, cho biết Hà Nội cho định biên mỗi trường có một giáo viên biên chế tiếng Anh trong khi trường có tới 31 lớp học. Để có giáo viên dạy chương trình thí điểm và chương trình tiếng Anh tự chọn, ngoài một giáo viên biên chế, trường phải ký hợp đồng với hai giáo viên khác. Nhưng để có tiền trả lương cho giáo viên là việc phải cân nhắc. Bên cạnh đó, theo ông Phạm Xuân Tiến – trưởng Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, do nguồn thu hạn chế (chủ yếu dựa vào khoản thu học buổi thứ hai), nhiều trường chỉ có thể trả 17.000 đồng/tiết và trả theo tiết cho giáo viên hợp đồng. Về việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, một chuyên viên của Phòng GD-ĐT huyện Chương Mỹ, Hà Nội nói: “Chúng tôi làm việc với phòng nội vụ để xin biên chế cho giáo viên tiếng Anh, họ vẫn khăng khăng cho rằng tiếng Anh tiểu học là tự chọn, không thể bổ sung biên chế”.
Năm học 2011-2012, để có giáo viên triển khai thí điểm tiếp chương trình tiếng Anh lớp 4 đồng thời mở rộng dạy tiếng Anh lớp 3, Bộ GD-ĐT đã phải có giải pháp tình thế là chấp nhận những giáo viên có trình độ cận B2 dạy chương trình tiếng Anh lớp 3. Những giáo viên này phải vừa dạy vừa học để đạt chuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế việc mở rộng dạy tiếng Anh ở các trường tiểu học vẫn khó do bài toán giáo viên không giải quyết được.
Là nơi có lợi thế hơn nhiều tỉnh thành về nguồn giáo viên tiếng Anh, nhưng năm học trước 20 giáo viên thủ đô Hà Nội được kiểm tra trình độ thì chỉ chín người đạt yêu cầu. Với số giáo viên khiêm tốn này, Hà Nội chỉ có tám trường tiểu học tham gia dạy thí điểm trong khi có tới gần 700 trường tiểu học. Số giáo viên này năm nay lại tiếp tục dạy thí điểm lớp 4.
Không được đào tạo bài bản
Theo hiệu trưởng nhiều trường tiểu học ở Hà Nội, nhà trường phối hợp với các đơn vị giáo dục tổ chức các chương trình tiếng Anh khác nhau. Nguồn giáo viên tiếng Anh dạy các chương trình này có đủ, nhưng để thực hiện chương trình tiếng Anh do Bộ GD-ĐT triển khai với yêu cầu cao về giáo viên thì chưa thể đáp ứng.
Video đang HOT
Nguồn giáo viên dạy các chương trình tiếng Anh trong các trường tiểu học hiện nay rất đa dạng, có người tốt nghiệp đại học, cao đẳng sư phạm chính quy hoặc tại chức, có người không có nghiệp vụ sư phạm. Hầu như không có giáo viên được đào tạo bài bản ngay từ đầu để dạy tiếng Anh tiểu học, chủ yếu giáo viên dạy tiểu học trong diện biên chế đều là giáo viên tiếng Anh bậc trung học, do dư thừa được điều động xuống dạy tiểu học.
Năm học 2011-2012, với hi vọng mở rộng diện thực hiện đề án tiếng Anh ở 150 trường, Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện rà soát để cử khoảng 5 giáo viên/quận, huyện đi học bồi dưỡng để có chứng chỉ công nhận trình độ tiếng Anh. Thế nhưng, H.N., một giáo viên tiểu học ở huyện Chương Mỹ, thừa nhận: “Việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ thường xuyên thì được, nhưng bồi dưỡng để đạt chuẩn B2 trong thời gian ngắn quá khó, nếu không nói là bất khả thi”.
Tỉnh Ninh Bình năm trước chỉ có duy nhất một trường tiểu học tham gia dạy tiếng Anh thí điểm. Bởi vì, theo lãnh đạo sở GD-ĐT tỉnh này, sở “không tìm được giáo viên đạt chuẩn”. Sau một năm tình hình này vẫn không khả quan hơn, dù Bộ GD-ĐT đã có chủ trương “mềm hóa” yêu cầu về trình độ giáo viên.
Tại Hòa Bình, theo bà Nguyễn Thị Hồng Diễm – chuyên viên phụ trách mảng này của Sở GD-ĐT tỉnh, hầu hết giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học ở Hòa Bình hiện nay cũng là giáo viên tiếng Anh dôi dư của cấp THCS chuyển xuống. Dù các giáo viên đều có trình độ cao đẳng sư phạm tiếng Anh, thậm chí nhiều người còn có bằng đại học tại chức, nhưng để đạt yêu cầu của Bộ GD-ĐT họ cần được bồi dưỡng thêm.
Trong cuộc sát hạch của Bộ GD-ĐT về trình độ tiếng Anh, tỉnh Hòa Bình có tám giáo viên của năm trường tiểu học đi thi, nhưng chỉ ba người đạt yêu cầu. Theo bà Diễm, năm học này ba giáo viên trên tiếp tục dạy thí điểm tiếng Anh lớp 4. Ngoài ra sẽ triển khai việc dạy tiếng Anh lớp 3 ở chín huyện và thành phố, mỗi nơi có 2-3 trường. Để có giáo viên đảm nhiệm, Sở GD-ĐT Hòa Bình đã khảo sát, chọn lọc từ gần 200 giáo viên (tính cả biên chế, hợp đồng) để có kế hoạch đưa đi bồi dưỡng, số giáo viên được bồi dưỡng tới tháng 1-2012 mới được tổ chức thi lấy chứng chỉ.
Tại Hải Dương, trong khoảng 700 giáo viên, chỉ có chục người vượt qua đợt sát hạch đầu tiên của Bộ GD-ĐT. Trong số những người trượt, có người chưa đạt trình độ B1 nhưng vẫn đang dạy tiếng Anh theo chương trình tự chọn ở trường tiểu học.
Theo TTO
Thí điểm dạy tiếng Anh bậc tiểu học: Không sợ chuẩn, chỉ thiếu cơ chế
Giáo viên và học sinh đều hào hứng với việc thí điểm dạy chương trình tiếng Anh ở bậc tiểu học. Tuy nhiên do chưa có cơ chế nên nhiều trường đều "bó tay" trong việc thu hút giáo viên dạy giỏi.
Thiếu cơ chế để hút giáo viên giỏi
Hà Nội là một trong 18 tỉnh, thành cả nước được Bộ GD-ĐT giao thí điểm dạy tiếng Anh bắt buộc đối với học sinh (HS) lớp 3. Để triển khai theo nhiệm vụ được giao, Sở GD-ĐT Hà Nội đã chọn 9 trường tiểu học điển hình để tham gia mô hình, tuy nhiên vào phút chót một đơn vị đã xin rút khỏi danh sách do chưa thể bố trí được việc dạy thí điểm 4 tiết/tuần.
8 trường tiểu học còn lại tham gia thí điểm bao gồm Vĩnh Ngọc (H.Đông Anh), Thành Công B (Q.Ba Đình), Quỳnh Mai (Q.Hai Bà Trưng), Quang Trung (Q.Hoàn Kiếm), Tân Mai (Q.Hoàng Mai), Dương Quang (H.Gia Lâm), Dịch Vọng B (Q.Cầu Giấy), Thị trấn Trúc Sơn (H.Chương Mỹ).
Sau hơn 3 tháng triển khai dạy thí điểm, các đơn vị này đều cho biết, mô hình dạy Anh thí điểm khá hay thu hút được cả HS và giáo viên (GV) tuy nhiên hiện nay các đơn vị gặp rất nhiều khó khăn trong việc chi trả xứng đáng cho GV.
Cả giáo viên và học sinh đều hứng thú với chương trình Tiếng Anh thí điểm. (Ảnh: Trung Kiên)
Cô Phạm Thị Yến, hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Công B (Hà Nội), chia sẻ: "Quy định mỗi trường có 1 GV tiếng Anh biên chế trong khi trường Thành Công B có tới 31 lớp học. Để có GV dạy chương trình thí điểm và chương trình tiếng Anh tự chọn, ngoài 1 GV biên chế, trường phải ký hợp đồng thêm với 2 GV khác. Nhà trường phải cố gắng cân đối các nguồn chi để trả mức lương thỏa đáng, giữ được các cô giáo gắn bó với trường. Tuy nhiên mọi việc chi trả này đều trông chờ vào nguồn thu học hai buổi/ngày (50.000đ/tháng - PV) nên nhà trường rất lúng túng".
Đồng với quan điểm này, cô Nguyễn Thị Loan - hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Ngọc (Đông Anh) chia sẻ thêm: "Ngoài việc khó khăn trong việc giữ chân GV giỏi thì những đơn vị có cơ sở vật chất chưa đảm bảo cũng làm cho công tác giảng dạy giảm tính hiệu quả. Chẳng hạn như ở trường Vĩnh Ngọc thì chưa có phòng học tiếng Anh riêng, bên cạnh đó lại có đến 3 điểm trường vì thế GV rất vất vả trong việc chạy từ điểm này đến điểm khác".
Là một trong những GV đủ điều kiện tham gia dạy tiếng Anh thí điểm, cô Kim Chi - giáo viên Trường tiểu học Vĩnh Ngọc tâm sự: "Chương trình tiếng Anh thí điểm rất hay, HS rất hứng thú. Bên cạnh đó với nội dung chương trình này thì GV không quá khó để dạy, chỉ cần có trình độ tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên đều có thể đảm nhận được".
Cũng theo cô Kim Chi, ngoài những mặt thuận lợi thì cũng có không ít khó khăn như để sau khi học hết lớp 5 HS phải đạt chuẩn A1 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ thì đỏi hỏi HS phải phát triển được kỹ năng nghe và nói. Trong khi đó đa số HS tiểu học hiện nay đều thiếu tự tin trong giao tiếp tiếng Anh. Chính vì thế đòi hỏi GV phải bỏ thời gian và công sức nhiều hơn trong việc tổ chức các hoạt động, các trò chơi... Tuy nhiên với việc chi trả thù lao thấp như hiện nay thì rất khó để các GV dạy hợp đồng có thể yên tâm giảng dạy.
"Cá nhân tôi là GV biên chế của nhà trường thì trách nhiệm phải làm hết mình. Tuy nhiên ngay cả GV biên chế còn gặp nhiều khó khăn với mức thu nhập thì làm sao có thể giữ chân được các GV dạy hợp đồng giỏi", cô Kim Chi bày tỏ sự băn khoăn.
Gánh nặng đặt lên vai địa phương
Theo ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng phòng giáo dục Mầm non - Sở GD-ĐT Hà Nội thì hiện nay mới là chương trình dạy thí điểm nên chưa có cơ chế bổ sung biên chế GV dạy tiếng Anh. Trong khi đó, trước đây việc dạy ngoại ngữ là môn học tự chọn nên theo thông tư hướng dẫn thì mỗi trường chỉ được phép tuyển 1 GV biên chế tham gia giảng dạy các lớp (đối với các trường có dạy ngoại ngữ). Chính vì thế khi đăng ký dạy chương trình Tiếng Anh thí điểm các trường bắt buộc phải hợp đồng thêm GV để dạy đủ theo quy định.
Cũng theo ông Tiến thì trong quá trình triển khai các đơn vị cũng cho biết, việc giữ chân GV giỏi đang là những khó khăn lớn của các trường. Với nguồn thu từ việc dạy hai buổi/ngày như hiện tại rất khó để trả lương xứng đáng cho GV, nhất là các GV ở diện dạy hợp đồng. Hiện nay nếu dựa vào nguồn thu này thì các trường chỉ có thể chi trả tối đa cho GV khoảng 17.000đ/tiết. Tuy nhiên trên thực tế Sở GD-ĐT Hà Nội cũng chưa thế có cơ chế để giải quyết khó khăn hiện tại bởi đề án học phí mới vẫn chưa được thông qua.
"Vừa rồi Phòng giáo dục cũng đã đề xuất và được UBND Thành phố chấp thuận là thời gian tới sẽ thường xuyên tập huấn cho đội ngũ GV tiếng Anh để nâng cao trình đáp ứng nhu cầu giảng dạy", ông Tiến cho biết thêm.
Trước câu hỏi, việc thực hiện dạy tiếng Anh thí điểm ở bậc tiểu học có vội vàng khi đội ngũ lẫn cơ sở vật chất chưa đảm bảo, ông Tiến khẳng định: "Việc Bộ GD-ĐT triển khai thí điểm vào thời điểm này là cần thiết. Chúng ta không thể cứ chờ đợi để chuẩn bị đầy đủ rồi mới cho tiến hành bởi như vậy là quá muộn so với quá trình hội nhập".
Liên quan đến những khó khăn, vướng mắc của cả nhà trường và địa phương, chúng tôi cũng đã trao đổi với ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT. Theo ông Thành thì đề án dạy ngoại ngữ Tiếng Anh cho HS tiểu học không trọng về số lượng mà trọng về chất lượng. Trước mắt chất lượng GV phải đảm bảo với các tiêu chí hết sức cụ thể: Phải có đủ số lượng GV GV phải có trình độ cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh với trình độ năng lực tiếng Anh tương đương cấp độ B2 trở lên của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ.
Trách nhiệm đặt lên vai địa phương trong bài toán hút giáo viên dạy giỏi tham gia đề án. (Ảnh minh họa)
Chính vì thế trước khi triển khai thí điểm, Bộ GD-ĐT cho các địa phương đăng ký tập huấn và ít người đạt được tiêu chí đưa ra (chỉ có hơn 80 người đạt). Tuy nhiên do một số địa phương khẳng định trình độ GV đáp ứng được yêu cầu nên đề nghị được tham gia thí điểm và được Bộ GD-ĐT chấp thuận. Vì lý do đó mà số tỉnh, thành tham gia mới lên đến con số 18 và cả nước có 92 trường tiểu học tham gia.
"Lộ trình thực hiện đề án này do địa phương hoàn toàn quyết định (trong giai đoạn từ nay đến 2020). Khi đã đăng ký tham gia thì có nghĩa địa phương đó phải đảm bảo về mặt nhân lực cũng như kinh phí để thực hiện. Hiện nay đã có sự phân cấp, Bộ GD-ĐT chỉ giúp các địa phương trong việc bồi dưỡng GV, cũng cấp miễn phí SGK, thiết bị giảng dạy..." - Vụ trưởng Lê Tiến Thành nhấn mạnh.
Cũng theo Vụ trưởng Thành thì kinh phí thực hiện thí điểm dạy tiếng Anh sẽ được rót trực tiếp về cho các địa phương. Chính vì thế cơ chế chính sách làm sao để giữ chân được GV giỏi do địa phương cân nhắc. Hiện tại đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm nên Bộ GD-ĐT cũng chưa thể đưa ra chính sách gì cho GV dạy ngoại ngữ nhưng cái lợi của GV khi tham gia là được bồi dưỡng năng lực lên cao miễn phí.
Trước việc nhiều trường tham gia thí điểm cho rằng phụ huynh hoàn toàn đồng ý tham gia đóng góp để hỗ trợ GV nhưng Bộ lại không cho phép điều này, Vụ trưởng Thành chia sẻ: "Như với tất cả các môn học chính khóa khác, việc đưa môn tiếng Anh vào giảng dạy thí điểm trong năm học này và trở thành môn học bắt buộc trong những năm học tiếp theo sẽ tuyệt đối không thu tiền đóng góp của phụ huynh. Đề án được đầu tư ngân sách nhà nước nên không có lý do gì để thu thêm tiền của phụ huynh. Bộ GD-ĐT không cấm càng trường thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục nhưng quan trọng vẫn là cách làm của các địa phương".
Minh chứng về vấn đề này ông Thành cho hay, chẳng hạn như ở TPHCM thì từ năm 2003 đến nay họ đã tổ chức dạy tiếng Anh tăng cường 8 tiết/tuần. Để nâng cao thu nhập cho GV tiếng Anh ở các trường dạy chương trình thí điểm, TPHCM đã cho phép những GV này dạy cả tiếng Anh thí điểm và tiếng Anh tăng cường (tiếng Anh tăng cường được phép thu tiền của phụ huynh nên có nguồn để chi trả cho giáo viên - PV).
Tuy nhiên, đó là những nơi có điều kiện cơ sở vật chất tốt, GV giỏi thì họ có nhu cầu áp dụng các chương trình phù hợp với yêu cầu của phụ huynh. Còn những nơi khác thì đa số lại khó khăn?
"Chúng ta phải hiểu rằng, những vùng khó khăn luôn được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Đề án này cũng vậy, việc cân đối tài chính cho từng địa phương là không đồng đều. Những nơi nào còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ GV... sẽ được phân bổ nhiều hơn, còn những nơi thuận lợi sẽ được phân bổ ít đi", Vụ trưởng Thành nhấn mạnh.
Như vậy, chỉ sau một thời gian thực hiện thí điểm dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học, nhiều phát sinh bất cập đã bộc lộ. Trong khi Bộ GD-ĐT chỉ quản lý ở tầm vĩ mô thì các địa phương vẫn "ì ạch" tìm cách tháo gỡ. Chưa có cơ chế mới chắc chắn trong thời gian tới những GV tham gia dạy thí điểm vẫn phải đảm nhận nhiệm vụ bằng cái tâm và lòng nhiệt huyết của mình.
Theo Dân Trí
Học tiếng Anh "1+1=5" ??? Php HSM sẽ mangến hiệ1 1=5 cho hngi,t vt l Khả Năng T Duy Diễnt Tiếng Anh Nh Chính Ngi Bản Ngữ. Tuy nhiên, chnh dy tiếng Anh ti cc trng hc kh nng. Lấy ví dụ, lớp 6 - 12ều có 16 bi trong 1m hci những chủềộc lập. Nội dung qu tải soi thi lng cho phép (3 tiết/tuần). Việcó dẫnến...