Hút người học bằng thương hiệu
Giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động đang ngày càng trở nên gắn kết với nhau, khi hàng loạt các nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, thu hút nhân lực có trình độ, kỹ năng cao.
(Ảnh minh họa)
Điều này đặt ra thách thức cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải nỗ lực chuyển mình, tạo niềm tin để thu hút học sinh sinh viên lựa chọn học nghề, coi học nghề thực sự là một hướng lập nghiệp đúng đắn.
Rộng mở các nhóm ngành đào tạo
Nhận định về nhu cầu nhân lực trong thời gian tới, ý kiến chuyên gia cho rằng, các nhóm ngành chi phối thị trường lao động trong tương lai sẽ bao gồm: Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật; Kinh tế tài chính, hành chính – pháp luật; Nhóm ngành Khoa học tự nhiên, “hút” nhân lực trong xây dựng, cấp thoát nước.
Nhóm ngành Khoa học và xã hội, thiếu nhất là nhân lực trong ngành Quản trị du lịch và khách sạn… nhóm ngành Sư phạm. Đặc biệt trong cuộc CMCN 4.0, các nhóm ngành sẽ chiếm ưu thế và cần nhiều nhân lực hơn là công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, kỹ thuật xây dựng, công nghệ sinh học, quản trị dịch vụ và nghệ thuật.
Video đang HOT
Tư vấn tuyển sinh trung cấp, cao đẳng (TC, CĐ) năm 2018, ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ LĐ-TB&XH, cho biết: Năm nay tuyển sinh bậc TC, CĐ không có thay đổi gì lớn, thí sinh tốt nghiệp THCS, THPT có thể lựa chọn một trong ba hình thức thi tuyển, xét tuyển và kết hợp thi và xét tuyển để đăng ký tuyển sinh vào các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo nhiều đợt quanh năm.
Cũng theo ông Đỗ Văn Giang, cơ hội vào học TC, CĐ rất rộng mở, với trên 800 ngành nghề CĐ, 500 ngành nghề TC, học nghề sẽ giúp các bạn trẻ sớm lập thân, lập nghiệp.
Do đó, các em học sinh cần chủ động tìm hiểu, tham khảo tư vấn để lựa chọn được đúng ngành nghề phù hợp khả năng và sở thích. Khi có lựa chọn đúng đắn, các em sẽ có động lực để học tốt, rèn luyện tác phong chuyên nghiệp, trau dồi kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Tự chủ và gắn với doanh nghiệp
TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Bộ LĐ-TB&XH đã xác định năm 2018 là năm trọng điểm, đột phá của giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần đổi mới, nâng cao chất lượng.
Đột phá về giáo dục nghề nghiệp, từ năm 2018, các trường TC, CĐ dạy nghề sẽ phải thực sự năng động, đổi mới công tác đào tạo để thu hút người học, đồng thời chủ động trong tự chủ, tự hoàn thiện, đảm bảo hiệu quả đào tạo.
Điểm nổi bật và khác biệt của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo gắn với thực hành, gắn với doanh nghiệp tại các vị trí việc làm, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Thực tế, nhiều trường, nhiều ngành nghề đã cam kết với người học ngay khi tuyển sinh là có việc làm sau tốt nghiệp, nếu không sẽ hoàn trả học phí.
Thế mạnh của giáo dục nghề nghiệp chính là thời gian đào tạo ngắn, chi phí không cao mà lại có nhiều cơ hội việc làm tốt, thu nhập đảm bảo. Nhiều học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường nghề đã khởi nghiệp thành công, không chỉ tạo việc làm cho mình mà còn tạo công ăn, việc làm cho nhiều người khác với mức thu nhập cao trong xã hội.
Đồng hành với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác tuyển sinh, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã cử các chuyên gia về giáo dục nghề nghiệp, am hiểu về thị trường lao động và xu hướng lựa chọn ngành nghề để tư vấn tại các chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp…
Tuyên truyền và đổi mới công tác đào tạo, quản lý theo phương châm lấy chất lượng, hiệu quả là mục tiêu hàng đầu. Gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, tập trung tìm giải pháp giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp.
Theo định hướng mới của ngành giáo dục nghề nghiệp, toàn bộ chương trình đào tạo phải đẩy mạnh các hoạt động gắn kết với doanh nghiệp, xác định mục tiêu đào tạo, đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Các trường muốn tuyển sinh được thì phải tự khẳng định thương hiệu bằng cách xây dựng chương trình đào tạo gắn với nhu cầu thực tế.
Anh Quang
Theo giaoducthoidai.vn
Phấn đấu đến 2030 có khoảng 40% cơ sở giáo dục là tư thục
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu ban Chấp hành Trung ương khóa XII về việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TBXH đang trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục nghề nghiệp.
Bộ LĐ-TBXH sẽ đẩy mạnh mạng lưới cơ sở giáo dục tư thục để phấn đấu đến 2030 có khoảng 40% cơ sở giáo dục là tư thục
Song song với đó, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương để triển khai xây dựng các đề án ở cấp tỉnh và cấp ngành.
Được biết, năm 2017, công tác tuyển sinh đã được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ LĐ - TBXH tích cực triển khai, ước đạt 2,2 triêu ngươi, trong đó tuyển sinh trình độ cao đẳng và trung cấp là 540 nghìn người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khoảng 1.660 nghìn người.
Công tác đào tạo được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai theo hướng đổi mới chương trình và phương thức đào tạo theo mô đun, tín chỉ hoặc kết hợp giữa mô đun và tín chỉ. Nội dung, chương trình đào tạo được xây dựng với sự tham gia của các doanh nghiệp, quá trình đào tạo được gắn kết với các doanh nghiệp đảm bảo cho học sinh, sinh viên có những kiến thức, kỹ năng bám sát theo yêu cầu của người sử dụng lao động, của khoa học, công nghệ.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Quân, năm 2018, trong lúc chờ Thủ tướng ban hành Quy hoạch tổng thể, những trường nào trong 3 năm vừa qua chỉ tiêu tuyển sinh không hiệu quả, dưới 50% chỉ tiêu được giao sẽ xem xét tái cấu trúc. Sát nhập vào các trường khác để tạo điều kiện cho việc cường cơ sở vật chất để hình thành lên mạng lưới các trường trọng điểm chất lượng cao.
Trong một số trường hợp, các trường có cơ sở vật chất và một số điều kiện khác không đáp ứng nếu sát nhập về cơ sở khác mà không khả thi thì sẽ giải thể. Về cơ bản sẽ thực hiện theo lộ trình.
Mục tiêu đến 2020 có khoảng 100 trường cao đẳng chất lượng cao đạt chuẩn và đến 2030 sẽ là 200 trường. Bên cạnh đó đẩy mạnh mạng lưới cơ sở giáo dục tư thục để phấn đấu đến 2030 có khoảng 40% cơ sở giáo dục là tư thục.
Theo Giaoducthoidai.vn
Lý do gì khiến hàng nghìn sinh viên buộc thôi học ở Sài Gòn? Một trong những bài toán khiến nhiều trường đại học ở TP.HCM đau đầu tìm phương án giải quyết chính là buộc phải đình chỉ hàng nghìn sinh viên mỗi năm. Vậy nguyên nhân nào khiến các trường phải ra quyết định "đặng chẳng đừng" này? Mỗi năm có tới hàng nghìn sinh viên buộc thôi học tại Sài Gòn. Vấn nạn &'rơi...