Hụt hơi khi vào năm thứ nhất
Vào đại học là bước vào một đời sống mới – đời sống sinh viên – với nhiều bạn trẻ từ trường phổ thông lên. Một chân trời tự do – nghĩa nào đó – rộng mở nhưng cũng phải đối mặt với nhiều va chạm của cuộc đời.
Môi trường này rèn giũa cho các bạn trẻ đời sống tự lập nhưng cũng khối người hụt hơi.
Hụt hơi với phương pháp học mới
Bạn Lê Thị Cúc (ĐH Kinh tế TP.HCM) chia sẻ về sự hụt hơi trong học tập: “Lên đại học không còn bị kiểm tra bài, ở một số môn còn không điểm danh, cũng không bắt buộc phải ghi bài… nên thời gian đầu tôi thấy học đại học thật nhàn hạ. Nhưng đến lúc thi mới tá hỏa: không ghi bài trên lớp nên khi đọc giáo trình thấy khó hiểu, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi hệ thống kiến thức”.
Còn đối với Trần Thị Thu Thảo (ĐH Sư phạm TP.HCM) là một sự thất vọng: “Dù mình học rất chăm, ngày nào cũng xem lại bài trên lớp, lúc thi thức đến 2-3 giờ sáng để học bài nhưng kết quả chẳng bù đắp được những công sức đã bỏ ra”. Hạ Lan (ĐH Ngoại thương) còn kể: “Rất nhiều sinh viên hầu như không học gì cho đến sát ngày thi mới bắt tay vào học tủ vài câu, may mắn thì trúng còn xui xẻo thì đành chấp nhận thi lại”.
Phương pháp học có thể nói là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả học tập của sinh viên. Nhưng phần lớn thời gian đầu các tân sinh viên đều mất phương hướng.
Căng thẳng giữa học và làm thêm
Cơm – áo – gạo – tiền cũng là một gánh nặng đối với những sinh viên ngoại tỉnh, gia đình không giàu có trong thời gian học đại học. Những lo toan này làm cho việc học của họ trở nên căng thẳng hơn khi phải cân bằng cả hai việc một lúc, đôi khi xao nhãng việc học hành.
Nhớ lại lúc cầm tấm giấy báo trúng tuyển đại học, Nguyễn Thị Bảo Ngọc (ĐH Y dược TP.HCM) thấy hạnh phúc vì những nỗ lực của mình đã có kết quả, nhưng bên cạnh đó là nỗi lo về những khoản chi phí khó có thể trang trải đối với gia đình thuần nông. Vừa rời giảng đường, Ngọc phải lao đi làm thêm để có tiền trang trải cho việc học và sinh hoạt. Những khi gần thi, Ngọc gầy rạc đi vì vừa phải ôn thi vừa phải kiếm tiền. Ngọc chia sẻ: “Đôi khi mình chỉ ước sao có thật nhiều tiền để có thể học mà không phải lo lắng đến những khoản chi phí bao vây mỗi ngày”.
Video đang HOT
Còn trường hợp của Hoàng Thị Vinh (ĐH Ngoại thương), do quá mất thời gian với việc kiếm tiền mà Vinh thường bỏ bê việc học. Vinh lên lớp trong tình trạng mệt mỏi, ngủ gục… nên rớt nhiều môn ngay học kỳ đầu.
Cám dỗ từ cuộc sống tự do
Rời ghế nhà trường, khỏi vòng tay bảo bọc của bố mẹ, không ít sinh viên cảm thấy được “sổ lồng”, tha hồ tung hoành, tha hồ “ăn chơi” mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của một sinh viên đó là học tập và rèn luyện bản thân.
Sống xa nhà, Quỳnh Anh (ĐH Kinh tế) thỏa sức vẫy vùng trong môi trường sống mới, tự do hơn và nhàn hạ hơn thời học sinh. Công việc chiếm nhiều thời gian nhất của Quỳnh Anh là dạo shop, tìm những bộ cánh thật đẹp và tìm những chỗ ăn ngon. Thời gian học buổi tối nhường chỗ cho những cuộc vui với bạn bè. Quỳnh Anh coi việc học chỉ là thứ yếu, “học mà không chơi đánh rơi tuổi trẻ”.
Đối với Nguyễn Thành (ĐH Ngoại thương), cuộc sống tại một thành phố sôi động như TP.HCM có một sức hấp dẫn đặc biệt, nhất là khi gia đình ở quê khá giả. Dường như không có hộp đêm nào mà Thành không biết, không có bar nào mà Thành chưa từng đến. Thành thường lui tới những nơi chỉ có những người đi làm và thu nhập cao mới có thể đến thường xuyên. “Đậu đại học rồi phải chơi cho đã, với lại sang năm 3, năm 4 học vẫn kịp mà”, Thành nhởn nhơ.
Theo Học Mãi
Những nội quy nhà trọ kì quặc ở TP HCM
Chuyện nhà trọ sinh viên quá chật hẹp, mất vệ sinh hay giá cao, khó tìm ... đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" tại TP HCM. Nhưng những nhà trọ có nội quy kì quặc dưới đây thì quả là có một không hai!
Mỗi ngày chỉ được tắm bằng một xô nước
Đến đầu hẻm 77, đường N.T, phuờng 13, quận 5 hỏi số nhà 77/1A thì đều nhận được những cái nhìn "thông cảm" và những lời khuyên "chân tình" như sau: "Con đi tìm phòng trọ phải không, cô khuyên con đi tìm chỗ khác là hơn, bà chủ ở đây kì cục lắm!".
Quyết tâm làm rõ cái sự "kì cục" ấy, tôi tìm đến và vào hỏi phòng thì được biết giá phòng là 400 ngàn một người, bao nước, tiền điện tính theo đồng hồ giá 2.500 đồng/Kwh.
Nội quy được dán khắp nơi
Lân la làm quen với một số bạn sinh viên nơi đây thì được các bạn "nhỏ to tâm sự": "Dì chủ ở đây quy định mỗi ngày chỉ được tắm một lần thôi, mỗi lần chỉ được hứng một xô nước!".
Bạn P.T.Thành, sinh viên trường CĐ Kinh tế kể thêm: "Không được mở nhạc, mở nhỏ cũng không được, dì chủ mà nghe thì sẽ bị mắng té tát, vì vách ngăn bằng gỗ, mở nhạc dì ngủ không được! Bạn bè lên chơi chỉ được thầm thì thôi, nói bình thường cũng không được nữa. Mà đặc biệt là bạn bè không được dùng nước để rửa tay, rửa mặt nhưng đi vệ sinh thì được!".
"Khảo sát" một vòng thì mới thấy, phòng vệ sinh với nhà tắm chung với nhau, không có vòi nước bên trong, người ở trọ muốn tắm thì phải hứng nước ở bên ngoài rồi xách vào. Như thế thì làm sao có chuyện "ăn gian" một lần tắm hai xô nước.
Một nhà trọ khác trên đường Triệu Quang Phục, quận 5 thì lại có nội quy ghi rõ ràng là: "Không được dẫn người lạ lên phòng chơi. Nếu dẫn lên phải đóng 10.000 đồng tiền nước. Chỉ được ngồi chơi trong vòng 2 tiếng, quá hai tiếng sẽ tính 5000/h. Không được dẫn bạn lên ngủ lại tại phòng, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt 30.000 một người... Nội quy đã được đề ra, mong anh chị nghiêm túc thực hiện!"
"Nội quy như vậy có gì đâu!"
Có chủ nhà trọ còn đưa ra nội quy theo kiểu: "Muốn ở đây thì hằng ngày phải thay phiên nhau lau nhà, dọn phòng vệ sinh dùm cho cô!". Nhà trọ này nằm trong hẻm 606, đường 3/2, quận 10.
Bạn L.Q.Định, sinh viên trường Trung cấp Y dược Cửu Long, ở trọ được gần hai năm nói: "Nhà cô có đến hai người, cô khỏe mạnh, con gái cô cũng khỏe lắm vậy mà bắt tụi em lau nhà, lau phòng vệ sinh. Trong khi tụi em ở gác gỗ trên lầu, nhà vệ sinh với nhà tắm cũng sử dụng riêng với nhà cô!". Nếu những sinh viên này không làm, thì sẽ bị nhiếc móc, và chủ nhà sẽ tìm cách đuổi đi.
Chủ nhà thường đưa ra rất nhiều nội quy để quản lý người ở trọ.
Một nhà trọ ở hẻm 202, Nguyễn Tiểu La, phường 8, quận 10 thì lại có nội quy làm cho các bạn sinh viên nghèo choáng váng. Chủ nhà quy định, nếu muốn nấu ăn thì phải dùng bếp cồn, bếp điện vì nếu dùng bếp gas mini sẽ dễ gây cháy nổ, và... khói làm đen tường.
Sinh viên nghèo, dùng cồn để nấu đắt gấp hai lần gas, nấu bếp điện chắc chắn sẽ tốn kém nhiều hơn với giá điện 3000/Kwh (chưa kể đồng hồ chạy nhanh như gió) vậy mà chủ nhà còn "bồi" thêm: " Mỗi lần nấu ăn phải đóng 10.000 tiền nước, 2000 tiền rác". Bạn L.Y.Nhi người trọ tại đây nói: "Quy định vậy em ăn ngoài luôn cho khỏe!".
Bà T.T.Di chủ nhà trọ giải thích: "Thật ra là tôi không cho các cháu nấu ăn nên mới khó khăn như vậy, sợ các cháu dùng bếp gas mini không an toàn, lỡ gây cháy nổ các cháu đâu chịu trách nhiệm nổi. Các nhà trọ khác họ cấm nấu ăn thì sao? Quy định như vậy có gì lạ đâu!"
"Không ở đó, biết ở đâu?
Tuy đưa ra những nội quy kì quặc như thế nhưng những nhà trọ kể trên đều có sinh viên trọ, thậm chí còn có nơi rất đông. Bạn K.Lan tại nhà trọ "mỗi ngày tắm một lần, một xô nước", tâm sự: "Dì chủ khó khăn vậy nhưng rồi cũng quen, chuyển phòng thì phiền phức. Mà phòng trọ bây giờ cũng khó kiếm lắm, không ở đây em cũng chẳng biết ở đâu!".
Hầu hết các chủ nhà trọ tại khu vực tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng đều khẳng định: "Chỉ thiếu phòng chứ không bao giờ thiếu sinh viên thuê!". Vì vậy, đa phần họ tự cho mình quá nhiều "quyền lực", và đưa ra những nội quy "trái khoáy" buộc sinh viên phải làm theo.
Hiện nay, việc quản lý sinh viên ở trọ đều do các chủ nhà trọ tự đưa ra quy định. Công an Phường chỉ quản lý về mặt nhân khẩu, an ninh trật tự, khó có thể can thiệp quá sâu vào đời sống, điều kiện sinh hoạt cụ thể của mỗi nhà trọ.
Sinh viên thuê nhà trọ lại thường theo kiểu "thuận mua vừa bán", "ở không được thì thôi". Nên khi quyền tự do bị ảnh hưởng, điều kiện sinh hoạt bị ràng buộc khắc khe cũng phải cắn răng chịu đựng.
Anh Nguyễn Trọng Hoàng - Trưởng phòng hỗ trợ đời sống sinh viên (Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP HCM) - cho biết: "Trung tâm đã sẵn sàng hơn 2.000 chỗ ở giá rẻ dành cho tân sinh viên (300.000-600.000 đồng/người/tháng) trong năm học mới này. Đây là những phòng trọ đã được Trung tâm khảo sát về điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất, an ninh trật tự, ... nên các bạn sinh viên có thể hoàn toàn yên tâm. Ngoài ra, khi có vướng mắc gì về nhà trọ, chủ nhà,... các bạn có thể gọi đến số: 38274705 . Trung tâm sẽ hỗ trợ giải quyết, hoặc tư vấn cho các bạn sinh viên tại các nhà trọ không thuộc sự quản lý của Trung tâm.
Theo Bee
Xóm trọ tháng 'củ mật', hở là mất Những ngày cuối năm sinh viên thường tổ chức tụ tập, nhưng lại thiếu tinh thần cảnh giác nên đến tháng "củ mật" (tháng chạp) nạn mất cắp ở xóm trọ sinh viên "nóng bỏng" hơn bất kỳ thời điểm nào. Mất cắp "hoành hành" Ngủ trưa dậy, vội vàng ra trước sân phơi lấy quần áo để đi học, Văn (SV ĐH...