Hụt hẫng, trầm cảm sau khi chồng mất
Chị là người luôn chủ động trong cuộc sống nhưng sau khi anh mất, chị không khỏi hụt hẫng, rơi vào trạng thái trầm cảm nhẹ.
Ảnh minh họa
Anh mắc bệnh hiểm nghèo, khi phát hiện đã ở giai đoạn cuối. Hai tháng đầu bệnh chưa phát triển nặng, chị chủ động tích cực tổ chức những bữa cơm sum họp gia đình, bạn bè. Chị cũng thuyết phục anh để có những chuyến đi dã ngoại cả nhà và có khi, chỉ anh và chị. Trước nay, anh vẫn chiều theo ý vợ nên vợ làm thế nào, anh theo thế. Cứ nghĩ, khi sức khoẻ của anh bước vào giai đoạn “báo động”, chị sẽ phải là người làm công tác tư tưởng cho anh nhưng không ngờ, anh lại là người chủ động nói với chị điều ấy.
Anh bảo, anh luôn lắng nghe cơ thể mình nên anh biết, giờ anh như cái cây bị sâu đục thân, ruỗng dần cho đến một lúc nào đó không gắng gượng được nữa. Anh sẽ cố gắng để anh chị có những ngày ấm áp bên nhau.
Anh chị thống nhất với nhau, tạm thời chưa nói cho gia đình, người thân hai bên cùng các con biết. Trong thời gian này, bên cạnh việc thực hiện phác đồ tư vấn, điều trị của bác sĩ, anh chị sẽ cùng nhau hoàn thiện những việc cần làm, tránh phiền toái về sau như giấy tờ nhà đất, xe cộ; nhất quán đường đi nước bước những dự tính còn dang dở. Nghe lời khuyên của bác sĩ, thời gian này anh chưa đau nên chị cố gắng coi anh là một người bình thường, chăm sóc anh kỹ càng hơn, nhắc nhở anh uống thuốc đúng giờ nhưng không đề cập đến bệnh tật. Chị tin, những suy nghĩ tích cực, tư duy lạc quan sẽ hơn ngàn lần các loại thuốc.
Video đang HOT
Khi anh phát hiện bệnh, bác sĩ cho chị hay, thông thường, thời gian đối với những bệnh nhân ở giai đoạn của anh chỉ kéo dài khoảng 5 tháng là cùng, tuỳ thể trạng, tinh thần, nghị lực của mỗi người. Chị nghe mà tai ù đi, thấy trời đất quay cuồng. Chị biết, trọng bệnh của anh không có thuốc nào chữa khỏi nên dù hoang mang, trái tim như bị bóp nghẹt, thì vẫn phải chấp nhận thực tế. Lâu nay, chị học cách chấp nhận và đương đầu, vì sự thật là, điều đã xảy ra thì làm sao thay đổi được.
Từ khi anh bệnh, cuộc sống gia đình bị đảo lộn cả về kinh tế đến sinh hoạt hằng ngày. Chị căng mình lo khoản nọ, khoản kia để cân đối chi tiêu, thuốc men… Nhiều lúc mệt mỏi, tủi thân, nghĩ đến những ngày sẽ không có anh, chị lao vào nhà vệ sinh vừa xả nước vừa khóc. Chị không cố kìm chế và dồn nén nỗi đau vào trong mà hễ lúc nào muốn khóc là chị oà lên khóc thật to. Chị khóc cho tan ẩn ức, buồn đau, nhẹ lòng rồi lại lau khô mắt, cố nở nụ cười, lấy lại cân bằng với mọi người xung quanh…
Đang yên đang lành có anh gánh vác, giờ việc lớn việc nhỏ trút cả lên vai chị. Nào làm tâm lý cho các con, ổn định tư tưởng cho ông bà nội ngoại của lũ trẻ, làm “bác sĩ” gia đình cho anh…, đôi khi, mọi thứ cứ rối tinh rối mù cả lên. Chị bảo, đêm nằm bên cạnh, đang ôm anh thật đấy nhưng trong đầu, chị đã phải sắp đặt hết những việc cần/phải làm khi “chuyến tàu” trần gian đưa anh về ga cuối.
Gần một năm sau ngày phát hiện bệnh, anh nhẹ nhàng từ giã mẹ con chị. Mất anh, trái tim tê dại vì đau nhưng chị vẫn tự an ủi, so với dự tính của bác sĩ, anh còn “bám trụ” bên mẹ con chị thêm được mấy tháng nữa. Chị không than thân trách phận mà luôn chọn lối tư duy tích cực, để thấy mình còn may mắn hơn vô vàn người khác.
Những ngày bắt đầu trang đời không có anh, người này thì tỏ ra thương cảm cho chị, người khác lại xì xào sau lưng, rằng chị “dễ quên”, chồng vừa chết mà đã ăn diện như không có chuyện gì xảy ra. Nghe những điều ấy, chị không tức tối, ấm ức hay bận lòng. Dù không còn anh song hành bên cạnh thì chị vẫn phải tiếp tục sống và lo cho bọn trẻ mà! Không giờ phút nào hình ảnh anh không hiển hiện trong tâm trí chị. Nhưng nỗi buồn riêng của chị, làm sao chị có thể mang nỗi buồn riêng làm ảnh hưởng đến không gian sống của người xung quanh!
Dù đêm đêm vẫn khóc thầm một mình nhưng chị ổn định cuộc sống gia đình và tâm lý cho các con rất nhanh sau sự ra đi của bố chúng. Chị nghĩ, mình không chủ động đương đầu và đón nhận thì làm sao hạnh phúc được!
Trót dính bầu trước khi cưới, lúc nhà trai đến bàn chuyện, tôi bị chính mẹ đẻ 'xử ép'
Hai tháng sau, tôi phát hiện mình có thai. Khi thông báo với bạn trai, anh hào hứng về nói với mẹ để chuẩn bị tính chuyện cưới xin.
Nhiều lúc tôi không hiểu mình có chỗ đứng thế nào trong lòng mẹ. Từ nhỏ, mẹ đã rất nghiêm khắc nhưng bà chưa bao giờ để tôi phải khổ cực. Tôi được mẹ cho ăn học với cuộc sống đầy đủ hơn nhiều bạn cùng trang lứa. Lúc đó tôi cảm thấy rất vui. Nhưng từ khi tôi tốt nghiệp cấp 3 và vào đại học, mẹ nhiều lần tâm sự dặn dò tôi không được yêu đương lăng nhăng, nếu yêu người nào cũng phải dẫn về cho mẹ xem rồi mới quyết định. Tôi nghĩ, chắc mẹ lo lắng cho mình nên mới như thế.
Tôi được mọi người khen ngợi là thông minh và có diện mạo ưa nhìn, thuộc tuýp dễ yêu mến. Vì vậy, thời đại học, tôi có nhiều bạn trai theo đuổi, trong đó tôi ưng một anh bạn cùng lớp. Nhớ lời mẹ dặn, tôi đưa về ra mắt ngay khi tình yêu chớm nở nhưng mẹ không đồng ý. Mẹ chê gia đình họ không cơ bản lại xa xôi. Thế là mối tình đầu của tôi vụt tắt.
Vài năm trôi qua, có đôi lần tôi cũng đưa bạn trai về cho mẹ xem mặt nhưng những người tôi yêu đều không vượt qua được lựa chọn của mẹ. Mẹ tìm ra mọi lý do để chê bai, ngăn cấm như diện mạo, tính tình, gia đình, bố mẹ... Tất cả đều bị loại bỏ, không sót một ai.
Cứ như vậy, tuổi trẻ của tôi trôi qua nhanh chóng, tôi đã bước sang tuổi 30. Nhìn thấy bạn bè đã lập gia đình gần hết, bản thân tôi cảm thấy rất sốt ruột, còn mẹ thì vẫn "tự cao tự đại", cho rằng con gái mình phải lựa chọn được người môn đăng hộ đối, học thức cao, diện mạo đẹp. Lúc đó, tôi chỉ mong tìm được người yêu thương mình, còn mọi tiêu chuẩn khác tôi chẳng quan tâm. Dù nghèo một chút nhưng có công ăn việc làm đầy đủ thì mọi thứ sẽ ổn.
Có lần mẹ còn mắng tôi: "Xinh như thế mà không tìm được người chồng giàu có thì ở vậy cho xong". Tôi cãi lại: "Bố mẹ người ta giàu chứ người ta có giàu đâu. Giờ cũng chẳng ai dại đâu mẹ à, họ cũng có nhiều lựa chọn lắm". Mẹ giận quá tát tôi một cái. Từ nhỏ đến lớn bà chưa bao giờ đánh tôi, đây là lần đầu tiên nên khiến tôi rất hụt hẫng, chán nản.
Sau đó, tôi đi chơi với nhóm bạn học cấp ba. Trong lúc ngà say, tôi đã trót qua đêm với người bạn trai cùng lớp. Anh chàng này thích tôi từ ngày xưa nhưng tôi không đồng ý. Giờ cơ duyên đưa đẩy, hai đứa gặp nhau rồi xảy ra chuyện như thế. Kể từ lần đó, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu rồi yêu nhau luôn. Tôi âm thầm không hé lộ mối quan hệ này với mẹ. Nhưng tôi được mẹ chồng tương lai rất quý mến, tôi thường xuyên được bạn trai đưa về nhà chơi và ăn uống như người một nhà.
Hai tháng sau, tôi phát hiện mình có thai. Khi thông báo với bạn trai, anh hào hứng về nói với mẹ để chuẩn bị tính chuyện cưới xin. Lúc này, tôi đành thú thật với mẹ mình. Khi biết tin tôi mang thai, mẹ gào thét chửi bới rằng tôi là đứa hư đốn. Tôi nói: " Mẹ đừng như thế, con lớn rồi sẽ chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Bao lâu nay mẹ can thiệp quá nhiều vào tình cảm của con, giờ là lúc con tự quyết định".
Tôi phải nhờ một người bạn thân của mẹ thuyết phục mãi thì mẹ mới chấp nhận gặp gỡ bàn bạc với nhà trai. Hôm đó, nhà trai bảo sẽ đưa sính lễ 100 triệu nhưng mẹ yêu cầu phải có nhà riêng sau khi cưới. Thấy vậy nhà trai chỉ hứa hẹn rằng sẽ cố gắng lo cho hai đứa cuộc sống tốt nhất chứ chưa đủ điều kiện như thế, ban đầu vẫn phải ở chung với gia đình.
Lúc nhà trai về, mẹ nổi giận đuổi tôi ra khỏi nhà. Bà còn bảo nếu không có nhà riêng thì bà không chấp nhận đám cưới này. Tôi rất bế tắc, dù đang mang thai nhưng mẹ lại "xử ép" mà không đồng ý thỏa thuận đám cưới, tôi phải làm sao? Dường như mẹ coi trọng đồng tiền hơn cả con cháu mình!
(Xin giấu tên)
Hệ lụy khi bố mẹ thường xuyên gây áp lực cho con cái Áp lực của cha mẹ thường xuất phát từ mục đích tốt, nhưng nó có thể cản trở lòng tự trọng của trẻ. Những chỉ trích bằng lời nói của cha mẹ cũng có thể liên quan đến chứng trầm cảm ở trẻ. (Ảnh: ITN) Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn con mình hạnh phúc và thành công. Nhưng định nghĩa...