Hương vị quê hương: Nghe chồng thưởng thức thịt dê…
Phố khuya. Đường Nguyễn Tự Tân (TP. Quảng Ngãi) lặng ngắt. Khuya thì lặng là tất nhiên. Vậy mà chúng tôi bụng sôi lên vì đói. Gần trăm cây số đường tiễn một người bạn đi xa, có ai kịp ăn uống gì.
Món dồi dê nướng
Đây rồi, trong ánh đèn vàng, mấy chữ “Quán Ba Hưng” hơi mờ nhưng chúng tôi thấy rất rõ. Đang kiến bò trong bụng, gặp quán ăn thì mắt sáng rực cũng là… tất nhiên thôi.
Mà khuya quá rồi, nếu quán đóng cửa vì… tất nhiên thì buồn chết, bởi tôi đã thấy một nhân viên ngáp dài trong lúc thu dọn cái bàn cuối cùng. Thật may, anh chủ quán trẻ măng cười chào, mời chúng tôi ngồi, cô vợ xinh tươi ló ra: “Chỉ còn một ít dồi dê hấp trong tủ lạnh. Anh hỏi họ xem có thích không cái đã”. Câu nói ngầm ý rằng nếu ngồi đây, các anh không còn sự lựa chọn nào khác. Nghĩ, giờ này mà còn chọn với lựa chắc chẳng còn chút nhựa để sống. Chúng tôi liền gật đầu.
Video đang HOT
Chủ quán thật vui tính khi bảo dồi dê hấp là “tình yêu đầu đời”. Cho món dồi hấp tắm giây lát trong chảo dầu thì thành món dồi chiên. Đó là… đời thứ hai. Còn… đời thứ ba thì đưa lên “giàn hỏa” trong vài phút để thành món dồi dê nướng. Nghe “nướng” mới nhớ ra trời đang thả sương đêm. Âm đang thịnh. Phải nóng mới ấm bụng. Và chúng tôi chọn “tình yêu tập 3″ – dồi dê nướng.
Có lẽ món này làm lợi cho thực khách nhất, bởi họ không phải mất tiền cho khoản mùi dê nướng đầy quyến rũ và nhiều cảm xúc. Thơm gì đâu, thơm hết câu diễn tả. Mùi thơm từ cửa bếp thơm lên, lan tỏa khắp sân quán. Rồi mùi thơm từ mũi theo “đường dẫn” thơm xuống dạ dày.
Không biết thực hư thế nào, nhưng đã từ lâu, thịt dê thường liên quan đến độ “yêu” mãnh liệt của cánh đàn ông, đến mức kết đọng thành nhiều giai thoại. Chẳng thế mà một “cây thơ” mới bén… mùi dê đã lên tiếng: “Vợ đang mặt ủ mày ê/Nghe chồng thưởng thức thịt dê liền cười”.
Một gã xưa giờ chẳng biết câu lục bát tròn méo ra sao nhưng chắc do mùi dê thơm quá cũng bốc lên, xăn tay áo nói để tao đối lại cho coi. Mà thiệt, dù là “lấy cơm chấm cơm” chớ có biến hóa gì đâu, mà thấy cũng ổn: “Nghe chồng thưởng thức thịt dê/Vợ đang mặt ủ mày ê liền cười”. Cả bàn vỗ tay khen. Được thể, gã vênh mặt lên nói làm thơ dễ ợt. Lâu nay tao không làm là vì tao… ém thơ chờ thời thôi.
Bốn đĩa dồi dê nướng được bưng ra “để cho bốn vị khỏi ai giành ai”, anh chủ vui tính lại đùa. Đĩa dồi được bài trí đẹp. Lại thêm một điều lợi nữa. Vừa rồi là “ăn” cái mùi khỏi tốn tiền. Giờ cũng khỏi tốn tiền cho việc “ăn” cái thẩm mỹ. Cạnh những khúc dồi nhỏ nhắn bén lửa than trở màu cánh gián là mấy chị em lá mơ, rau húng, hành, ngò tươi rói. Vài tép sả trắng nõn pha xanh nhạt như đang nhìn thực khách, cái nhìn thật gọi mời.
Dồi dê ngọt cái ngọt của thịt đùi, mềm cái mềm của những ngọn cỏ lá non tơ trên núi cao. Ăn kèm với vài loại rau trong đĩa, chấm với mắm nêm thôi nhưng cái lưỡi vẫn nghe… lao xao nhiều thứ lắm. Đó là hỗn hợp gia vị đã tẩm ướp vào thịt sau khi xay nhuyễn để dồn vào ruột dê. Mùi đậu xanh thơm hiền lành; mùi ngò gai thơm dìu dịu; mùi hành thơm rõ rệt đến mức nghe từng chút nồng nàn; mùi lá tía tô thơm phảng phất, gợi ấm áp giữa đêm khuya lành lạnh.
Hương vị quê hương: Ốc đinh miền sơn cước
Ở vùng miền sơn cước xứ Quảng, ốc là món ăn phổ biến. Có thể lập một "sơ đồ" ốc như ốc bươu, ốc lác, ốc đá... và cả ốc đinh.
Món ốc đinh xào sả ớt
Ốc đinh có kích thước nhỏ, thân hình quắn như những chiếc đinh vít, sống ở nơi khí hậu trong lành, bám vào hốc đá, chỉ ăn rêu đá nên thịt ngọt, béo lại đảm bảo sạch sẽ.
Độ tháng ba, tháng tư, nước các con sông, con suối bắt đầu ấm dần, là thời điểm ốc đinh vào mùa. Muốn bắt được ốc đinh với số lượng lớn, phải đi hàng chục cây số, vào sâu trong rừng, nơi dòng suối có nhiều đá bám rêu. Những con ốc sống ở vùng càng sâu càng xa trong núi sẽ càng sạch sẽ, lớn con, thịt thơm và béo ngọt. Ta chỉ cần hất nhẹ đám rêu xanh trong hốc đá là tha hồ lượm ốc vào giỏ, mang về làm thức ăn. Những năm được mùa ốc, lội mò dưới suối khoảng chừng hai tiếng đồng hồ, một người có thể mang về cả chục ký ốc.
Ốc đinh chế biến được nhiều món lạ ngon như um, nấu cháo... Để lạ miệng thì nấu canh, ít tốn kém cả tiền lẫn thời gian lại ngon và bổ dưỡng. Ốc đinh thường nấu canh với mít non, đu đủ xanh, lá tía tô. Được ưa nhất vẫn là ốc xào. Một đĩa đầy ốc đinh xào có thể vừa ăn chơi hoặc ăn no kèm bánh tráng, bánh mì hoặc bún trắng được chan từ nước ốc xào.
Ở miền sơn cước xứ Quảng, không chỉ xuất hiện trong mâm cơm, ốc đinh xào còn là món để các anh lai rai đưa cay lúc xế chiều, các chị nhâm nhi như món quà vặt lúc rảnh rỗi chuyện nương rẫy. Để có nồi ốc ngon, ốc mua hoặc bắt về trước hết phải tẩy sạch chất nhờn, bùn đất bằng cách ngâm nước vo gạo trong nửa ngày. Sau khi ngâm, rửa sạch mớ ốc lần nữa, dùng dao chặt bỏ chóp nhọn (phần đuôi) từng con để khi dùng dễ lấy ruột ốc hơn.
Cũng như "duyên nợ" lá lốt xào thịt bò, khổ qua xào trứng... thì ốc đinh xào không thể thiếu mùi vị của sả, ớt, lá chanh. Trong lúc đợi ốc ráo nước, ra vườn hái nắm lá chanh, bụi sả, vài trái ớt tươi, tép gừng. Sả tước bỏ cọng cứng, cắt khúc ngắn, dùng đầu cán dao đập giập, ớt quả và các thứ lá chanh, gừng cắt nhỏ.
Tất cả trộn đều cùng mớ ốc với gia vị. Tiếp theo đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, cho mớ ốc đã trộn các thứ lá và gia vị vào đảo nhanh tay. Thêm lượng nước phù hợp (muốn ngon hơn nữa thì cho một ít nước dừa vào), chờ nồi ốc sôi lên vài dạo chừng mươi phút, ốc chín hòa trong nước sốt sền sệt là được.
Ốc đinh xào nóng hổi, thích nhất là "khâu" khều thịt ốc ra, không cần quệt qua tí nước chấm nào mà bỏ luôn vào miệng. Ôi, thấm thía!
Hương vị quê hương: Xiêu lòng cá mẻ lò nướng lá lốt Để cho xiêu lòng xiêu dạ nhất hãy thử cá mẻ lò nướng lá lốt. Làm món này không thể thiếu lá lốt và nghệ tươi. Người ta thường để nguyên con và dùng dao khứa trên thân cá để gia vị ngấm vào từng thớ thịt. Cá mẻ lò nướng lá lốt trên vỉ Từ đầu cầu Cửa Đại (Hội An, Quảng...