Hương vị quê hương chốn thành thị
Đối với người Việt, những món ăn truyền thống, quê hương vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống.
Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam bắt nguồn từ chính dấu ấn của nền nông nghiệp lúa nước. Dù có hội hè, đình đám hay tiệc tùng gì thì trong thực đơn của người Việt cũng không thể thiếu các món ăn được chế biến từ hạt gạo. Việc giữ gìn thói quen này đã trở thành điều thường nhật trong đời sống và tất thảy người Việt đều giữ gìn dù đến bất cứ nơi đâu.
Tục ngữ xưa có câu: “Người sống về gạo, cá bạo về nước”; “Cơm tẻ mẹ ruột”, chính văn hóa nông nghiệp đã chi phối cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật của người Việt Nam. Từ bữa chính đến bữa phụ, có thể thiếu thịt, cá, nhưng không thể thiếu các món ăn bắt nguồn từ gạo. Bữa ăn gia đình không thể thiếu chén cơm nóng hổi với từng hạt gạo mang sắc trắng tinh tươm, vị dẻo bùi ngọt lành, ngào ngạt hương đất trời là yếu tố kết nối tình cảm giữa mọi thành viên trong gia đình.
Người Việt Nam luôn mang trong mình tính sáng tạo trong văn hóa ẩm thực. Qua bàn tay tài hoa của những “đầu bếp” gia đình, hạt gạo dần biến thể từ món cơm trắng ngon lành thành những loại hình ẩm thực đa dạng khác như bún, phở, hủ tiếu. Bạn sẽ khó cưỡng lại được hương vị thơm ngon của tô phở nóng hổi nồng nàn hương vị, bát hủ tiếu thanh tao ngon ngọt vị xương hay tô bún đa dạng về chủng loại và thành phần kết hợp.
Về cơ bản sợi bún, bánh phở hay sợi hủ tiếu đều sử dụng tinh bột của ngũ cốc, chủ yếu là gạo tẻ, có quy trình làm bột và ra thành phẩm gần tương tự nhau. Tuy vậy, giữa chúng ít nhiều có sự phân biệt nhất định theo thành phần nguyên liệu hoặc phương thức chế biến: sợi bún được làm thủ công, sử dụng tinh bột gạo tẻ, sợi có tiết diện tròn, mềm. Bánh phở dùng tinh bột gạo tẻ, tráng mỏng và cắt thành sợi dài.
Một món ăn khác, thịnh hành tại miền Nam Việt Nam, gần tương tự như bún là món hủ tiếu, tuy có sợi nhỏ, dai và dài nuột hơn sợi bún. Tùy vào đặc trưng mỗi vùng miền mà người dân yêu chuộng loại thức ăn dân dã làm từ những hạt ngọc của đồng này khác nhau. Nhưng tựu chung lại, những món ăn chế biến từ gạo như phở, bún, hủ tiếu từ lâu đã trở thành những món ăn truyền thống và quen thuộc đối với người Việt bên cạnh món chính là cơm, mang theo hương thơm của đất trời, vị ngon của tự nhiên và đậm đà phong vị quê hương.
Hương vị quê hương trong cuộc sống hiện đại.
Cùng với nhịp sống hiện đại, hối hả, con người cũng đã nhanh chóng thích nghi với cái gọi là “fast food” – thức ăn nhanh của xã hội mới. Đối với người Việt, những món ăn truyền thống, quê hương vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống. Thế nhưng, thời gian vẫn là điều nan giải với những người bận rộn khi không có thời gian chen vai trong quán ăn quen thuộc vào buổi sớm mai để thưởng thức một món ăn với sợi gạo tươi ngon. Với người Việt, món ăn có thể chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, không cần cầu kỳ nhưng phải thể hiện được cái hương vị tinh túy, thuần chất. Đặc biệt, với những món ngon từ gạo thì lại càng khắt khe (từ chất gạo, đến nguyên liệu rồi tới nước dùng…)
Video đang HOT
Đáp ứng nhu cầu này, Vina Acecook đã mang đến các sản phẩm sợi gạo ăn liền: phở Đệ Nhất, bún Hằng Nga, hủ tiếu Nhịp Sống được chế biến từ loại gạo chọn lọc từ nguồn nguyên liệu gạo tự nhiên, sản xuất trên công nghệ tạo sợi hiện đại của Nhật Bản. Vì thế, sợi gạo luôn mềm, dai, lưu giữ được đậm đà hương vị tinh túy truyền thống trong mỗi món ăn. Từ đó, những món ăn này đã tạo cho người ăn một cảm giác ngọt ngào, ngon như đang được thưởng thức tô phở tươi thơm ngon tại tiệm. Nhà sản xuất cho biết, ngoài việc mang đến sự tiện lợi, hợp khẩu vị cho người tiêu dùng thì các sản phẩm của công ty còn cung cấp nhiều năng lượng, dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do được sản xuất với quy trình khép kín, kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng đầu vào, đầu ra theo tiêu chẩn ISO, HACCP và các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm quốc tế khác.
Cuối năm là thời điểm mọi người bận rộn với những ngày lễ hội, những buổi tất niên cùng đồng nghiệp hay những buổi thăm viếng khách hàng… và không còn thời gian cho những buổi sum họp gia đình qua bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy, các chị em nội trợ vẫn có thể dành ít thời gian buổi sáng để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả gia đình với bộ ba sản phẩm ăn liền từ gạo của Vina Acecook.
Nguyên chất từ hạt gạo thơm kết hợp với công nghệ hiện đại tạo ra sợi phở Đệ Nhất, bún Hằng Nga, hủ tiếu Nhịp Sống có độ hoàn nguyên cao, tươi ngon, hòa quyện với nước súp lôi cuốn đậm đà… Điều này giúp bạn dễ dàng thưởng thức bát phở, bún hay hủ tiếu thơm ngon ngay tại nhà mà không cần phải ra tiệm.
Theo PNO
'Xì xèo' bánh xèo ngày gió lạnh
Trở lạnh, không ít người thèm bếp lửa củi phừng phừng cháy, thỉnh thoảng tí tách than nở pháo hoa và tiếng kêu réo ì xèo của dầu, mỡ. "Năm - bờ - oan" bánh xèo!
Bánh xèo Phan Rang thơm mùi nướng hơn chiên
Có thể chiếc bánh xèo bình dị khởi phát từ miền Trung mến yêu. Rồi bánh "theo đoàn lưu dân" gồng gánh, phiêu bạc vào tận mũi Cà Mau.
Thế nhưng lạ ở chỗ, chiếc bánh quê mẹ chỉ cỡ lòng bàn tay người lớn; còn bánh miệt con - cháu, có cái đường kính hơn nửa mét.
Song ông bà ta từng bảo: "chiếc áo không làm nên thầy tu", trường hợp loại bánh trỗi nhạc cũng vậy. Có lần chúng tôi ra chợ cảng Đông Hải, của TP.Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, tìm ăn bánh xèo nhưn hải sản lúc tờ mờ sáng.
Đặc biệt, chiếc bánh ở đây có sự hùn vốn của người Chăm và Việt. Nồi đúc bánh bằng đất nung, ám khói với mỡ heo đen bóng. Nồi chỉ "ăn" nhiều chất béo trong vài lần đầu, về sau lại rất ít hao. Do vậy, mẻ bánh có mùi vị nướng hơn chiên - càng lâu ngán.
Giá một cái loại ngon ở đây không quá 4.000 đồng, đủ nhưn tôm, mực. Ngoài chén nước mắm pha trội ngọt hơn chua, còn có nồi dưa hường kho lạt với các loại cá biển nhỏ như: cá cơm, cá nục. Tùy thích.
Sướng hơn là kiểu ăn bánh dạo chợ. Có nghĩa, bạn muốn ăn bánh nhưn gì, độ tươi cỡ nào, thì chịu khó lội ra khu bán cá tôm cạnh đó chọn mua. Tôm đất biển ở đây vóc dáng mảnh khảnh, vỏ màu nâu nhạt nhưng búng tanh tách khá to. Mực ống tươi mượt, có con còn nháy mắt như "đá lông nheo" với khách.
Rồi lặng lẽ nhìn bàn tay thoăn thoắt của người thợ nấu lúc rưới bột, khi rắc rau giá, lượt chăm mỡ... Trán bà đẫm mồ hôi trong sương lạnh. Cảm động hơn, lúc hỏi tiền công đúc bánh: "Cho bao nhiêu thì cho!"
Vài người bạn trong nhóm thắc mắc hỏi sao người viết ăn ít mà bảo no căng bụng. Tôi rạng rỡ đáp: giữ eo! Thật ra, tôi ăn gấp 2 - 3 họ, bởi đã đồng hành suốt quá trình "sinh thành" nên bánh!
Một bậc đàn anh gốc miền Trung nói: ăn bánh xèo càng đông càng ngon. Quả không sai. Tuy nhiên, lần đầu làm cư dân Sài Gòn anh đã choáng ngợp trước chiếc bánh xèo Đinh Công Tráng, Q.1, vàng tươi, lớn gần gấp 10 chiếc bánh quen nơi cố hương Nha Trang của anh.
Khoảng 5 - 6 năm trước, thương hiệu bánh xèo Mười Xiềm bước thấp bước cao về TP.HCM, dần nẩy nở và giành nhiều giải thưởng danh giá, trong các lần liên hoan ẩm thực.
Thế nhưng, rủ 2 người bạn thổ địa sành ăn các món dân dã đất Tây Đô, cùng nếm bánh Bà Mười Xì - Gòn, mỗi người mỗi ý. Ông nói, bề thế (lớn) hơn nhưng thiếu mùi sông nước Bình Thủy, Cần Thơ. Bà lại cười nụ bảo: thua xa bánh xèo má tui hồi xưa!
Bánh xèo miền Tây "chở" nhiều hoa cỏ
Tất nhiên, xét về độ chăm chút, đủ đầy "rau cỏ" tươi non và không khí chộn rộn chuẩn bị đổ bánh - không đâu bằng bánh xèo nhà.
Do vậy, cũng tốn mồ hôi nhiều hơn. Bắt đầu từ việc chọn gạo lúa mùa - cứng cơm - ngâm qua đêm. Rồi xay kẻo kẹt, rỉ rả bằng cối đá. Một bận chưa nhuyễn thì phải khòm lưng xay lại cho nhuyễn nhừ mới thôi.
Chảo gang dùng đổ bánh sẽ được "uống" ngập mỡ heo, liên tục trước đó vài hôm. Đậy kín - không rửa.
Tôm ưng ý nhất là giống bạc nghệ, mỏng vỏ, thịt ngọt dẻo. Chưa kể, mẹo tạo vành bánh giòn rụm, mỏng tanh - phải biết phối trộn khéo léo thêm: bột khoai lang bí, cơm nguội quết nhuyễn, nửa ly rượu đế ngon...
Còn rổ rau luôn lớn gấp 3 mâm bánh. Không thể thiếu những tay cải bẹ xanh lành lặn, dày dày (già, cải sẽ đắng, cọng giòn khó cuốn), đọt xà lách non trong, đọt xoài xanh tím, đọt cóc xanh đậm, dấp cá non tơ... Nói chung phải hội đủ vị cay hăng nhẹ, chua - chát dịu, để khống chế chất béo ngậy. Cho nên, người ăn thoải mái dùng lá cải bẹ xanh thay bánh tráng, cuốn trọn và chấm ngập nước mắm chua ngọt. Cuốn thả cửa vẫn không sợ đẫy đà, ớn ngán.
Khi đó, đám trẻ con thường "đói con mắt" nên được ăn trước, thường là bánh vụn (bánh thử chảo). Những bậc trưởng thượng luôn được mời bánh đẹp. Riêng người vừa no vừa đói (no hơi) đứng ở khâu rưới bột, trở bánh đều tay.
Cuối tuần, thỉnh thoảng anh bạn gốc Nha Trang í ới rủ vài ba người bạn thân đến nhà tổ chức đổ bánh xèo. Nay là kẻ chợ, anh đành dùng bột pha sẵn, mỡ heo công nghiệp... Anh chép miệng ước ao có miếng mỡ heo cỏ giòn ngọt, chiếc cối đá cũ kỹ!
Theo Eva
Nhong nhong mà hái rau thông Nhàn hạ, thư thả, thong dong tản bộ dưới rặng dương, thấy ngọn rau nào vươn cao, xanh mướt thì cúi xuống "nhặt" lên. Đó là cách hái rau thông một cách thong dong của dân Sa Huỳnh, những người sinh sống trên rẻo đất cực nam của tỉnh Quảng Ngãi, nơi mà chỉ cần với tay ra là chạm bàn tay của...