Hương vị bánh khảo trên quê hương Bình Phước
Hằng năm, khi tết đến xuân về, cũng như bánh chưng xanh, bánh khảo không thể thiếu trên bàn thờ của đồng bào Tày, Nùng để cúng ông bà, tổ tiên. Đây là món ăn cổ truyền của người Tày, Nùng, góp phần làm phong phú hương vị ẩm thực tết của người Việt Nam.
Từ xa xưa, bánh khảo được coi như một món lương khô của đồng bào Tày, Nùng ở tỉnh Cao Bằng. Bánh được làm nhiều nhất vào dịp tết với ưu điểm để lâu không mốc, thiu. Với đồng bào Tày, Nùng chừng nào chưa hết bánh khảo trong nhà thì vẫn còn không khí tết.
Chị Phùng Thị Mai (dân tộc Nùng), ấp Trảng Tranh, xã Tân Lợi (Đồng Phú) cho biết: Cứ đến 20 tháng chạp, mỗi gia đình đồng bào Tày, Nùng lại đi chợ chọn gạo nếp loại thơm, ngon, hạt mẩy nhất để làm bánh khảo. Nhiều nhà còn tự túc gạo nếp thơm để làm bánh cổ truyền đón năm mới. Gạo sau khi đã đãi sạch, bỏ những hạt tấm, được rang nổ giòn đều đến độ chín vàng để tạo mùi thơm và xay thành bột. Bột càng mịn, bánh khảo càng dẻo ngon. Sau đó, bột nếp được cho vào túi vải phơi sương từ 1-2 đêm hoặc ủ dưới lòng đất. Đây là công đoạn “hạ thổ” và là bí quyết để bột nếp dễ nhào nặn, để lâu không bị thiu.
Chị Mai chuẩn bị nguyên liệu làm bánh khảo đón tết và đây là món ăn truyền thống không thể thiếu của đồng bào Tày, Nùng
Thông thường, 1kg bột nếp trộn lẫn với 1kg đường tinh luyện, 1 ly mật ong, tất cả được nhào nặn nhuần nhuyễn. Chuẩn bị xong bột và nhân bánh, đến công đoạn nén bánh vào khuôn. Sau khi đổ lớp bột đầu tiên vào khuôn, nhẹ nhàng ép phẳng, rồi đến lớp nhân (đồng bào Tày, Nùng ở Bình Phước sử dụng nhân đậu phộng, mè hoặc hạt điều), sau đó cho tiếp lớp bột vào và ấn bằng phẳng, sao cho hai lớp bánh đều nhau và kết dính chặt. Dùng dao cắt bánh ra thành từng miếng nhỏ như trong khuôn đã có vạch định sẵn (thông thường mỗi khuôn có từ 12-24 bánh) và cắt bánh ngay sau khi ép bột bởi để lâu sẽ khó cắt. Sau khi gỡ bánh ra khỏi khuôn thì gói bằng giấy màu.
Chị Mai cho biết thêm: Ngày nay, bánh khảo được người dân làm bán ra thị trường nhiều, song đồng bào Tày, Nùng vẫn thích tự tay làm từng phong bánh cúng ông bà, tổ tiên và thết đãi khách trong những ngày tết.
Ghé thăm gia đình đồng bào Tày, Nùng trên đất Bình Phước vào tết, cùng thưởng thức miếng bánh khảo với ly nước trà xanh, chúng tôi cảm nhận được vị thơm của bột nếp, vị bùi của vừng (mè), hạt điều và vị ngọt thanh của đường, mật ong. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo dư vị đậm đà không thể nào quên trong những ngày đầu xuân.
Video đang HOT
Tự làm snack ngô giòn tan thơm ngon
Snack ngô giòn giòn, mặn ngọt, càng nhai càng cảm nhận được vị thơm ngon hấp dẫn. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm snack ngô:
1. Bột ngô vàng 100g
2. Bột mì ít gluten 100g
3. Dầu ngô 40g
4. Nước lọc 90g
5. Bột gia vị thịt nướng BBQ hoặc bột phô mai
Cách làm snack ngô
1. Trộn bột
Cho bột ngô, bột mì, dầu ngô, nước lọc vào bát tô.
Khuấy đều bột.
Nhào bột thành khối dẻo mịn không dính tay.
2. Tạo hình và nướng snack
Cán bột thành tấm mỏng, sau đó cắt từng miếng vừa ăn. Đặt bột vừa cắt vào khay nướng. Nướng snack ở 170 độ C trong khoảng 15 phút hoặc cho đến khi snack chín vàng đều là được.
3. Hoàn thành
Lấy snack ra khỏi lò nướng, để nguội rồi rắc bột gia vị thịt nướng BBQ lên và trộn đều là xong.
Thành phẩm:
Từng miếng snack ngô giòn giòn lại thơm ngậy vị ngô rất hấp dẫn. Snack sử dụng những nguyên liệu quen thuộc, phổ biến, mà cách làm lại rất dễ. Bạn hãy bỏ túi công thức này để làm mới khay bánh kẹo ngày Tết nhà mình nhé!
Chúc bạn thành công với cách làm snack ngô này và đón Tết thật vui nhé!
Cách làm mứt dừa non có đường bám đều, lên màu đẹp Làm mứt dừa non như thế nào để đường bám đều, không bị khô. Tết đến, xuân về mà không có mứt dừa thì thiếu vị lắm. Nhưng nhiều chị em khi làm mứt dừa thường gặp tình trạng màu lên không đều hoặc đường bị vón cục, không đủ đường bám li ti lên mứt. Hãy nắm ngay bí quyết này để...