Hướng tới sự công bằng trong đào tạo trình độ tiến sỹ trong nước

Theo dõi VGT trên

Ngày 28/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 18 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sỹ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2021 và thay thế Thông tư số 08, ngày 4/4/2017.

Về cơ bản, Thông tư 18 tiếp tục kế thừa những nội dung quy định phù hợp của Thông tư 08, đồng thời chỉnh sửa, bổ sung một số điểm mới trên cơ sở đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đào tạo trình độ tiến sỹ ở tất cả hệ thống cơ sở giáo dục đại học trên cả nước, tính thực chất của hoạt động nghiên cứu và tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm tự chủ của các cơ sở đào tạo.

Hướng tới sự công bằng trong đào tạo trình độ tiến sỹ trong nước - Hình 1

Thiếu tướng, GS.TS Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện Cảnh sá.t nhâ.n dân và Đại tá Nguyễn Đăng Sáu, Phó Cục trưởng Cục Đào tạo, Bộ Công an trao bằng cho các tân tiến sỹ. (Ảnh chụp tháng 6/2020).

Về nét mới nổi bật của Thông tư 18, có thể kể đến tiêu chuẩn ngoại ngữ đầu vào: Quy chế mới có sự điều chỉnh nâng tiêu chuẩn ngoại ngữ đầu vào đối với một số ngôn ngữ như tiếng Anh: yêu cầu Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 lên 46, Chứng chỉ IELTS từ 5 – 6.5 lên mức từ 5.5 trở lên; đối với tiếng Nhật: nâng từ trình độ N2 lên N3; đồng thời bổ sung chấp nhận các chứng chỉ quốc gia (tương đương trình độ bậc 4/6).

Ngoài ra, quy chế mới cũng điều chỉnh tăng số lượng nghiên cứu sinh được hướng dẫn trong cùng một thời gian, quy định tổng thời gian đào tạo không vượt quá 6 năm (72 tháng) và cho phép nghiên cứu sinh được bảo lưu kết quả học tập trong thời gian nhất định để tiếp tục theo học và nghiên cứu nếu có nhu cầu…

Về tiêu chuẩn bài báo, quy chế cũ quy định nghiên cứu sinh cần công bố tối thiểu 2 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó 1 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus, hoặc đã công bố tối thiểu 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện; hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

Quy chế mới, ngoài việc tiếp tục yêu cầu các bài báo trong danh mục Wos/Scopus là minh chứng cho kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh thì bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước có chất lượng tốt theo khung tiêu chuẩn đán.h giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (0,75 điểm trở lên). Các công bố phải đạt từ 4.0 điểm trở lên đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh và 2.0 điểm trở lên đối với đầu ra nghiên cứu sinh. Đây là một điểm rất mới trong quan điểm của Bộ GD&ĐT trước thực tiễn triển khai Thông tư 08 từ năm 2017 đến nay.

Thực tế, nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy, quan điểm chỉ đạo và định hướng chung của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT hướng tới mục tiêu đề ra là nền giáo dục của Việt Nam phải tham gia vào bảng xếp hạng giáo dục của thế giới. Với định hướng và chủ trương này, trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tích rất đáng ghi nhận.

Video đang HOT

Theo số liệu thống kê được công bố năm 2019, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018. Lần đầu tiên, Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học được vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới, có 11 cơ sở giáo dục đại học nằm trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu châu Á. Trong 10 năm qua, số lượng các công bố quốc tế thuộc Scopus của Việt Nam tăng gấp 7 lần, từ 1.764 bài năm 2009 lên 12.431 bài vào năm 2019.

Việc áp dụng điều kiện về bài báo quốc tế đối với cả người hướng dẫn và nghiên cứu sinh theo Thông tư 08 là một trong những tiêu chí hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ của Việt Nam, theo hướng quốc tế hóa để đáp ứng với chuẩn khu vực, quốc tế. Tuy nhiên, có một thực tế diễn ra là số lượng đăng tải các bài báo quốc tế có sự chênh lệch khá lớn giữa ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Đặc biệt, đối với các ngành đặc thù của lực lượng vũ trang như Quân đội, Công an, các nghiên cứu khoa học dựa trên cơ sở, cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mang tính bảo mật cao, nhiều nội dung, kết quả nghiên cứu liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật an ninh-quốc phòng, thì việc yêu cầu bắt buộc có những bài báo công bố quốc tế là rất khó khả thi và chỉ hạn chế ở một số ngành, lĩnh vực cụ thể.

Do đó, việc Bộ GD&ĐT quy định cho phép bên cạnh các công bố quốc tế, nghiên cứu sinh và người hướng dẫn có thể có những công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước có uy tín thực sự là một điểm tiến bộ, đảm bảo tính hài hòa trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chúng ta đã có những quy định rõ ràng về tạp chí, ấn phẩm được tính điểm công trình. Việc cho phép công nhận những bài đăng trong nước sẽ tạo cơ hội, động lực để chúng ta phát triển và nâng cao hơn nữa năng lực các tạp chí khoa học Việt Nam. Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, quy định này còn góp phần hạn chế những hiện tượng tiêu cực trong khoa học như thuê viết bài báo khoa học, trả tiề.n để được đăng bài quốc tế… Thay vào đó, khuyến khích nghiên cứu sinh và người hướng dẫn có những công bố thực chất và chiều sâu.

Về vấn đề này, GS Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, ISI/Scopus chỉ là cách phân loại, không tuyệt đối chúng với tất cả lĩnh vực khoa học. Nếu tuyệt đối hóa, xem đây là chuẩn mực quốc tế duy nhất để đán.h giá chất lượng công trình sẽ dẫn đến tình trạng có nghiên cứu sinh tìm mọi cách “lách” để có bài đăng trên tạp chí quốc tế một cách không thực chất.

Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 22 Thông tư 18 cũng đã khẳng định: “Căn cứ quy chế này và những quy định hiện hành khác có liên quan, cơ sở đào tạo có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế của cơ sở đào tạo; cụ thể hóa với yêu cầu ngang bằng hoặc cao hơn nhưng không trái với những quy định của quy chế này”.

Điều đó có nghĩa là, các cơ sở giáo dục, tùy theo mục tiêu, tiềm lực của mình có thể đưa ra những quy định, yêu cầu khác nhau với nghiên cứu sinh, miễn là không thấp hơn với các quy định của quy chế. Đây chính là ý nghĩa tích cực và nhân văn của quy chế mới trong nâng cao vai trò tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo đối với chất lượng giáo dục của mình.

Không cần bài báo quốc tế, nghiên cứu sinh từ 2017 tới nay vẫn được tốt nghiệp

Theo quy chế mới, nghiên cứu sinh được công nhận trúng tuyển vào năm 2017, 2018, 2019, 2020 tới đây sẽ tốt nghiệp mà không cần bài báo quốc tế gây nhiều tranh cãi.

Ngay sau khi ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, Bộ GD&ĐT vấp phải sự phản đối từ nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Lý do, quy chế mới bỏ quy định nghiên cứu sinh tiến sĩ phải sở hữu ít nhất 2 công bố trên tạp chí quốc tế và thay đổi chuẩn đầu ra ngoại ngữ.

Một điểm khác trong quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 cũng được các nhà khoa học quan tâm. Tại khoản 2, Điều 24 quy định: "Cơ sở đào tạo quyết định việc áp dụng khoản 2 Điều 5 (bỏ yêu cầu bắt buộc phải có công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh) và điểm c điểm d khoản 1 Điều 14 (bỏ yêu cầu bắt buộc phải có công bố quốc tế với người hướng dẫn) của quy chế này với khóa đã tuyển sinh trước ngày thông tư này hiệu lực thi hành".

Tốt nghiệp theo chuẩn mới

Theo hiệu trưởng một trường đại học về kinh tế tại Hà Nội, những quy định bắt buộc về công bố quốc tế từng được coi là điểm đột phá, "linh hồn" của quy chế tuyển sinh và đào tạo năm 2017 so với các năm trước đó. Tuy nhiên, quy chế mới lại đang phủ nhận điểm tích cực trên.

Việc tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ theo quy chế cũ nhưng lại thực hiện chuẩn đầu ra theo quy chế mới là bất thường và không hợp lý.

Chuyên gia lấy ví dụ, trước đây, trong quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2017, Điều 32 quy định, các khóa tuyển sinh đã có quyết định công nhận nghiên cứu sinh trước thời điểm thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định của quy chế đào tạo tiến sĩ ban hành trước đó. Điều 48 quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2009 cũng quy định tiêu chuẩn đầu ra mới chỉ được dụng sau 3 năm kể từ khi thông tư mới có hiệu lực, các khóa đã tuyển sinh theo thông tư cũ sẽ áp dụng chuẩn đầu ra theo thông tư cũ.

Có lẽ, quy định này đang nới lỏng, tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh một số lĩnh vực khoa học xã hội, tư tưởng lâu nay bị vướng công bố quốc tế để họ có thể thuận lợi ra trường trong thời gian tới.

GS TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, trong quản lý đào tạo, nghiên cứu sinh khi nhập học theo quy chế nào thì thường phải ra trường theo quy chế ấy. Tuy nhiên, quy chế đào tạo tiến sĩ mới lại cho phép tất cả các khóa tuyển sinh theo quy chế cũ được áp dụng chuẩn đầu ra theo quy chế mới, tức là sẽ bỏ đi yêu cầu công bố quốc tế. Thực sự, đây là bước thụt lùi, xóa bỏ hoàn toàn điểm tiến bộ ưu việt nhất của quy chế 2017.

GS Đức nhấn mạnh, tiến sĩ là bậc đào tạo cao nhất 8/8 trong khung năng lực trình độ quốc gia. Những ai đã, đang và sẽ làm tiến sĩ theo đúng nghĩa chân chính, thực chất đều phải chấp nhận và trải qua những thử thách, gian nan trong quá trình học tập để tiến bộ, trưởng thành hơn.

Chất lượng tiến sĩ yếu kém sẽ để lại hậu quả không chỉ cho giáo dục đại học mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển và hội nhập của đất nước. Chất lượng tiến sĩ kém kéo theo chất lượng giáo sư, phó giáo sư cũng đi xuống.

Theo tinh thần của quy chế mới thì hầu hết các nghiên cứu sinh được công nhận trúng tuyển vào các năm 2017, 2018, 2019, 2020 sẽ tốt nghiệp mà không cần đến bài báo quốc tế.

Không cần bài báo quốc tế, nghiên cứu sinh từ 2017 tới nay vẫn được tốt nghiệp - Hình 1

Nghiên cứu khoa học. (Ảnh minh hoạ)

Mỗi ngành một khác

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2017 yêu cầu nghiên cứu sinh chỉ cần 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài ở hội thảo quốc tế có phản biện, hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện mà không quy định hội thảo quốc tế nào, tạp chí của nước nào và uy tín đến đâu.

Trong thực tế, nhiều tạp chí nước ngoài không được một số hội đồng ngành của Hội đồng Giáo sư Nhà nước chấp nhận. Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 quy định cụ thể, bài báo tạp chí nước ngoài, báo cáo tại hội nghị quốc tế phải nằm trong danh mục Scopus hoặc WoS.

Theo Thứ trưởng Sơn, hiện nghiên cứu sinh trong nước khá vất vả vì thiếu nhiều điều kiện nghiên cứu và hỗ trợ tài chính so với các nước phát triển. Khả năng công bố quốc tế đối với các ngành, lĩnh vực cũng rất khác nhau.

Bên cạnh đó, thời gian đào tạo tiêu chuẩn của nghiên cứu sinh từ 3 đến 4 năm, trong khi để ra được kết quả mới, nhiều khi phải mất 2 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Việc gửi đăng các bài báo ở các tạp chí quốc tế uý tín thường mất nhiều thời gian, thực tế sẽ gây khó khăn và rủi ro cho nghiên cứu sinh.

Theo thống kê từ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), trong 10 năm (2010 - 2020), trên 2.000 công bố khoa học liên quan đến đề tài luận án tiến sĩ nhưng chỉ có 50 công bố quốc tế, tức khoảng 2,5%.

Mặt khác, theo thông lệ quốc tế, tuy việc nghiên cứu sinh phải đạt công bố là chuẩn mực nhưng rất ít quốc gia có văn bản pháp quy về việc này, mà mỗi trường đại học sẽ tự chủ quyết định. Nếu chúng ta lên mạng tra cứu sẽ thấy rất nhiều trường đại học nổi tiếng của châu Âu hay Mỹ không có quy định cứng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lúc bố chia đất, anh cả đưa ra tờ xét nghiệm ADN, tôi sốc nặng nhưng bố lại vo tròn mảnh giấy và giao cả gia tài cho anh ấy
05:36:27 30/09/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng mắc sai lầm giống Anh Trai Say Hi, giới thiệu thiếu 1 nghệ sĩ tại concert?
07:56:08 30/09/2024
Sốc visual mỹ nhân cổ trang Việt một thời, đẹp đến mức 34 năm vẫn chưa có ai sánh bằng
05:54:56 30/09/2024
Top phim Hoa ngữ được xem nhiều nhất tháng 9, bất ngờ với 'Phàm Nhân Ca'
05:54:13 30/09/2024
Biết vợ cũ tái hôn với anh chàng nghèo, tôi chuyển 100 triệu mừng cưới và định tặng con gái 1 căn nhà nhưng con từ chối
05:23:50 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Vụ cô giáo "dỗi" vì không được ủng hộ laptop: Nhiều phụ huynh tạm dừng cho con đến lớp
07:16:37 30/09/2024
Bình An kéo lê Á hậu Phương Nga khắp nhà chỉ để vợ... đu trend
06:57:24 30/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đây là ngôi chùa nổi tiếng lưu dấu tích Đường Tăng ngoài đời thực từng ẩn náu khi đi thỉnh kinh

Du lịch

09:16:21 30/09/2024
Tây Du Ký là tác phẩm kinh điển của nền văn học Trung Quốc cổ đại, cũng như bộ phim truyền hình dài tập cùng tên được chuyển thể từ tiểu thuyết này, sớm đã trở nên quen thuộc đối với người dân Trung Quốc

Jordan tiếp tục điều máy bay chở hàng viện trợ nhân đạo tới Liban

Thế giới

09:05:52 30/09/2024
Hoạt động viện trợ của Jordan diễn ra trong bối cảnh Israel gia tăng các đợt không kích quy mô lớn nhằm vào lãnh thổ Liban bắt đầu từ ngày 23/9, đán.h dấu chiến dịch quân sự dữ dội nhất tại khu vực kể từ năm 2006.

Cuối tháng 8 âm lịch, 3 con giáp đạp trúng hố kim cương, vận đỏ không ai sánh bằng, tiề.n bạc BỘI THU, dư dả tiêu xài

Trắc nghiệm

08:54:27 30/09/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào đạp trúng hố kim cương, vận đỏ không ai sánh bằng, tiề.n bạc BỘI THU, dư dả tiêu xài vào cuối tháng 8 âm lịch này nhé!

Hành trình chiến thắng bệnh tật đầy cảm hứng của Kim Woo Bin

Sao châu á

08:23:14 30/09/2024
Hành trình chiến đấu, vượt qua căn bệnh ung thư quái ác của nam diễn viên Kim Woo Bin chính là tấm gương về nghị lực sống kiên cường, khiến nhiều người cảm phục.

10 mẹo chăm sóc giúp giảm tóc gãy rụng

Làm đẹp

08:22:42 30/09/2024
Dầu gội mạnh có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của tóc, gây khô, giòn, khiến tóc dễ gãy hơn. Sử dụng các loại dầu gội thảo dược dịu nhẹ không chứa hóa chất như sulfat, paraben để duy trì mái tóc khỏe mạnh.

Độc đạo: Vì sao Tuyết hy sinh vì Dũng 'kính' đến vậy?

Phim việt

08:19:55 30/09/2024
Tập 12 phim Độc đạo đã hé lộ lý do vì sao Tuyết (Thanh Huế) lại dành tình cảm và sự trung thành cũng như hy sinh vì Dũng kính .

Đằng sau cảnh Chải chở khách đi bắt gian ở 'Đi giữa trời rực rỡ'

Hậu trường phim

08:15:54 30/09/2024
Ngày đầu Chải đi làm xe ôm đã có tình huống khó quên khhi chở một nữ khách hàng đi đán.h ghe.n. Hậu trường của phân cảnh này càng thú vị hơn nữa.

Sao Việt 30/9: Lệ Quyên bức xúc hỏi anti-fan 'não ở đâu?'

Sao việt

08:05:04 30/09/2024
Thu Quỳnh hạnh phúc khoe loạt ảnh cưa sừng làm nghé nhân dịp sinh nhật tuổ.i mới, nữ ca sĩ Lệ Quyên bức xúc với những người tung tin đồn nhảm về cô.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

Tin nổi bật

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

NÓNG: Trưởng nhóm Cào thông báo rời Da LAB, hé lộ sản phẩm cuối hoạt động cùng nhau trước khi chia tay!

Nhạc việt

07:59:37 30/09/2024
Trưởng nhóm Da LAB xác nhận về sự ra đi của mình, đồng thời cho biết Bầu Trời Mới sẽ là sản phẩm cuối cùng nam rapper đồng hành cùng Da LAB.

Thuố.c trị giun tóc

Sức khỏe

07:56:19 30/09/2024
Chống chỉ định với người có tiề.n sử quá mẫn cảm với các thành phần của thuố.c. Không sử dụng thuố.c cho người mang thai hay nghi ngờ có thai hoặc cho trẻ dưới 1 tuổ.i.