Hướng tới nền giáo dục đảm bảo năng lực học tập, sáng tạo, tìm việc làm
Năm APEC 2017 diễn ra tại Việt Nam mang chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai”. Trong gần 250 hoạt động, hội thảo, hội nghị, nổi bật là vấn đề phát triển nguồn nhân lực và hợp tác giáo dục.
ảnh minh họa
Để nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh và năng suất lao động của các nền kinh tế APEC, yêu cầu cấp bách đặt ra là tăng cường chất lượng giáo dục, trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thích ứng tốt hơn với môi trường việc làm và thị trường lao động đang thay đổi căn bản bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ấn tượng với sự phát triển kì diệu của Việt Nam và đánh giá cao nền giáo dục Việt Nam, tổng thống Mỹ Donald Trump ghi nhận: Ngày nay, với một nền kinh tế mở cửa, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng hơn 30 lần và sinh viên Việt Nam là những sinh viên thuộc top giỏi nhất trên thế giới.
Cũng như các nước thành viên khác trong APEC, Việt Nam luôn nhìn nhận giáo dục là nền tảng quan trọng để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, từ đó nuôi dưỡng, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo và đổi mới.
Từ lý luận đến thực tế, GD-ĐT và phát triển nguồn nhân lực được các nền kinh tế APEC đánh giá là có tác động mạnh đến hoạt động kinh tế, an sinh xã hội, đổi mới và tăng trưởng ở từng nền kinh tế.
GD-ĐT cung cấp các kỹ năng và kiến thức mà nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải có để tăng năng suất lao động và cạnh tranh trong thị trường việc làm khu vực cũng như toàn cầu. GD-ĐT cũng là một động lực quan trọng trong việc xây dựng xã hội lành mạnh và ổn định của các công dân có trách nhiệm và cam kết tăng cường sự phồn vinh và thịnh vượng.
Tăng kết quả giáo dục, đặc biệt là đối với các nhóm thiệt thòi, đã được xác nhận là có đóng góp rất lớn cho sự ổn định xã hội và đặc biệt, tăng độ học vấn của phụ nữ và trẻ em gái, những tiến bộ về bình đẳng giới đã góp phần vào tăng trưởng GDP cho toàn bộ nền kinh tế một cách bền vững hơn.
Việt Nam đạt thành tựu lớn trong giáo dục
Để tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, APEC sẽ tiếp tục triển khai các bước hướng tới mục tiêu trao đổi 1 triệu sinh viên mỗi năm vào năm 2020. Các bước này bao gồm cấp học bổng, cung cấp các khóa đào tạo, khuyến khích phát triển mạng lưới doanh nhân nữ, gia tăng đào tạo về dịch vụ tài chính, sử dụng Internet và mở rộng Hiệp định Công nghệ thông tin cho phép người lao động có thể tiếp cận rộng rãi hơn với những sản phẩm hỗ trợ phát triển.
Tại Diễn đàn hợp tác về GD-ĐT và phát triển nguồn nhân lực trong khu vực APEC, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng : Hiện nay, Chính phủ Việt Nam dành ưu tiên hàng đầu cho GD-ĐT, mức đầu tư cho lĩnh vực này chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
Video đang HOT
Hiện nay, cả nước có 21 triệu học sinh, sinh viên, cùng với hơn 1,2 triệu giảng viên, giáo viên trong toàn hệ thống giáo dục. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn được các tổ chức đánh giá giáo dục xếp thứ hạng cao, trong đó có Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) và Chương trình phân tích hệ thống giáo dục các nước sử dụng tiếng Pháp (PASEC).
Việt Nam cũng đã bắt đầu thực hiện giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Từ năm 1994 tới năm 2016, Chính phủ đã chi trên 4 triệu USD trong ngân sách cho hơn 30 chương trình và dự án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nước.
Trong lĩnh vực giáo dục đại học, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đại học giai đoạn 1996 – 2000. Năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Những đổi mới trong chính sách này đã góp phần chuyển biến sâu sắc nhận thức của các lãnh đạo, cán bộ trong hệ thống giáo dục đại học.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, quyền tự chủ được coi là thuộc tính của giáo dục đại học. Lối tư duy bao cấp đang dần được xóa bỏ, thay vào đó, ý thức về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục ngày càng được nâng cao. Những kết quả đạt được trong đổi mới giáo dục đại học có thể khẳng định Việt Nam đang đi đúng hướng.
Mục tiêu của giáo dục đại học đã có sự thay đổi hết sức cơ bản, từ chỗ chỉ đặt nặng việc cung cấp kiến thức chuyển sang chú trọng khơi dậy, phát triển năng lực và tính sáng tạo của từng sinh viên. Hiện tại Việt Nam có những trường đại học uy tín cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động.
Nhiều trường đã xây dựng được các chương trình đào tạo tốt, được kiểm định bởi các tổ chức đánh giá giáo dục quốc tế và khu vực như Hội đồng Kiểm định kỹ thuật và công nghệ Hoa Kỳ (ABET), Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN), Ủy ban Bằng kỹ sư Pháp (CTI)… Điều đó đã góp phần làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư dành cho lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam.
Tại các hội nghị trong khuôn khổ APEC, Việt Nam mong muốn được kinh nghiệm cũng như nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thành viên APEC trong công cuộc đổi mới giáo dục. Như các thành viên khác của APEC, Việt Nam hướng tới tư duy đề cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tìm ra biện pháp tối ưu nhằm đổi mới giáo dục một cách tích cực và đảm bảo sự phát triển cho mọi cá nhân.
Thành công của năm APEC đánh dấu bằng việc các đại biểu đến từ các nước thành viên thảo luận, kinh nghiệm để hoàn thành mục tiêu xây dựng một Chiến lược giáo dục APEC đảm bảo các yếu tố: Năng lực học tập, Năng lực sáng tạo, Năng lực tìm việc làm.
“Chiến lược giáo dục APEC” là đề cương phát triển giáo dục khớp với chủ đề “Tăng trưởng chất lượng và phát triển con người” của APEC năm 2016, chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hiệp Quốc và “Khung hành động về giáo dục đến năm 2030″ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc.
Theo đó, đến năm 2030, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ hoàn thành xây dựng Cộng đồng Giáo dục với đặc sắc bao dung và chất lượng, cung cấp sự nâng đỡ cho tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như mang lại phúc lợi xã hội và việc làm cho các thành viên APEC.
Theo Giaoducthoidai.vn
Học sinh hư, nền giáo dục sẽ thất bại
"Cô đánh trò, trò đánh thầy, cô trò cãi nhau "tay đôi", nữ sinh đánh hội đồng bạn..., càng nhiều học sinh hư thì coi như giáo dục của chúng ta càng thất bại. Người chịu trách nhiệm đầu tiên cho sự thất bại đó không ai khác chính là giáo viên và học sinh".
100% đại biểu tham gia đối thoại đồng ý nói không với bạo lực trẻ em.
Đây cũng là một trong số những ý kiến của các chuyên gia trong giáo dục, các bậc phụ huynh tham gia đối thoại trong chương trình "Lan tỏa yêu thương: Chấm dứt những hình phạt thể chất và tinh thần - Thúc đẩy phương pháp kỷ luật không bạo lực" do Trung tâm nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) tổ chức ngày 22/12 vừa qua.
Chúng ta đã bàn nhiều về bạo hành trẻ em, bạo lực học đường...nhưng các hình phạt về thể chất và tinh thần ấy vẫn chưa được xác định đúng mức như thế nào được gọi là phạm pháp và sai trái. Những việc tưởng chừng đơn giản mà bậc phụ huynh, thầy cô giáo áp dụng hàng ngày: chửi mắng, đánh con, quát con trước đám đông, phạt đứng xó lớp, chỉ trích học sinh trước tập thể... các hình phạt mang danh nghĩa "giáo dục" tất cả đó đều là bạo lực, là phạm pháp .
"Tôi gọi Bố - Mẹ theo đúng nghĩa đen"
Chị Lê Thị Thu Thủy, một phụ huynh mạnh dạn : "Thường ngày chúng ta đều được chứng kiến những cảnh con đi học muộn, con ăn chậm, con làm hỏng đồ, con bị điểm kém... có tới 90% bố mẹ sẽ thúc giục, mắng con, to tiếng quát con. Theo thời gian, những điều ấy đã thành sự hiển nhiên của xã hội với sự viện cớ "đó là cách dạy con" nên vô hình trung mỗi ông bố, bà mẹ coi đó là điều rất đỗi bình thường, vô tình bạo hành con mình mà không hề hay biết.
Chị Thu Thủy (ngoài cùng bên trái) cùng các phụ huynh.
Cùng với đó, nhiều khi bố mẹ tức giận, không kìm chế được đã nói những câu "biết thế không đẻ mày", "con tao không hư như mày", "đồ mất dạy", hay lăng mạ, ví con mình như con vật nọ, con vật kia. Cha mẹ chỉ coi đó là một câu nói, nhưng với trẻ lại là sự tổn thương, một sự chối bỏ hoàn toàn, khiến trẻ bị đơn độc, khó và khép mình nhiều hơn. Tổn thương trong suy nghĩ ấy đã theo con suốt cuộc đời, đâu đó trong tâm can chắc chắn con sẽ hận, ghét bỏ khi có những người phụ huynh như vậy.
Khi nói về tuổi thơ bị gia đình bạo lực của chính mình, chị Thủy chua xót thừa nhận: "Tôi không còn oán trách bố mẹ tôi, nhưng tôi lại chỉ coi bố mẹ mình theo đúng nghĩa đen là những người đã sinh ra tôi, cho tôi bộ gen thành người hoàn chỉnh, chỉ dừng lại ở mức độ đó. Bởi vì những lúc tôi khó khăn nhất thì tôi lại không nghĩ tới gia đình, không tin tưởng vào sự của gia đình, mất sự kết nối với cha mẹ đó là điều thiệt thòi lớn với tôi và gia đình. Bài học đau đớn nhất trong cuộc đời tôi mà tôi đang cố gắng không lặp lại với con mình, để không phải đi vào vết xe đổ của bố mẹ tôi.
Chị Thanh Nga, chuyên gia tư vấn Giáo dục.
Đồng tình với quan điểm trên, chị Thanh Nga, chuyên gia tư vấn Giáo dục, trên cương vị một người mẹ. Chị Nga cho rằng chính những lời lẽ quát mắng, đánh con, lăng mạ sỉ nhục con sẽ dần dần ăn sâu vào tâm trí của con, đi theo quá trình lớn lên của con, hình thành trong con một bức tường khép mình với cha mẹ. Cùng với đó trẻ sẽ sao chép lại những hành động của bố mẹ để quát mắng các em của mình thậm tệ. Chính điều đó chúng ta đã vô tình làm hư con mình một các rất ngẫu nhiên.
"Chúng ta không ai được học để làm cha mẹ, nhưng cha mẹ hãy làm bạn với con, là người truyền cảm hứng cho con, thay vì quát mắng sẽ chỉ tạo ra xa cách. Bạo lực với trẻ đồng nghĩa đã cướp đi tương lai của con mình. Tôi chưa bao giờ chửi mắng hay đánh con, vì đó không phải quyền lực tối ưu, tình cảm mới là điều tuyệt diệu nhất. Cho con được hiểu tâm tư của cha mẹ thì con sẽ mở lòng với ta và cảm nhận được tình yêu thương đúng mực." - chị Nga .
Học sinh hư, đồng nghĩa nền giáo dục đã thất bại
Hiện nay, trong mọi cấp học, vấn đề trừng phạt thân thể của giáo viên áp dụng với học sinh vẫn luôn tồn tại dưới nhiều hình thức: đánh, tát, véo, đứng xó, quỳ gối, quát, mắng, đuổi ra khỏi lớp. Dư luận ngày càng bức xúc hơn với vấn đề bạo lực học đường gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây.
Cô Kim Huệ, giảng viên Tâm lí, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Cô Kim Huệ, giảng viên Tâm lí, Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ ra quan niệm sai lầm về giáo dục kỷ luật học sinh, các lý lẽ ngụy biện của giáo viên bạo lực hay dùng để biện minh như: trừng phạt thân thể có tác dụng ngay tức thì, là biện pháp đơn giản, hiệu quả nhanh nhất khi trẻ nói chuyện, đánh vào tay khi không học bài, đứng xó khi hư. Nghiêm trọng hơn, nhiều giáo viên nghĩ đánh học sinh không bị ảnh hưởng lâu dài, dễ áp dụng với đối tượng cá biệt, biện pháp giúp học sinh nên người.
Sự thiếu hiểu biết về tâm lý học sinh, thiếu quan tâm, lòng kiên nhẫn, thiếu hiểu biết vè kỉ luật tích cực, không kìm chế được "cái tôi giáo viên" trong người mà đã phạm phải những sai lầm đáng lên án.
Trong khi người chịu thiệt là chính thế hệ học trò, bị tổn thương về mặt tâm sinh lí, không tạo được sự kết nói thầy trò, kết quả học tập kém, chán tới trường. Đối với trẻ nhỏ sẽ làm cho trẻ lì lợm, quen với đòn roi và sỉ nhục, chúng có thể ngang ngạch, bướng bỉnh, chống trả bất kỳ ai cũng bằng hành vi bạo lực để tự bảo vệ mình (thói quen dùng bạo lực để giải quyết công việc, đó là mầm mống bạo lực trọng xã hội).
Hàng ngày chúng ta đang phải chứng kiến nhiều sự việc đau lòng về bạo lực học đường: cô đánh trò, trò đánh thầy, cô trò cãi nhau "tay đôi", nữ sinh đánh hội đồng bạn... càng nhiều học sinh hư thì coi như giáo dục của chúng ta càng thất bại. Người chịu trách nhiệm đầu tiên cho sự thất bại đó không ai khác chính là giáo viên và bản thân các em học sinh - cô Huệ khẳng định.
Cô Nguyễn Thị Nhỏ, Viện Nghiên cứu Giáo dục - Phát triển tiền năng con người.
Từ những sự thật đáng xấu hổ đó, cô Nguyễn Thị Nhỏ, Viện Nghiên cứu Giáo dục - Phát triển tiền năng con người đã gửi những lời tâm tình tới các thầy cô giáo hãy thay chê bai bằng khen ngợi; biết đặt niềm tin vào sự tiến bộ của học sinh, xử lý sai phạm của trò một cách rõ ràng, dứt khoát nhưng phải có sự động viên, khuyến khích. Giúp cho học sinh hướng tới những điều lạc quan tích cực trong cuộc sống ngay cả khi ,gặp khó khăn, chán nản; tạo điều kiện cho những học sinh ngại giao tiếp trước đám đông cũng có thể bày tỏ ý kiến của mình,kích thích sự tự tin và hòa nhập với trường lớp.
Cô Nhỏ cho rằng: "Các thầy cô đừng chỉ nói suông, mở lòng mình ra, thầy cô phải nhận thức được quyền của mình không quá lớn thế đâu, ta tạo áp lực cho học sinh thì chính sau này học sinh sẽ làm ta bị áp lực bằng việc cãi bỏ, ương bướng, không hiểu sinh viên, không phải người giáo viên giỏi.
Tôi luôn cho học sinh tích cực được điểm cao, cho họ quyền được quyết định điểm của mình cùng cả lớp; tính nhân văn, tự do, hài hòa là yếu tố để học sinh nhớ và tôn trọng sau giờ lên lớp. chúng ta hoàn toàn tin rằng không bạo lực, không sức ép với học sinh, chúng ta vẫn sẽ tạo ra thế hệ học sinh giỏi trong thời đại mới này".
Theo Dân Trí
Bí quyết chọn nguyện vọng vào lớp 10 Chọn nguyện vọng (NV) trúng và đúng. Theo những giáo viên có kinh nghiệm tư vấn chọn NV lớp 10, chọn đúng và trúng tức là HS đăng ký NV phù hợp năng lực học tập, mô hình trường phù hợp với điều kiện kinh tế và điều kiện di chuyển. ảnh minh họa Ông Trần Mậu Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS...