Hướng nghiệp từ bậc THPT là muộn
Không đợi đến khi học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THCS, thậm chí THPT mới bắt đầu công tác hướng nghiệp, các nhà trường ngày nay cần quan tâm, chuẩn bị cho học sinh, sinh viên của trường những hiểu biết phù hợp với nhận thức, trình độ của các em về nghề nghiệp, việc làm trong xã hội.
Thi thực hành nghề tại Trường cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Đa dạng hình thức hướng nghiệp
Chị Đỗ Thanh Phương (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con đang theo học Trường phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) cho biết, chị rất ấn tượng với cách tổ chức tư vấn, hướng nghiệp của nhà trường. “Trong nhà tôi không có ai làm trong lĩnh vực nghệ thuật nên khi con đặt câu hỏi về nghề nhiếp ảnh có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp THPT được không, chúng tôi cũng chỉ có thể phân tích chung chung với những thông tin đọc qua sách vở và những gì mình biết. Nhưng tại ngày hội hướng nghiệp do trường tổ chức, ban tổ chức đã mời đến rất nhiều các chuyên gia, người lao động đang công tác trong các lĩnh vực khác nhau đến để tư vấn trực tiếp cho các con. Tất cả những thắc mắc, lời khuyên về ngành nghề cụ thể được các con đặt ra và được giải đáp một cách cặn kẽ nên con rất hào hứng” – chị Phương nói.
Theo bà Nguyễn Hạnh Chi – Trưởng văn phòng tư vấn đại học, du học và hướng nghiệp, trường phổ thông liên cấp Olympia, bất cứ nhà trường nào cũng có thể thực hiện hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh bằng cách huy động các nguồn lực sẵn có. Chi phí cho hoạt động này tùy thuộc vào từng trường. Tuy nhiên, ngay cả khi ngân sách eo hẹp, các trường vẫn có những nguồn lực sẵn có để thực hiện như mời phụ huynh, cựu học sinh đến trường chia sẻ để các em có cái nhìn thực tế về nhiều ngành nghề.
Trên thực tế, hoạt động tư vấn hướng nghiệp được các nhà trường tổ chức rất đa dạng với nhiều nội dung như các hoạt động nhập vai trên lớp , viết về nghề nghiệp mong muốn trong tương lai, kết hợp trong các chuyến tham quan, trải nghiệm thực tế ở nông trại, trường đại học, các tiết sinh hoạt trong lớp, dưới cờ cũng dành nhiều thời gian đề cập đến nội dung này…
Với Trường THPT Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), đây là một trong những hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Bởi theo bà Vũ Thị Phương Anh – Hiệu trưởng nhà trường , khi có định hướng rõ ràng về đầu ra thì mới tạo được mục tiêu phấn đấu, mục đích học tập tốt cho học sinh.
Như trong việc nhập học cho học sinh khối 10 năm nay, lần đầu tiên triển khai lựa chọn tổ hợp để đăng ký nên nhiều học sinh và phụ huynh lúng túng. Nhà trường không chỉ tư vấn chuyên sâu về cách chọn tổ hợp môn và cung cấp thông tin về xu hướng ngành nghề, từ đó, giúp học sinh hiểu được phần nào về ngành nghề tương lai thông qua việc lựa chọn môn học mà còn tạo khoảng thời gian đệm để học sinh có thêm thời gian nghiên cứu, trải nghiệm thực tế và quyết định chính xác việc lựa chọn môn học, tránh “ngồi nhầm vị trí” trong tương lai.
Video đang HOT
Bắt đầu từ gia đình càng sớm càng tốt
Nhấn mạnh đến “thời điểm vàng” của giáo dục hướng nghiệp, PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa – Tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho rằng, hoạt động này càng triển khai sớm giúp cho trẻ có ý thức nghề nghiệp; gia đình, nhà trường chủ động trong việc tạo những sân chơi, định hướng giúp trẻ khám phá đúng năng lực bản thân…
Ngày nay, công tác hướng nghiệp không chỉ diễn ra với học sinh tiểu học mà sớm hơn, từ trẻ mầm non. Được giáo dục hướng nghiệp sẽ giúp học sinh nhận diện rõ năng lực bản thân, phát hiện sở trường để tăng cường, phát huy và điều chỉnh, giảm thiểu tác động sở đoản.
Học sinh tiểu học được giáo dục hướng nghiệp sớm cũng giúp cho công tác phân luồng sau cấp THCS tốt hơn. Chất lượng nguồn nhân lực nhanh thích ứng với yêu cầu thị trường, nâng cao chất lượng việc làm, giảm thất nghiệp, đảm bảo cho học sinh trong tương lai được làm việc đúng sở trường…
Chia sẻ quan điểm này, ThS giáo dục Thu Trang, công tác tại Trường Quốc tế Liên hiệp quốc cũng cho rằng, nếu đến độ tuổi 15, 16 mới quan tâm, để ý việc hướng nghiệp sẽ tạo ra sự vội vã. Cần có sự theo dõi và quan sát càng lâu càng tốt. Trong đó, vai trò của phụ huynh là rất quan trọng bởi đây là người đồng hành với con từ khi các con sinh ra cho đến khi các con lựa chọn nghề nghiệp của mình. Thầy cô cũng chỉ theo con một chặng rồi lại có giáo viên mới.
“Nếu chỉ trông chờ tư vấn từ giáo viên một cách bị động sẽ khiến phụ huynh cảm thấy bị lúng túng, không có cơ sở vững chắc và đáng tin cho việc chọn khối hay chọn nghề cho con em mình” – bà Trang phân tích và chỉ ra hiện nay có những thang đánh giá nhằm giúp cho việc tìm hiểu năng lực cá nhân. Thông qua các bài kiểm tra, trắc nghiệm này, các bạn trẻ sẽ phần nào nhận ra mình phù hợp với ngành nghề nào trong tương lai.
Tuy nhiên, ngay trong sinh hoạt, cuộc sống thường ngày, phụ huynh nếu chú ý quan sát đã có thể nhìn thấy những năng lực, sở thích và cả sở đoản của trẻ được bộc lộ để định hướng nghề nghiệp tương lai cho trẻ một cách phù hợp cũng như cùng trẻ có sự chuẩn bị sẵn sàng về nền tảng kiến thức, tâm lý, kỹ năng, thái độ…
Đẩy mạnh tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Ngay sau khi Hà Nội công bố phương án tuyển sinh lớp 10, các trường THCS trên thành phố đã đẩy nhanh tiến độ ôn tập cho học sinh, đồng thời tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và phụ huynh.
Giáo viên Trường THCS Vân Hòa (huyện Ba Vì) ngoài việc giảng dạy kiến thức còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Trang bị kiến thức cùng phân luồng, hướng nghiệp
Năm học 2021 - 2022, Hà Nội có 129 nghìn học sinh xét tốt nghiệp THCS. Dự kiến, chỉ tiêu vào các trường công lập là 77 nghìn, số còn lại sẽ theo học tại các trường ngoài công lập, hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, học nghề. Hiện tại, các trường tăng tốc ôn luyện, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh.
Bà Nguyễn Thị Hà Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Mai Động (quận Hoàng Mai) cho biết: Trường có 8 lớp 9 với hơn 400 học sinh. Nhà trường tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp để trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản, cốt lõi nhất cho học sinh. Mỗi tháng, nhà trường tổ chức kiểm tra, rà soát mức độ đạt được của học sinh một lần, từ đó kịp thời điều chỉnh về phương pháp ôn luyện để bảo đảm 100% học sinh đáp ứng yêu cầu của kỳ thi.
Cùng với đó, nhà trường đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, giúp các em có định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Các buổi tư vấn được tổ chức từ đầu năm học, qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Nhà trường thông tin kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ để phụ huynh nắm bắt được năng lực học tập của con em mình; thông tin kết quả tuyển sinh lớp 10 của năm trước để phụ huynh lượng sức học của con em mà chọn trường sau khi tốt nghiệp THCS.
Thầy Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), cho biết: Khi biết phương án tuyển sinh lớp 10 của thành phố, nhà trường đã tăng cường ôn tập cho học sinh để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Bên cạnh việc dạy kiến thức cơ bản, nhà trường đã tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa để tư vấn hướng nghiệp, thực hiện công tác phân luồng sau THCS.
Đến tháng 4, thời điểm việc học tập của học sinh cơ bản hoàn thành, nhà trường sẽ căn cứ vào kết quả để phân công giáo viên chủ nhiệm dựa trên năng lực của học sinh thực hiện công tác phân luồng. Đối với những em có học lực tốt, nhà trường sẽ tư vấn thi vào những trường tốp đầu. Còn những em có học lực không tốt sẽ định hướng để chọn các trường ngoài công lập, Trung tâm GDNN-GDTX hoặc có thể đi học nghề.
Theo học các trường nghề phù hợp cũng là hướng đi tốt bởi nhu cầu lao động đã tăng trong thời gian gần đây. Lựa chọn hình thức học tập sau tốt nghiệp THCS tùy thuộc vào học sinh và phụ huynh, nhưng vai trò định hướng nghề nghiệp của nhà trường cũng rất cần thiết để tránh gây áp lực cho các em.
Học sinh cần định hướng nghề nghiệp trước khi lựa chọn các trường THPT.
Giải tỏa tâm lý chuộng bằng cấp
Là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, 35 trường THCS trên địa bàn huyện Ba Vì đã và đang tập trung hỗ trợ những học sinh là người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cùng với đó, các nhà trường cũng đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh lớp 9 nhằm giúp các em có định hướng nghề nghiệp.
Theo ông Phùng Ngọc Oanh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì, năm học 2021 - 2022, toàn huyện có hơn 4.000 học sinh lớp 9. Phần lớn học sinh đều muốn theo học tại các trường THPT công lập vì điểm chuẩn các trường THPT trên địa bàn huyện đều thấp. Các trường dạy nghề đóng trên địa bàn huyện còn ít và tập trung ở trung tâm, chưa có nhiều chế độ ưu đãi đặc biệt như: Miễn phí tiền ở nội trú, hỗ trợ xe đưa đón hàng ngày...
Dù đã đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS nhưng việc triển khai trên địa bàn huyện vẫn còn một số khó khăn. Học sinh tốt nghiệp THCS còn nhỏ, nhiều phụ huynh chưa yên tâm cho con đi học nghề và ở nội trú tại các trường xa nhà, quản lý khó khăn. Nhiều cha mẹ có tư tưởng trọng bằng cấp, nên con cái tốt nghiệp THCS là phải thi và học THPT, sau đó học lên cao đẳng, đại học.
Cùng với đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh chưa được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ; chưa thực sự đổi mới, sáng tạo trong việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Các trường THCS chưa phối hợp thường xuyên với các trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề trong việc tổ chức các hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho học sinh.
Ông Đỗ Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho các em, trong năm học 2021 - 2022 lãnh đạo huyện đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT, các trường THCS tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch công tác phân luồng, hướng nghiệp nghề học sinh sau tốt nghiệp.
Đồng thời chỉ đạo các nhà trường chủ động ngay từ đầu năm học xây dựng kế hoạch ôn thi tuyển sinh vào lớp 10, bồi dưỡng học sinh và xây dựng chi tiết kế hoạch tổ chức công tác hướng nghiệp phân luồng. Trên cơ sở của năm cũ, năm học này UBND huyện giao chỉ tiêu cho từng trường, phấn đấu phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS đạt 35% trở lên, trong đó học nghề 20%.
Hướng nghiệp trong trường học: Tạo niềm tin từ công việc, thu nhập của người học Để nâng cao chất lượng hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh, lãnh đạo tỉnh Kon Tum yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá kết quả, mức thu nhập của học sinh sau khi ra trường. Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum tổ chức hướng nghiệp cho học sinh Trường THPT Duy Tân khi...