Hướng nghiệp thông qua dạy học theo dự án
Từ dự án học tập liên môn, Trường THPT Bình Sơn ( Quảng Ngãi) đã kết hợp hướng nghiệp sớm, giới thiệu một số ngành nghề thế mạnh của địa phương.
Học sinh Trường THPT Bình Sơn (Quảng Ngãi) làm đất để thực hiện các dự án học tập liên môn tại Khu hoạt động trải nghiệm.
Những vụ mùa từ vườn trường
Năm học 2021 – 2022, Trường THPT Bình Sơn (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cải tạo lại khu đất trống đối diện trước cổng trường để làm Khu hoạt động trải nghiệm. Khu đất được chia thành từng ô nhỏ để học sinh thực hiện các dự án học tập liên môn.
Mỗi nhóm có khoảng 6-8 học sinh cùng thực hiện một dự án trồng một số loại rau, củ quả… Mỗi nhóm tự lựa chọn giống cây, cách gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình thực hiện dự án, nhóm phải lưu lại nhật ký. Ngoài thành phẩm cuối cùng là số lượng rau, củ, quả thu hoạch được và doanh số bán hàng, các dự án còn phải xây dựng video thuyết minh bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh để chia sẻ kinh nghiệm.
Nhóm của Nhật Khuyên, lớp 10 A2 (năm học 2021 – 2022) thực hiện dự án trồng dâu tây chịu nhiệt. Ngoài cải tạo đất đủ độ tơi xốp và dinh dưỡng để trồng cây giống, nhóm phải thường xuyên nhổ cỏ. Cỏ dại mọc nhiều và phát triển nhanh, tốt hơn cả cây dâu tây. Các bạn tự lên mạng tìm hiểu cách làm chế phẩm sinh học từ tỏi, sả, ớt, gừng và rượu để xử lý các loại sâu bệnh khi cây bắt đầu kết trái.
Video đang HOT
Cải tạo đất bằng các loại phân bón hữu cơ tự ủ là cách làm được các nhóm học sinh tham gia dự án học tập của Trường THPT Bình Sơn (Quảng Ngãi) chú trọng.
Trước khi triển khai dự án trồng cây húng quế và bầu hồ lô, nhóm của em Đào Lệ Tuyền học cách làm phân hữu cơ để cải tạo đất. Nhóm cũng phải xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình chăm sóc cây như quả con bị ong chích, cây chậm phát triển. Tuyền cho biết, cả nhóm phải tự chế bẫy côn trùng để bảo vệ quả trong quá trình phát triển.
Sau khi thu hoạch, nhóm học sinh thực hiện các dự án phải nghĩ cách bán những sản phẩm mình làm ra. Như nhóm của Nguyễn Mỹ Ngọc, HS lớp 11B1 đã sử dụng mạng xã hội để bán bầu hồ lô và vào chợ chào hàng với các tiểu thương. Nhờ vậy, nhóm đã bán hết 20 trái bầu hồ lô qua 3 đợt thu hoạch.
Thầy Phạm Thạch Sinh – Hiệu trưởng Trường THPT Bình Sơn cho biết: “Với mô hình dự án học tập tại Khu hoạt động trải nghiệm, nhà trường muốn học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học vào thực tế. Với các dự án này, buộc học sinh phải biết áp dụng kiến thức các môn Công nghệ nông nghiệp, Sinh học, Tin học và ngoại ngữ để có thể chăm sóc cây trồng, giới thiệu quy trình thực hiện dự án bằng clip…”.
Trải nghiệm để hướng nghiệp
Từ dự án học tập trồng rau hữu cơ, nhiều học sinh Trường THPT Bình Sơn hiểu thêm được công việc thực tế trên đồng ruộng của người nông dân. “Có rất nhiều gia đình, dù cha mẹ làm nghề nông nhưng hầu như các em không phải tham gia phụ giúp việc đồng áng. Phụ huynh thường có tâm lý ưu tiên thời gian để con tập trung vào việc học. Thế nên đây cũng là cơ hội để các em hiểu thêm những vất vả của cha mẹ” – thầy Sinh kể.
Ngoài trồng các loại rau, củ hữu cơ, một số nhóm học sinh chọn trồng các loại hoa như cúc, thược dược, hướng dương… để thực hiện dự án học tập.
Thùy Châu, học sinh lớp 10A6 cho biết, với dự án trồng mướp hương, chúng em biết thế nào là nông nghiệp sạch. Từ thông tin khảo sát khách hàng để tiêu thụ sản phẩm, em thấy rằng nhu cầu về các sản phẩm rau sạch là rất lớn”.
Em Nguyễn Ngọc Hân thì chia sẻ rằng, từ dự án học tập, nhóm của Hân đã định hướng rõ hơn về nghề nghiệp, hiểu hơn về thế mạnh của bản thân, lĩnh vực mà mình thấy phù hợp.
Thông qua các hoạt động trải nghiệm – sáng tạo của một số môn học như Địa lý, Lịch sử, Công nghệ nông nghiệp, Sinh học, Tin học và Ngoại ngữ…, trường THPT Bình Sơn đã kết hợp luôn cả công tác hướng nghiệp sớm.
Theo thầy Phạm Thạch Sinh, hướng nghiệp muốn hiệu quả thực sự phải bắt nguồn từ cuộc sống. Trong đó, lý tưởng nhất là học sinh phải có sự trải nghiệm nhất định với một số ngành nghề cơ bản thì mới biết mình phù hợp nhất với nghề gì.
“Trong khả năng có thể của nhà trường, chúng tôi muốn giúp cho học sinh biết được một số ngành nghề là thế mạnh của địa phương, hoặc những ngành nghề mà địa phương có nhu cầu cao để các em có thể có những lựa chọn phù hợp với sở thích, năng lực của mình” – thầy Sinh chia sẻ.
Hoạt động trải nghiệm trong trường học
Những năm gần đây, nhiều trường học trong tỉnh đã triển khai mô hình, khu hoạt động trải nghiệm tại trường, nhằm giúp học sinh hiểu hơn về cuộc sống, lao động của người dân địa phương và sự vất vả của bố mẹ...
Tập làm nông dân
Qua hai "mùa vụ", thầy và trò Trường THPT Bình Sơn hào hứng khi nói về thành quả của các nhóm trong việc chăm sóc khu hoạt động trải nghiệm. Hiệu trưởng Trường THPT Bình Sơn Phạm Thạch Sinh cho biết, năm học 2021 - 2022, nhà trường quyết định cải tạo lại mảnh đất trống đối diện cổng trường và xây các ô nhỏ để học sinh thực hiện dự án trải nghiệm. Mỗi nhóm có 6 em cùng thực hiện một dự án như trồng dưa leo, cải bẹ, cà tím, mướp... Các em tự nghiên cứu cách gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch. Trong quá trình thực hiện, các em lưu nhật ký. Nhà trường tổ chức đánh giá các dự án. Những dự án thành công sẽ quay video thuyết minh bằng tiếng Việt kết hợp tiếng Anh để chia sẻ kinh nghiệm và lan tỏa mô hình.
Học sinh Trường THPT Bình Sơn chăm sóc vườn rau tại khu hoạt động trải nghiệm.
Sau khi thu hoạch, các em sử dụng mạng xã hội để tiêu thụ sản phẩm và sử dụng nguồn thu nhập đó vào những việc làm thiết thực. "Thông qua mô hình, nhà trường mong muốn khơi dậy tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, am hiểu công việc hằng ngày của bố mẹ và biết được giá trị của đồng tiền do mình làm ra", thầy Sinh chia sẻ.
Em Nguyễn Mỹ Ngọc, lớp 11B1, Trường THPT Bình Sơn tham gia thực hiện dự án trồng bầu hồ lô. Nhóm của em Ngọc bắt đầu thực hiện từ ngày 27/5- 27/8 và thu hoạch 3 lần được 20 quả bầu. Sau khi thu hoạch, nhóm bán cho các tiểu thương ở xung quanh trường và trên các trang mạng. "Em thấy việc tự trồng, chăm sóc và tiêu thụ nông sản vất vả hơn mình nghĩ. Trong quá trình thực hiện phát sinh nhiều vấn đề như một số quả bị ong chích, một số cây chậm phát triển... Thầy, cô giáo đã tư vấn, hướng dẫn nhóm em mua phân bón, các chế phẩm để bổ sung, chăm sóc cho cây phát triển và ra sản phẩm. Em và các bạn rất vui vì đã tự tay tạo ra sản phẩm sạch cho người tiêu dùng", em Ngọc nói.
Tăng cường kỹ năng sống
Mô hình khu hoạt động trải nghiệm của Trường THPT Bình Sơn triển khai đợt 1 từ học kỳ I, năm học 2021 - 2022, với 33 dự án. Nhà trường đã chọn ra 17 dự án xuất sắc để quay video clip và chọn 13 video clip ý nghĩa đăng tải trên Youtube. Đợt 2, nhà trường triển khai 31 dự án trong dịp hè của năm học 2021 - 2022. Hiện nhà trường tiếp tục triển khai dự án đợt 3. "Mục đích của mô hình nhằm tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Thông qua mô hình, các em vận dụng kiến thức của nhiều môn học vào thực tế như môn Công nghệ nông nghiệp, Sinh học, Tin học và Ngoại ngữ. Ngoài ra, các em còn được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình...", thầy giáo Phạm Ngọc Huề, dạy môn Sinh học, Trường THPT Bình Sơn, cho biết.
Đây cũng là năm thứ 2, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Tây Trà (Trà Bồng) triển khai mô hình khu vườn trải nghiệm. Nhà trường chọn các cây quế, gừng gió của địa phương để trồng. Hiệu trưởng Trường Dân tộc nội trú THCS Tây Trà Nguyễn Công chia sẻ, giữa năm học 2021 - 2022, trường triển khai mô hình khu vườn trải nghiệm và hướng dẫn học sinh ươm quế, trồng gừng gió. Nhà trường soạn giáo trình hướng dẫn cách trồng và kỹ thuật chăm sóc các loại cây để học sinh thuận lợi hơn trong việc thực hiện.
Đến nay, vườn quế đã nảy mầm và phát triển xanh tốt. Gừng gió sắp vào mùa thu hoạch. Đây là 2 loại cây trồng chính của người Cor huyện Trà Bồng. "Thông qua mô hình, nhà trường mong muốn sau khi tốt nghiệp, các em có thể vận dụng những gì đã học và thực hành ở trường vào thực tế. Những em không có điều kiện, khả năng học lên bậc THPT thì có thể tự ươm cây quế hay trồng gừng gió mưu sinh", thầy Công bộc bạch.
Các khu vườn trải nghiệm giúp học sinh được tự mình trải nghiệm những công việc trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Qua đó tạo môi trường giáo dục và rèn luyện cho học sinh, giúp các em có cảm giác thoải mái trong một không gian thiên nhiên thoáng mát, thân thiện.
Bí quyết lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực bản thân Nếu còn băn khoăn không biết chọn ngành học, đừng bỏ qua những điểm mấu chốt sau đây. Hiểu được thế mạnh của bản thân Thế mạnh là một yếu tố quan trọng trong lựa chọn định hướng ngành học cũng như nghề nghiệp sau này. Trước hết việc việc yêu thích, học tốt ở môn học nào đó có thể quyết định...