Hướng nghiệp sớm cho học sinh để ươm mầm hái quả ngọt
Hàng tháng, nhà trường gửi kết quả học tập tới phụ huynh – học sinh, định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 chứ không để tới lớp 12 mới chuyển hướng.
Cô trò trường THPT Hoàng Long trao đổi bài trong một tiết học.
Đó là những kinh nghiệm định hướng nghề nghiệp từ sớm, thường xuyên tại trường THPT Hoàng Long (thành phố Hà Nội) thực hiện nhiều năm qua.
Hướng nghiệp sớm, hiệu quả lâu dài
Theo thầy Nguyễn Thế Đại, Cố vấn giáo dục trường THPT Hoàng Long, nhà trường có hai mảng coi là “chìa khóa” đáp ứng nhu cầu phụ huynh và phát triển mang tính thiết thực của học sinh.
Đầu tiên là trường có đánh giá môn học từng tháng qua phiếu kết quả học tập để phụ huynh thấy ưu điểm nào của con cần phát huy, hạn chế nào cần khắc phục. Trường hợp chưa chọn đúng sở trường có thể “chuyển hướng”. Hướng nghiệp ở trường gắn với môn học chuyên sâu – những môn phục vụ nghề nghiệp sau này của học sinh. Ví dụ học sinh A lựa chọn ngành kỹ thuật thì ngoài các môn ngữ văn – toán học – ngoại ngữ thì cần học thêm cả các môn vật lý – hóa học – sinh học.
Cũng theo thầy Đại, sau từng tháng, học sinh và gia đình sẽ nhận được bảng khảo sát, nhận xét, đánh giá theo định hướng nghề nghiệp từ GVCN và cán bộ tư vấn hướng nghiệp. Từ đó, phụ huynh và học sinh có định hướng khắc phục và lên kế hoạch học tập hiệu quả. Chẳng hạn, kết quả môn Hóa học chưa đúng như mong đợi thì học sinh và cha mẹ được tư vấn chọn lại nghề nghiệp theo sở trường các môn khác.
Việc này thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao. Theo đánh giá chung tại trường, có đến 90% học sinh khi bước sang năm học lớp 11 đã xác định rõ ràng, chắc chắn về mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai, khối ngành sẽ thi và trường Đại học nào sẽ chọn. Vì vậy, đến lớp 12, các em chỉ tập trung học chuyên sâu và không còn lúng túng, mất thời gian với câu hỏi: Thi trường nào? Chọn ngành gì? Đăng ký tổ hợp nào?
Bằng chứng là 2 năm Covid-19 vừa qua, 80% học sinh của trường Hoàng Long đã đỗ nguyện vọng một vào các trường Đại học, Cao đẳng top đầu trong nước. Số còn lại, các em đi du học hoặc học nghề theo định hướng của gia đình.
Học sinh trường THPT Hoàng Long được tiếp cận sớm và có nhiều lựa chọn hướng nghiệp đi du học tới Anh, Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Theo thầy Lê Thanh Long – Chủ tịch Hội đồng giáo dục của trường, giáo dục định hướng cần phải quan tâm đúng mực để tiết kiệm thời gian cho học sinh và gia đình. Thực tế hiện nay, không ít các bạn trẻ học tới năm thứ hai Đại học lại tìm trường khác vì trường ban đầu chưa đúng khả năng và sở trường. Lý do chính bởi các em chưa được tư vấn hướng nghiệp sớm và có lộ trình.
Tại Hoàng Long, nhà trường không quá yêu cầu các em đặt nặng thành tích học tập. Thay vào đó, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học tập dự án, tại phòng thí nghiệm, phòng học STEM LAB của trường, thư viện sách, phòng thực hành tin học hay những chuyến thực tế tại các trường đại học trong nước và thế giới giúp các em có tầm nhìn về tương lai.
Video đang HOT
Những chương trình tư vấn du học giúp các em tiếp cận sớm và lựa chọn hướng đi du học tới Anh, Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trường THPT Hoàng Long là đối tác của các trường hàng đầu như Đại học Việt – Nhật, Đại học Tokyo, Đại học Kobe, Đại học Tsukuba, Viện công nghệ Tokyo… Hay, nhà trường đang liên kết hỗ trợ xin học bổng du học ở Anh, Mỹ, Canada, Australia…
Ngoại ngữ là “mũi nhọn”?
Theo thầy Long, chương trình tăng cường các ngoại ngữ Anh – Nhật – Trung – Hàn rất thiết thực với nhu cầu sau này của học sinh. Từ nền tảng ngoại ngữ tốt các em có thể tìm được việc làm với thu nhập cao, hội nhập với quốc tế.
“Nhà trường hướng nghiệp cụ thể, tường tận và chỉ rõ lộ trình học tập của học sinh để phụ huynh tin tưởng. Ví dụ, các em có thể thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, từ đó trường liên kết với đại học nước ngoài để học sinh có mục tiêu phấn đấu đến khoa, ngành nghề phù hợp. Việc này chuẩn bị từ lớp 10 ngay từ khi các em lựa chọn tổ hợp học tập”, thầy Long nhấn mạnh.
Còn cô Đào Thị Thu Trang – Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Long, ngay khi vào lớp 10, ngoài việc tư vấn các tổ hợp tự nhiên, xã hội cho học sinh, nhà trường còn tư vấn và định hướng lựa chọn ngoại ngữ phù hợp với sự phân hóa năng lực học sinh.
Cô Đào Thị Thu Trang – Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Long chia sẻ kiến thức hướng nghiệp cho học sinh.
Tại trường THPT Hoàng Long, giáo dục đạo đức nhân cách học sinh theo phong cách văn hóa Nhật Bản và tăng cường ngoại ngữ là mục tiêu “mũi nhọn” nên sẽ có nhiều điểm đặc biệt.
Chương trình giáo dục của của nhà trường được phân chia theo các hệ đào tạo. Theo đó học sinh ngoài việc được học theo khung chương trình chung của Bộ GD&ĐT sẽ được tăng cường thêm về ngoại ngữ.
Đơn cử, với hệ cơ bản là chương trình tiếng Anh 7 tiết/tuần theo chương trình tiếng Anh của Bộ GD&ĐT và tăng cường các tiết học kĩ năng giao tiếp.
Với hệ cơ bản ngoại ngữ 2, ngoài tiếng Anh được học như hệ cơ bản, học sinh được lựa chọn một trong ba ngoại ngữ Nhật/Hàn/Trung học 3 tiết/tuần, được tính điểm như ngoại ngữ 1. Hệ song ngữ Anh – Nhật/ Hàn/ Trung, học sinh được học tiếng Anh 9 tiết/tuần.
Còn với hệ chất lượng cao, học sinh có thể chọn lớp Anh, Nhật hoặc Trung với số tiết là 12 tiết/tuần. Ngoài ra học sinh được chọn thêm ngoại ngữ 2 với 3 tiết/ tuần. Với hệ chất lượng cao Anh- Nhật, sau khi kết thúc học kì 1 lớp 12 học sinh sẽ đạt trình độ IELTS từ 5.5 đến 7.5 với tiếng Anh và trình độ sơ cấp với tiếng Nhật. Hệ CLC Trung/Nhật với chuẩn đầu ra HSK4-5/N4-3.
Với định hướng tập trung mũi nhọn vào môn học ngoại ngữ, học sinh trường Hoàng Long đạt nhiều thành tích cao. Trong hai năm gần đây, điểm trung bình tăng lên từ 6-7 điểm IELTS.
Nhiều học sinh đạt điểm 7.5 – 8.0 IELTS như: Lều Duy Khánh (lớp 12A5) đạt 7.5 IELTS hay Vi Châu Khanh (lớp 12A1) đạt 8.0 IELTS. Về bộ môn Tiếng Nhật, nhiều em đạt trình độ đến N3 như Đỗ Hoàng Hà (12A6), Trần Nguyễn Tuấn Kiệt (11A6), N4 như Phạm Trần Trúc Khanh (12A6), Nguyễn Minh Kiên (12A6), Lưu Hà Ly (12A6), Phạm Nhật Minh (12A6)…
“Việc các em đạt điểm IELTS cao sẽ có những ưu thế nhất định trong xét tuyển đại học hoặc đăng ký học bổng du học. Hiện nay các trường đại học áp dụng nhiều phương thức xét tuyển trong đó có quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ IELTS từ 5.5-6.5, ngoài ra từ 4.0 IELTS các bạn có thể quy đổi sang điểm 10 môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT và được miễn thi môn này…”, cô Trang cho hay.
Cô Hoàng Thị Hồng, giáo viên Ngữ văn đồng thời cũng tham gia công tác tư vấn hướng nghiệp của trường THPT Hoàng Long trong dịp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
Ngoài tư vấn đào tạo, trường THPT Hoàng Long còn có 1 ban tư vấn hướng nghiệp riêng. Ban có trách nhiệm nắm bắt sở thích, năng lực thực tế, đánh giá học sinh qua phiếu hướng nghiệp hàng tháng. Từ đó xác định mục tiêu rõ ràng và lên kế hoạch học tập khoa học.
Còn cô Hoàng Thị Hồng, giáo viên Ngữ văn đồng thời cũng tham gia công tác tư vấn hướng nghiệp của trường THPT Hoàng Long cho hay, nhiều năm qua, công tác hướng nghiệp được nhà trường tổ chức ngay từ khi tuyển sinh vào lớp 10.
“Nhà trường đã có các buổi tư vấn hướng nghiệp dành cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn Ba Đình Tây Hồ và các khu vực lân cận. Qua phiếu thông tin, nhà trường tìm hiểu nhu cầu của học sinh, phụ huynh. Tư vấn cả hai phía sẽ giúp các con có định hướng học tổ hợp tốt nhất…”, cô Hồng cho hay.
Trường THPT Hoàng Long có tốc độ phát triển quy mô rất nhanh từ 13 học sinh (năm 2016) lên tới 640 học sinh (năm 2022) – đánh dấu sự phát triển quy mô và “tâm đắc” phát triển định hướng.
Học viện Quản lý giáo dục xét tuyển bổ sung 3 ngành trình độ đại học
Học viện Quản lý giáo dục xét tuyển đợt bổ sung đại học chính quy năm 2022 theo phương thức: sử dụng kết quả thi THPT và kết quả học tập THPT.
Cán bộ, giảng viên Học viện Quản lý Giáo dục tư vấn tuyển sinh cho thí sinh. Ảnh minh họa/TG
Theo đó, với phương thức sử dụng học bạ, Học viện nhận hồ sơ của thí sinh đạt từ 18 điểm trở lên. Phương thức sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, thí sinh đạt từ 15 điểm có thể xét tuyển bổ sung vào Học viện.
Điểm nhận hồ sơ và chỉ tiêu các ngành cụ thể như sau:
Về các tiêu chí xét tuyển theo các phương thức, Học viện Quản lý giáo dục lưu ý:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp môn
Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (Xét Học bạ)
Cách tính điểm xét tuyển: Thí sinh sử dụng điểm học tập THPT để xét tuyển vào Học viện Quản lý giáo dục cụ thể như sau:
Điểm học tập (ĐHT) = Điểm trung bình Học kỳ 1 năm lớp 11 Điểm trung bình Học kỳ 2 lớp 11 Điểm trung bình Học kỳ 1 lớp 12
Điểm xét tuyển Học bạ = Điểm học tập Điểm ưu tiên (nếu có).
Học viện cũng có lưu ý: thang điểm xét tuyển là 30 điểm và không sử dụng tiêu chí phụ trong xét tuyển. Thời gian nhận đăng ký và nộp hồ sơ đợt xét tuyển bổ sung từ ngày thông báo đến hết 17h00 ngày 10.10, theo hình thức trực tiếp và chuyển phát qua đường bưu điện.
Cụ thể cách thức đăng ký như sau:
Bước 1. Thí sinh đăng ký trực tuyến tại địa chỉ: http://xtdh.naem.edu.vn
Bước 2. Thí sinh in phiếu đăng ký trên hệ thống, ký và ghi rõ họ tên
Bước 3. Nộp hồ sơ đăng ký gồm:
Phiếu đăng ký (tại bước 2)
Bản sao giấy chứng nhận kết quả thi THPT năm 2022 (nếu xét tuyển theo phương thức 1)
Bản sao y công chứng học bạ THPT (nếu xét tuyển theo phương thức 2)
Bản sao y công chức giấy tờ ưu tiên (nếu thuộc đối tượng ưu tiên).
Trước đó, Học viện Quản lý giáo dục công bố điểm chuẩn đợt 1 năm 2022; trong đó ngành lấy điểm cao nhất là 22 (Học bạ THPT), 19.5 (Kết quả thi THPT năm 2022).
Hiệu trưởng ĐH Harvard: Cách giáo dục tốt nhất là giúp trẻ thành thạo 3 kỹ năng Nhiều bậc phụ huynh cho rằng phương pháp giáo dục tốt nhất là kết quả học tập của con đứng top đầu. Tuy nhiên, đối với những người làm trong lĩnh vực giáo dục, đây chưa hẳn là phương pháp hay. Trong mắt cha mẹ, cách giáo dục tốt nhất là giúp trẻ có được điểm số xuất sắc và công việc tốt...