Hướng nghiệp là chìa khóa hòa nhập cho học sinh khiếm thị
Giúp học sinh khiếm thị có nghề phù hợp, lại có thể nuôi sống được bản thân luôn là trăn trở với những giáo viên ở Hội người mù Thanh Hóa.
Giáo viên sát sao theo dõi từng em để có thể định hướng nghề đúng cho học sinh khiếm thị.
Giáo viên đóng vai trò quan trọng
Không chỉ được học chữ, các em học sinh khiếm thị tại Hội người mù Thanh Hóa còn được giáo viên ở đây định hướng nghề nghiệp từ rất sớm. Nhờ đó, hầu hết các em ngay từ thời điểm học lớp 6-7 đã bắt đầu xác định được hướng đi cho mình.
Theo ông Nguyễn Xuân Trung, Chủ tịch Hội kiêm Giám đốc Trung tâm giáo dục dạy nghề cho người mù tỉnh Thanh Hóa, đa số các em vào đây không chỉ bị mù mà còn kèm theo một số bệnh khác như trí não chậm phát triển, down hay tăng động… Vì thế để có thể định hướng được nghề cho đối tượng này là việc không hề đơn giản.
“Chúng tôi luôn nhận thức được nghề nghiệp mới giúp các em bước qua những rào cản của xã hội và sống trọn vẹn hơn. Ở đây, giáo viên chính là nhân tố quan trọng trong việc định hướng nghề cho các em.
Để làm được điều đó, bản thân những giáo viên trực tiếp dạy các em sẽ phải nắm được năng khiếu, năng lực của các em, nắm được cả tâm sinh lý, đặc biệt là trong độ tuổi từ 13-14 trở đi, vì đây là giai đoạn cần tác động nhất trong quá trình trưởng thành, phát triển nhân cách của từng em”, ông Trung chia sẻ.
Ngay tại trung tâm cũng mở ra nhiều lớp đào tạo nghề để học sinh được thử sức mình. Nếu em nào cảm thấy sức học có hạn, lựa chọn nghề chứ không tiếp tục theo học cao đẳng hay đại học thì có thể chọn nghề phù hợp với mình như: Âm nhạc, thanh nhạc, đàn, sáo, bấm huyệt trị liệu, nghề thủ công mỹ nghệ…
Các em học sinh khiếm thính đang được giáo viên hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp.
Video đang HOT
“Quá trình dạy văn hóa cho các em, chúng tôi sát sao theo dõi xem từng em có thế mạnh gì, có năng khiếu gì không, hoặc phát hiện những em có tư duy tốt thì sẽ định hướng cho các em. Cuối cùng là làm sao để khi các em bước ra đời, có một công việc không chỉ phù hợp mà còn có khả năng nuôi sống bản thân mình và đặc biệt nghề đó, người lao động luôn được sử dụng”, cô Lương Thị Yến, giáo viên của Hội cho biết.
Cũng theo cô Yến, công việc hướng nghiệp cũng không thể ngày một ngày hai, ngoài nắm được thế mạnh, còn phải nắm hoàn cảnh từng em, điều kiện địa phương nơi các em sinh sống có mở ra một nghề nào cho các em hay không.
Người khiếm thị không chỉ dừng lại ở công việc tẩm quất hay tăm tre…
Đến Trung tâm giáo dục dạy nghề cho người khiếm thị Thanh Hóa, ai cũng không khỏi ngỡ ngàng khi nghe tiếng sáo được thổi từ một chàng trai mù – Nguyễn Thế Linh. Tài thổi sáo của Linh khiến các bạn và giáo viên của Trung tâm vô cùng ngưỡng mộ.
Từ khi được nhận vào học tại Trung tâm giáo dục dạy nghề cho người khiếm thị Thanh Hóa năm 2016, Nguyễn Thế Linh như bước sang một trang mới của cuộc đời. Nhờ sự động viên, chăm sóc, dạy dỗ của các thầy, cô giáo và các bạn, cùng với ý chí và nghị lực, Linh đã hòa nhập với môi trường học tập mới.
Phát hiện năng khiếu của Linh, em được giáo viên trong Trung tâm định hướng theo nghề âm nhạc và luôn tạo điều kiện để em được học môn này.
Ai cũng tin với năng khiếu thiên bẩm, Linh có thể hòa nhập dễ hơn với cuộc sống và nuôi sống bản thân mình.
Chủ tịch Hội người mù tỉnh Thanh Hóa- Nguyễn Xuân Trung cho rằng, bản thân những giáo viên ở Hội luôn xác định, phải tìm đúng được hướng đi cho học sinh của mình.
“Dạy học sinh khiếm thị không đơn giản chỉ là dạy các em biết chữ mà dạy các em không tự ti, dạy các em cách hòa nhập cộng đồng và hơn hết là tìm tòi, phát hiện năng khiếu của từng em để định hướng nghề nghiệp.
Người khiếm thị không chỉ dừng lại ở công việc tầm quất hay tăm tre như công việc mà xã hội đã “đóng đinh” cho họ. Các em có thể làm ca sĩ, có thể đánh đàn, thổi sáo, có thể học lên cao đẳng, đại học và làm các công việc hành chính…
Tôi từng nói với các giáo viên, ai cũng có những thế mạnh riêng biệt quan trọng là ta tìm ra được và giúp họ phát huy thế mạnh đó. Khi có nghề trong tay, các em sẽ dễ dàng hòa nhập cuộc sống, cơ hội việc làm cũng dễ dàng hơn. Nếu các em hát được, đàn được có thể mở câu lạc bộ và kiếm thu nhập từ đó. Có thể tham gia câu lạc bộ đường phố hay giao lưu trong các sự kiện tại các trường…”, ông Trung chia sẻ.
Ông Trung cũng cho biết, những năm qua, nhờ định hướng nghề nghiệp tốt, rất nhiều học sinh đã tìm đúng nghề, có thu nhập ổn định; nhiều em cũng từ Hội được đi học cao lên, giờ đã là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội người mù các địa phương trong tỉnh.
Con đường hòa nhập với người khuyết tật để tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ giáo dục, việc làm còn nhiều trở ngại nhưng vẫn có những chiếc chìa khóa mở được cánh cửa hòa nhập. Một trong số đó là công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng.
Hướng nghiệp cho học sinh ngay từ cấp tiểu học
Cho học sinh tham gia trải nghiệm hay chia sẻ về công việc trong các tiết dạy,... là cách định hướng nghề nghiệp được các trường tiểu học áp dụng.
Học sinh tiểu học TPHCM trải nghiệm một ngày làm nội trợ.
Giúp học sinh nhận biết nghề nghiệp
Đối với cấp tiểu học tại TPHCM, giáo viên tại các trường đã chú trọng đến việc định hướng nghề nghiệp, từ đó giúp học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở các địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội.
Thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy cũng đã hướng dẫn học sinh tham gia các công việc thường ngày tại gia đình và nhà trường, đồng thời rèn luyện, bồi dưỡng thêm một số kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho các em.
Theo chia sẻ của cô Nguyễn Thị Kim Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Thọ (quận 11), thực tế hiện nay, để định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhiều trường tiểu học đang áp dụng các hình thức như: cho các em tham gia các buổi trải nghiệm, vào vai trong các vở kịch, chia sẻ thêm về công việc, nghề nghiệp trong các tiết dạy trên lớp hoặc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, tham quan hướng nghiệp... Tùy vào điều kiện của từng trường mà các thức tổ chức có thể khác nhau.
"Học sinh tiểu học từ trước đến nay cũng đã được tiếp cận một số nội dung mang tính chất giới thiệu về nghề nghiệp trong các môn học tự nhiên xã hội, tiếng Việt,...Ngoài ra, các tiết học kỹ năng, hoạt động trải nghiệm của chương trình mới cũng mang nội dung định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, các môn học này cũng chỉ mới giới thiệu sơ qua về các công việc, nghề nghiệp đơn giản, phù hợp với lứa tuổi tiểu học chứ chưa đi sâu vào các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh như ở cấp THCS hay THPT", cô Hương chia sẻ.
Cho học sinh tiểu học đến các nhà xưởng để được nghe giải thích công việc là cách hướng nghiệp của Trường TH-THCS-THPT song ngữ quốc tế Canada (quận 7) thường thực hiện.
Cô giáo Văn Ngọc Tường Vy, giáo viên chủ nhiệm lớp 1.4, Trường Tiểu học Lê Văn Việt (TP Thủ Đức, TPHCM) cho biết trẻ từ bậc mầm non bắt đầu có ước mơ về nghề nghiệp. Đến tiểu học, việc định hướng nghề nghiệp được tích hợp trong một số môn học. Việc giáo dục hướng nghiệp ở tiểu học khá đơn giản, không "đao to búa lớn". Vì vậy, đưa hướng nghiệp vào nội dung dạy học sinh tiểu học là cần thiết và phù hợp với thực tế.
"Giáo viên trong trường luôn thường xuyên chú trọng đến việc thông tin, chia sẻ cho học sinh về các công việc, nghề nghiệp trong xã hội. Đặc biệt, trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi cũng như giáo viên khác luôn chủ động trao đổi, giải thích để các em biết thêm về nghề nghiệp, nắm được tính chất đặc biệt của từng loại công việc. Từ đó tạo thích thú, tò mò cho học sinh về các ngành nghề", cô Vy cho hay.
Tăng cường hoạt động trải nghiệm
Chương trình học của học sinh tiểu học hiện được lồng ghép nhiều tiết học kỹ năng sống, giới thiệu về các ngành nghề... Trong quá trình học tập trên lớp, học sinh được giáo viên cho xem nhiều hơn các đoạn video về ngành, nghề khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều trường còn tổ chức hoạt động tham quan, trải nghiệm cho từng khối lớp hoặc theo chủ đề.
Cô Tống Thị Mai Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1) chia sẻ, nếu như trước đây, mơ ước của các em khi lớn lên sẽ trở thành chú bộ đội, bác sĩ, giáo viên... thì nay đã mở rộng hơn như trở thành ca sĩ, cầu thủ bóng đá, diễn viên hoặc những ngành nghề mà các em ấn tượng. Đặc biệt trong các bài học của môn Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Địa lý có các bài về nghề nghiệp thì giáo viên cũng lồng ghép cho học sinh tìm hiểu và trình bày chia sẻ với bạn bè trong lớp.
"Để hoạt động hướng nghiệp ở cấp tiểu học mang lại hiệu quả cao, nhà trường luôn chú trọng đến công tác trang bị thêm kiến thức cho giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất. Giáo viên các lớp cũng luôn chú trọng đến việc thiết kế các bài học sinh động, hình thức trải nghiệm phù hợp... Từ những hoạt động đơn giản như giới thiệu về các nghề, công việc gần gũi, các em dần dần nhận biết được ngành nghề trong tương lai", cô Mai Hương chia sẻ.
Trường tiểu học Hòa Bình luôn đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh.
Cũng theo chia sẻ của cô Mai Hương, nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh được trải nghiệm ngành nghề nhiều hơn qua các buổi ngoại khóa để các em có nhận thức cơ bản đầu tiên về những công việc và nghề nghiệp, không được phân biệt hay kỳ thị vì ngành nghề nào cũng cao quý.
Ngoài ra trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng có thể hỏi xem công việc của ba mẹ các em và giải thích thêm cho học sinh hiểu những tính chất đặc biệt của từng loại công việc, nghề nghiệp của ba mẹ đang làm để học sinh có thêm kiến thức về định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Còn theo cô Nguyễn Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường Việt Mỹ (quận Tân Bình), trong chương trình cấp tiểu học cần có nội dung, chương trình dạy cụ thể về định hướng nghề nghiệp vì học sinh rất háo hức, tò mò để đặt nhiều câu hỏi xoay quanh một số nghề nghiệp gần gũi với các em như: giáo viên, bác sĩ, bộ đội, công an, kinh doanh...
"Để phát huy tốt vai trò của nhà trường, giáo viên trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh tiểu học cần có sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội. Bản thân hoàn toàn ủng hộ việc chúng ta giáo dục hướng nghiệp cho học sinh từ bậc tiểu học và không nên nghĩ đó là điều gì to tát. Không nên tách thành một môn học cho đến khi học sinh học hết THCS, mà cần dạy lồng ghép tích hợp vào các môn học khác thì hiệu quả hướng nghiệp mới cao", cô Mai cho hay.
Ngành Tài chính - Ngân hàng rộng cửa với ứng viên IT Chuyên gia cho biết để đảm bảo vận hành, các tổ chức tài chính - ngân hàng liên tục tuyển dụng các ứng viên công nghệ thông tin với mức chi trả hấp dẫn. Hoàng Long (22 tuổi) là sinh viên năm cuối khoa Toán - Cơ - Tin học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Dù chưa ra...