Hướng nghiệp cho học sinh tiểu học: Cần thiết và nên làm
Không chỉ tiểu học mà ngay bậc mẫu giáo cũng đã có những trường tư thục mạnh dạn thực hiện mô hình dạy tích hợp nghề nghiệp cho các bé.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT đang được đăng mạng lấy ý kiến, lần đầu tiên học sinh tiểu học sẽ được giới thiệu về vấn đề việc làm trong trường học.
Liên quan đến việc sắp tới sẽ định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ bậc tiểu học, TS. Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho hay: Giáo dục hướng nghiệp cần được tích hợp qua các bài học trên lớp và qua học tập trải nghiệm để học sinh nhận biết dần cuộc sống xã hội trong đó có hoạt động nghề nghiệp của con người.
Trong giờ học, giáo viên có thể hướng các em kể về nghề nghiệp của bố mẹ, những người xung quanh dần dần hướng trẻ biết tôn trọng sức lao động của bố mẹ dù làm nghề nào cũng đều được coi trọng trong xã hội.
Muốn làm được việc này, đòi hỏi giáo viên cũng phải có chút hiểu biết về một số nghề trong xã hội và có các ví dụ liên hệ thực tế sao cho đơn giản và dễ hiểu với trẻ đồng thời từ thực tế tác động ngược trở lại trẻ yêu thích các môn học khác.
“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc chúng ta giáo dục hướng nghiệp cho học sinh từ bậc tiểu học và không nên nghĩ đó là điều gì to tát. Không nên tách thành một môn học cho đến khi học sinh học hết THCS mà cần dạy lồng ghép tích hợp vào các môn học khác thì hiệu quả hướng nghiệp mới cao” – ông Vinh cho hay.
Video đang HOT
Theo ông Vinh, không chỉ tiểu học mà ngay bậc mẫu giáo cũng đã có những trường tư thục mạnh dạn thực hiện mô hình dạy tích hợp nghề nghiệp cho các bé. Đơn giản chỉ là tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế như làm đầu bếp, làm bác sĩ khám bệnh… để học sinh tưởng tượng ra nghề nghiệp tương lai.
Hiện nay công tác giáo dục hướng nghiệp làm chưa chuẩn. Giáo viên chưa có kinh nghiệm thực tế về các ngành công nghiệp, dịch vụ, cơ sở trang bị vật chất không đủ, việc giáo dục hướng nghiệp không gắn với đào tạo kỹ năng nghề gắn với thị trường lao động. Điều đó dẫn đến động lực học tập thấp và đa số đều muốn học xong THPT để được vào ĐH.
Ông Vinh chia sẻ: Ngay cả nước Úc và châu Âu cũng đã thấy tác động không mong muốn của hướng nghiệp phân luồng sớm mà không gắn tiêu chuẩn kỹ năng của các ngành kinh tế. Vì thế ở giáo dục THPT không nên gọi là giáo dục hướng nghiệp nữa mà có chương trình đào tạo kỹ năng nghề để mở ra nhiều cơ hội cho học sinh hoặc vào cơ sở GDNN hoặc ra thị trường lao động hoặc tiếp tục học lên cao.
Với các nước châu Âu, gần đây do những lo ngại về sự phân tầng giai cấp, sự bất bình đẳng các cơ hội học tập giữa các nhóm học sinh khác nhau khi hướng nghiệp phân luồng sớm trước THCS. Ngoài ra, sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi năng lực học vấn vững chắc để có thể phát triển các kỹ năng mới do cuộc cách mạng này mang lại.
“Do đó, tôi thấy từ tiểu học cho đến THCS rất cần giáo dục hướng nghiệp nhưng là tổ chức dạy tích hợp lồng ghép với các môn học khác. Còn sau THCS thì nên có các chương trình nghề dạy luôn các kỹ năng nghề tiêu chuẩn trường hợp các em có bỏ học giữa chừng cũng có thể có kỹ năng để kiếm việc làm hoặc tham gia học tập trong các cơ sở GDNN và học liên thông lên ĐH”- ông Hoàng Ngọc Vinh nói.
Hướng nghiệp cho học sinh tiểu học: 'Không nên nghĩ đó là điều gì to tát'
Theo TS. Hoàng Ngọc Vinh, trong giờ học, giáo viên có thể hướng các em kể về nghề nghiệp của bố mẹ và những người xung quanh, dạy trẻ biết tôn trọng sức lao động của bố mẹ dù làm nghề nào cũng đều được coi trọng trong xã hội.
Theo dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT, lần đầu tiên học sinh tiểu học sẽ được giới thiệu về vấn đề việc làm trong trường học.
Ngay sau khi được đưa ra, dự thảo này đã thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh cũng như giáo viên và chuyên gia. Nhiều người cho rằng giáo dục hướng nghiệp phải thực hiện từ sớm.
Liên quan đến việc sắp tới sẽ định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ bậc tiểu học, TS. Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho hay, giáo dục hướng nghiệp cần được tích hợp qua các bài học trên lớp và qua học tập trải nghiệm để học sinh nhận biết dần cuộc sống xã hội, trong đó có hoạt động nghề nghiệp của con người.
Trong giờ học, giáo viên có thể hướng các em kể về nghề nghiệp của bố mẹ và những người xung quanh, dạy trẻ biết tôn trọng sức lao động của bố mẹ dù làm nghề nào cũng đều được coi trọng trong xã hội.
Cho học sinh nhập vai bác sĩ cũng là một cách giúp các em định hình về nghề nghiệp tương lai.
Muốn làm được việc này, giáo viên cũng phải có chút hiểu biết về một số nghề trong xã hội, có các ví dụ liên hệ thực tế sao cho đơn giản và dễ hiểu với trẻ, đồng thời từ thực tế tác động ngược trở lại để trẻ yêu thích các môn học khác.
"Tôi hoàn toàn ủng hộ việc chúng ta giáo dục hướng nghiệp cho học sinh từ bậc tiểu học và không nên nghĩ đó là điều gì to tát. Không nên tách thành một môn học cho đến khi học sinh học hết THCS mà cần dạy lồng ghép tích hợp vào các môn học khác thì hiệu quả hướng nghiệp mới cao.
Như vậy, đòi hỏi giáo viên cần sáng tạo trong phương pháp và nội dung để giúp cho học sinh có những nhận thức ban đầu về nghề nghiệp, rồi sau đó sẽ khám phá ra nhiều vấn đề khác ở mỗi nghề nghiệp", TS . Hoàng Ngọc Vinh cho hay.
TS. Hoàng Ngọc Vinh viện dẫn thêm, hiện nay không chỉ tiểu học mà ngay bậc mẫu giáo cũng đã có những trường tư thục mạnh dạn thực hiện mô hình dạy tích hợp nghề nghiệp cho các bé.
Đơn giản chỉ là tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế như làm đầu bếp, làm bác sĩ khám bệnh... để học sinh tưởng tượng ra nghề nghiệp tương lai. Chúng ta phải thực hiện dần dần và cho trẻ hình thành sự yêu thích đối với nghề nghiệp trong tương lai chứ không phải học hết lớp 1 mà định hướng được nghề nghiệp ngay.
"Hiện nay công tác giáo dục hướng nghiệp ở các cơ sở giáo dục của mình làm chưa chuẩn; giáo viên chưa có kinh nghiệm thực tế về các ngành công nghiệp, dịch vụ; cơ sở trang bị vật chất không đủ, việc giáo dục hướng nghiệp không gắn với đào tạo kỹ năng nghề gắn với thị trường lao động và được công nhận thì học sinh sẽ không rõ mục đích sau này của chính bản thân.
Điều đó dẫn đến động lực học tập thấp và đa số đều muốn học xong THPT để được vào đại học, điều đó cho thấy sự thất bại của giáo dục hướng nghiệp nhiều năm qua.
Ngay cả cá nước châu Âu hay Úc cũng đã thấy tác động không mong muốn của hướng nghiệp phân luồng sớm mà không gắn tiêu chuẩn kỹ năng của các ngành kinh tế. Vì thế, ở giáo dục THPT không nên gọi là giáo dục hướng nghiệp nữa mà cần có chương trình đào tạo kỹ năng nghề để mở ra nhiều cơ hội cho học sinh, hoặc vào cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hoặc ra thị trường lao động, hoặc tiếp tục học lên cao.
Với các nước châu Âu, gần đây, do những lo ngại về sự phân tầng giai cấp đã dẫn tới sự bất bình đẳng các cơ hội học tập giữa các nhóm học sinh khác nhau khi hướng nghiệp phân luồng sớm trước THCS.
Ngoài ra, sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi năng lực học vấn vững chắc để có thể phát triển các kỹ năng mới do cuộc cách mạng này mang lại.
Tóm lại, tôi thấy từ tiểu học cho đến THCS rất cần giáo dục hướng nghiệp nhưng là tổ chức dạy tích hợp lồng ghép với các môn học khác.
Còn sau THCS thì nên có các chương trình nghề dạy luôn các kỹ năng nghề tiêu chuẩn. Trường hợp các em có bỏ học giữa chừng cũng có thể có kỹ năng để kiếm việc làm hoặc tham gia học tập trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và học liên thông lên ĐH.
Làm sao để khi học xong, các kỹ năng của các em phải được đánh giá và công nhận, miễn trừ khi vào học cao đẳng hay đại học. Học xong các môn học hướng nghiệp kiểu chắp vá như hiện nay thì rất cần xem xét lại", TS. Hoàng Ngọc Vinh chia sẻ.
Theo dự thảo về hướng nghiệp cho học sinh tiểu học thì cấp tiểu học, giáo viên có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ và người thân, các nghề truyền thống ở địa phương, một số việc làm cơ bản trong xã hội. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tham gia các công việc thường ngày tại gia đình và nhà trường; rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng quản lý bản thân, Kỹ năng xã hội, Tìm hiểu về gia đình, cộng đồng, Phát hiện năng khiếu của học sinh và lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho học sinh.
Các hình thức triển khai gồm thực hiện qua tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghề nghiệp, việc làm hiện có ở Việt Nam và trên thế giới thông qua các tài liệu giáo dục hướng nghiệp; Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về các nhóm nghề nghiệp, việc làm tại cộng đồng tối thiểu 1 lần/năm học; Tổ chức tư vấn, đánh giá năng khiếu của học sinh thông qua quá trình học tập, rèn luyện và các bài kiểm tra, đánh giá năng lực.
Hướng nghiệp cho học sinh từ cấp tiểu học mang tính chất giới thiệu các nghề Về cơ bản học sinh học xong lớp 12 không biết mình muốn làm nghề gì trừ việc nghe người này, người kia bảo đi học nghề này được nhiều tiền, nghề kia dễ xin việc. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm...