Hướng nghiệp cho học sinh ngay từ cấp tiểu học
Cho học sinh tham gia trải nghiệm hay chia sẻ về công việc trong các tiết dạy,… là cách định hướng nghề nghiệp được các trường tiểu học áp dụng.
Học sinh tiểu học TPHCM trải nghiệm một ngày làm nội trợ.
Giúp học sinh nhận biết nghề nghiệp
Đối với cấp tiểu học tại TPHCM, giáo viên tại các trường đã chú trọng đến việc định hướng nghề nghiệp, từ đó giúp học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở các địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội.
Thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy cũng đã hướng dẫn học sinh tham gia các công việc thường ngày tại gia đình và nhà trường, đồng thời rèn luyện, bồi dưỡng thêm một số kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho các em.
Theo chia sẻ của cô Nguyễn Thị Kim Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Thọ (quận 11), thực tế hiện nay, để định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhiều trường tiểu học đang áp dụng các hình thức như: cho các em tham gia các buổi trải nghiệm, vào vai trong các vở kịch, chia sẻ thêm về công việc, nghề nghiệp trong các tiết dạy trên lớp hoặc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, tham quan hướng nghiệp… Tùy vào điều kiện của từng trường mà các thức tổ chức có thể khác nhau.
“Học sinh tiểu học từ trước đến nay cũng đã được tiếp cận một số nội dung mang tính chất giới thiệu về nghề nghiệp trong các môn học tự nhiên xã hội, tiếng Việt,…Ngoài ra, các tiết học kỹ năng, hoạt động trải nghiệm của chương trình mới cũng mang nội dung định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, các môn học này cũng chỉ mới giới thiệu sơ qua về các công việc, nghề nghiệp đơn giản, phù hợp với lứa tuổi tiểu học chứ chưa đi sâu vào các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh như ở cấp THCS hay THPT”, cô Hương chia sẻ.
Cho học sinh tiểu học đến các nhà xưởng để được nghe giải thích công việc là cách hướng nghiệp của Trường TH-THCS-THPT song ngữ quốc tế Canada (quận 7) thường thực hiện.
Cô giáo Văn Ngọc Tường Vy, giáo viên chủ nhiệm lớp 1.4, Trường Tiểu học Lê Văn Việt (TP Thủ Đức, TPHCM) cho biết trẻ từ bậc mầm non bắt đầu có ước mơ về nghề nghiệp. Đến tiểu học, việc định hướng nghề nghiệp được tích hợp trong một số môn học. Việc giáo dục hướng nghiệp ở tiểu học khá đơn giản, không “đao to búa lớn”. Vì vậy, đưa hướng nghiệp vào nội dung dạy học sinh tiểu học là cần thiết và phù hợp với thực tế.
“Giáo viên trong trường luôn thường xuyên chú trọng đến việc thông tin, chia sẻ cho học sinh về các công việc, nghề nghiệp trong xã hội. Đặc biệt, trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi cũng như giáo viên khác luôn chủ động trao đổi, giải thích để các em biết thêm về nghề nghiệp, nắm được tính chất đặc biệt của từng loại công việc. Từ đó tạo thích thú, tò mò cho học sinh về các ngành nghề”, cô Vy cho hay.
Video đang HOT
Tăng cường hoạt động trải nghiệm
Chương trình học của học sinh tiểu học hiện được lồng ghép nhiều tiết học kỹ năng sống, giới thiệu về các ngành nghề… Trong quá trình học tập trên lớp, học sinh được giáo viên cho xem nhiều hơn các đoạn video về ngành, nghề khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều trường còn tổ chức hoạt động tham quan, trải nghiệm cho từng khối lớp hoặc theo chủ đề.
Cô Tống Thị Mai Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1) chia sẻ, nếu như trước đây, mơ ước của các em khi lớn lên sẽ trở thành chú bộ đội, bác sĩ, giáo viên… thì nay đã mở rộng hơn như trở thành ca sĩ, cầu thủ bóng đá, diễn viên hoặc những ngành nghề mà các em ấn tượng. Đặc biệt trong các bài học của môn Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Địa lý có các bài về nghề nghiệp thì giáo viên cũng lồng ghép cho học sinh tìm hiểu và trình bày chia sẻ với bạn bè trong lớp.
“Để hoạt động hướng nghiệp ở cấp tiểu học mang lại hiệu quả cao, nhà trường luôn chú trọng đến công tác trang bị thêm kiến thức cho giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất. Giáo viên các lớp cũng luôn chú trọng đến việc thiết kế các bài học sinh động, hình thức trải nghiệm phù hợp… Từ những hoạt động đơn giản như giới thiệu về các nghề, công việc gần gũi, các em dần dần nhận biết được ngành nghề trong tương lai”, cô Mai Hương chia sẻ.
Trường tiểu học Hòa Bình luôn đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh.
Cũng theo chia sẻ của cô Mai Hương, nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh được trải nghiệm ngành nghề nhiều hơn qua các buổi ngoại khóa để các em có nhận thức cơ bản đầu tiên về những công việc và nghề nghiệp, không được phân biệt hay kỳ thị vì ngành nghề nào cũng cao quý.
Ngoài ra trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng có thể hỏi xem công việc của ba mẹ các em và giải thích thêm cho học sinh hiểu những tính chất đặc biệt của từng loại công việc, nghề nghiệp của ba mẹ đang làm để học sinh có thêm kiến thức về định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Còn theo cô Nguyễn Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường Việt Mỹ (quận Tân Bình), trong chương trình cấp tiểu học cần có nội dung, chương trình dạy cụ thể về định hướng nghề nghiệp vì học sinh rất háo hức, tò mò để đặt nhiều câu hỏi xoay quanh một số nghề nghiệp gần gũi với các em như: giáo viên, bác sĩ, bộ đội, công an, kinh doanh…
“Để phát huy tốt vai trò của nhà trường, giáo viên trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh tiểu học cần có sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội. Bản thân hoàn toàn ủng hộ việc chúng ta giáo dục hướng nghiệp cho học sinh từ bậc tiểu học và không nên nghĩ đó là điều gì to tát. Không nên tách thành một môn học cho đến khi học sinh học hết THCS, mà cần dạy lồng ghép tích hợp vào các môn học khác thì hiệu quả hướng nghiệp mới cao”, cô Mai cho hay.
Đức: Hướng nghiệp cho học sinh tiểu học ra sao?
Tại Đức, giáo dục định hướng nghề nghiệp được lồng ghép vào chương trình từ tiểu học nhằm trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để bước vào xã hội.
Giáo dục nghề nghiệp là một phần trong chương trình giáo dục bắt buộc tại Đức.
Hướng nghiệp được chú trọng và xây dựng với nhiều hình thức khác nhau.
Dạy trẻ tôn trọng nghề nghiệp
Dựa trên hệ thống giáo dục phổ thông tại Đức, trẻ 6 tuổi sẽ học tiểu học trong 4 năm. Riêng tại Berlin và Brandenburg, bậc tiểu học kéo dài 6 năm. Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học, thường vào năm 10, 12 tuổi, học sinh sẽ được quyền chọn lựa 5 mô hình giáo dục phổ thông.
Hauptschule là trường kém phổ biến nhất, dành cho học sinh có định hướng kinh doanh hoặc làm việc trong khu công nghiệp.
Realschule tương tự bậc trung học, dành cho học sinh lớp 5 đến lớp 10. Sau khi tốt nghiệp các em có thể đăng ký học nghề.
Mittelschule là sự kết hợp giữa trung học và dạy nghề. Gymnasium, còn gọi là trường chuyên, dành cho học sinh có trình độ cao từ lớp 5 đến lớp 12. Tốt nghiệp Gymnasium, học sinh sẽ nắm chắc cơ hội bước vào đại học.
Giáo dục tại Đức là mô hình "kép", luôn có sự đồng hành giữa giáo dục phổ thông và dạy nghề. Học sinh không muốn học đại học có thể học nghề từ rất sớm. Các em học chính khóa vào buổi sáng và chiều thực tập tại các nhà máy, công xưởng. Do đó, để học sinh có thể lựa chọn trường phù hợp, giáo dục nghề nghiệp được coi trọng từ bậc tiểu học.
Giáo viên tiểu học thường cho học sinh tăng cường làm quen với các nghề nghiệp khác nhau, nâng cao nhận thức về bản thân hay tìm hiểu các nghề nghiệp cụ thể. Một trong những hoạt động phổ biến trong lớp học Đức là, giáo viên chia học sinh thành nhóm 5 người. Mỗi nhóm được phát thẻ ghi tên nghề nghiệp và từng học sinh trong nhóm sẽ chọn một nghề gợi hứng thú từ các thẻ.
Sau đó, học sinh được yêu cầu tự tìm hiểu về nghề nghiệp này qua Internet, gia đình... Những học sinh chọn thẻ tên giống nhau có thể tạo nhóm để cùng tìm hiểu, trao đổi thông tin. Sau đó, các em viết ra giấy những thông tin mà các em cho là quan trọng về nghề nghiệp như trình độ học vấn, giá trị nghề nghiệp, nhiệm vụ cần làm... Cuối cùng, giáo viên sẽ thảo luận về tính chất và giá trị của từng nghề.
Ngoài ra, khi giới thiệu về các nghề, giáo viên Đức luôn nhấn mạnh rằng "nghề nghiệp nào cũng quan trọng và được tôn trọng". Học sinh từ bậc tiểu học đã nhận thức được tính bình đẳng và tôn trọng các nghề, từ công nhân, người lao động đến kỹ sư, bác sĩ... Do đó, sau khi tốt nghiệp phổ thông, các em không ngần ngại chọn học nghề, đóng góp cho nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
Điều này tương đối khác biệt với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đơn cử, tại Mỹ, nhiều học sinh, gia đình học sinh vẫn nặng tư tưởng rằng học nghề là thấp kém, là thiếu trình độ học tập và không đáng được coi trọng như các nghề kỹ sư, bác sĩ. Do đó, tỷ lệ cạnh tranh vào các ngành như luật sư, bác sĩ tại Mỹ rất cao. Trong khi ngược lại, học sinh Đức có thể lựa chọn bất kỳ ngành nghề nào vì các em được dạy rằng mọi nghề nghiệp đều trân quý như nhau.
Học sinh Đức được định hướng nghề nghiệp từ rất sớm.
Sự đồng hành của xã hội
Là quốc gia theo chế độ liên bang, giáo dục Đức nằm trong thẩm quyền của từng bang. Trong đó, công tác hướng nghiệp không chỉ gói gọn trong trường học hay ngành Giáo dục, mà là sự chuẩn bị chung của toàn bang, toàn xã hội. Chính quyền bang, liên bang đến các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể đều tham gia vào chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Do đó, từ tiểu học, các em đã có cơ hội tiếp cận dễ dàng với đa số công việc trong xã hội.
Chương trình, kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho thanh, thiếu niên Đức được quy định trong Bộ luật Xã hội, được thực hiện từ khi đứa trẻ đi học đến khi các em tốt nghiệp. Luật pháp vừa bắt buộc vừa tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho học sinh.
Các cơ quan việc làm (Agenturen fr Arbeit) địa phương sẽ phối hợp với nhà trường xây dựng chương trình hướng dẫn và tư vấn nghề nghiệp. Có hai hình thức tổ chức là trò chuyện với toàn thể học sinh nhà trường hoặc tư vấn một kèm một. Cơ quan việc làm phải phối hợp với cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp để xây dựng những buổi ngoại khóa tại doanh nghiệp giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc về môi trường làm việc. Ngoài ra, cơ quan việc làm có thể tìm kiếm các vị trí thực tập, tình nguyện viên tại doanh nghiệp địa phương cho học sinh ngay từ 9, 10 tuổi.
Học sinh có thể đến thăm các trung tâm thông tin việc làm (Berufsinformationszentren) do cơ quan việc làm điều hành. Một số trung tâm cung cấp dịch vụ trò chuyện trực tuyến, dịch vụ tư vấn cá nhân cho người dưới 25 tuổi hoặc tổ chức các sự kiện (tọa đàm, hội chợ, sự kiện thông tin) giúp người trẻ tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp.
Cơ quan liên bang và Bộ Giáo dục Đức sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn nghề nghiệp trực tuyến qua các kênh thông tin như Planet-beruf.de, abi.de, berufe.tv, berufseld-info.de...
Ngoài ra, Bộ Giáo dục Đức phối hợp cùng Bộ Lao động và Xã hội Liên bang Đức tổ chức Sáng kiến Chuỗi giáo dục, dự án hỗ trợ thanh, thiếu niên trên hành trình tìm kiếm việc làm. Học sinh, ở mọi cấp bậc, có thể kiểm tra điểm mạnh bằng cách sử dụng công cụ phân tích tiềm năng rồi thử sức với nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Từ năm 2008 - 2020, chương trình đã tiếp cận 1,5 triệu học sinh Đức.
Ngoài ra, còn rất nhiều dự án khác nhau do cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương phối hợp cùng cơ quan quản lý giáo dục xây dựng với mục tiêu giúp học sinh, ở bất kỳ lứa tuổi, tìm hiểu về nghề nghiệp tương lai. Các dự án cũng chuyển mình cùng những xáo trộn của xã hội.
Khi dịch Covid-19 bùng phát khiến trường học đóng cửa, các chương trình tư vấn việc làm liên kết với trường học chuyển sang tổ chức trực tuyến. Các hội chợ việc làm, hội chợ tư vấn tuyển sinh được thực hiện online. Các cơ quan việc làm tích cực đẩy mạnh công tác tư vấn nghề nghiệp một kèm một cho học sinh. Do đó, học sinh Đức vẫn có thể tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp trước khi bước vào xã hội.
Hầu hết kinh phí tổ chức các chương trình tư vấn, hướng nghiệp do Bộ Giáo dục, doanh nghiệp hoặc cơ quan chính quyền đầu tư. Ngoài ra, nguồn vốn còn được hỗ trợ từ Quỹ xã hội châu Âu. Ước tính vào năm 2019, Đức đã chi gần 60 triệu euro cho các chương trình hướng nghiệp.
Thí điểm giáo dục STEM phát huy năng lực học sinh Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục và ào tạo (GD&T) TP Cần Thơ tổ chức thí điểm giáo dục STEM cấp tiểu học, bước đầu góp phần nâng cao tính tích cực, sáng tạo của giáo viên và học sinh. Học sinh Trường Tiểu học Ngô Quyền hào hứng với tiết học lồng ghép giáo dục STEM. Giáo dục STEM (là chương trình...