Hướng đi nào cho giáo dục lịch sử ở Việt Nam?

Theo dõi VGT trên

(GDVN) – Trong thời đại toàn cầu hóa, giáo dục lịch sử đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy vậy, cách dạy và học lịch sử hiện nay đang khiến học sinh xa dần.

LTS: Việt Nam hiện đang tiến hành cải cách giáo dục có quy mô lớn lần thứ tư tính từ năm 1945 khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

Hơn lúc nào hết, với hiện tình đất nước hiện nay, cải cách giáo dục đang trở thành nơi tập trung mối quan tâm và niềm hy vọng của cả chính quyền và người dân.

Một cuộc cải cách giáo dục “căn bản và toàn diện” đương nhiên sẽ phải được tiến hành ở nhiều phương diện để giải quyết những vấn đề cơ bản nhất nhằm kiến tạo nền móng của nền giáo dục mới.

Nhìn từ kinh nghiệm cải cách giáo dục thời hậu chiến (1945-1950) của Nhật Bản, tác giả cho rằng để cuộc cải cách giáo dục “căn bản và toàn diện” thành công, giáo dục các môn xã hội trong đó có giáo dục lịch sử phải đảm nhiệm vai trò trung tâm.

Lý do nằm ở chỗ các môn học này có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến việc hình thành năng lực, phẩm chất của những người công dân-chủ thể quyết định sự hưng vong của dân tộc.

“Phẩm chất, năng lực người học” hay “phẩm chất, năng lực công dân” – các từ khóa quan trọng hàng đầu trong đề án cải cách giáo dục lần thứ tư này phải được “hiện thực hóa” trong thực tiễn.

Vậy thì để thoát ra khỏi tình trạng ngổn ngang hiện tại, giáo dục lịch sử ở Việt Nam sẽ phải đổi mới theo đường hướng nào?

Mời quý vị độc giả cùng đọc bài do anh Nguyễn Quốc Vương – Nghiên cứu sinh ngành giáo dục lịch sử, Đại học Kanazawa – Nhật Bản dưới đây.

Tác giả cho rằng, trên cơ sở nghiên cứu lịch sử giáo dục lịch sử ở Nhật Bản, sẽ tạm phác ra một vài gợi ý có tính chất tham khảo về hướng đi của giáo dục lịch sử ở Việt Nam trong hoàn cảnh hiện tại.

Những phác thảo này luôn cần đến sự tranh luận học thuật giữa các đồng nghiệp để góp phần giải đáp những câu hỏi nghiêm khắc mà hiện thực đang đặt ra.

Đổi mới mục tiêu-triết lý giáo dục lịch sử

Một điểm rất thú vị và đáng lưu ý trong những cuộc tranh luận về cải cách giáo dục ở Việt Nam những năm gần đây là việc đề cập và bàn luận về “triết lý giáo dục”.

Video đang HOT

Ở Nhật Bản sau 1945, “triết lý giáo dục” là nội dung quan trọng được trình bày rõ trong “Luật giáo dục cơ bản” và các bộ luật giáo dục khác.

Tuy nhiên, ở Việt Nam bản thân thuật ngữ và nội dung “triết lý giáo dục” chưa được “luật hóa” vì vậy cách hiểu về nó cũng rất đa dạng, mơ hồ.

Cho dẫu vậy, việc bàn thảo về “triết lý giáo dục” khi tính đến cải cách giáo dục đã cho thấy, lô-gic của một cuộc cải cách giáo dục đã được nhận thức đúng đắn. Muốn có một nền giáo dục mới thì điều đầu tiên cần phải làm là đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “nền giáo dục ấy định tạo ra con người như thế nào?”.

Giáo dục lịch sử cũng tương tự. “Mục tiêu-triết lý” của giáo dục lịch sử cần được luận bàn thấu đáo trước khi tiến hành cải cách nếu không cuộc cải cách sẽ có nguy cơ rơi vào mê cung của “đổi mới phương pháp dạy học lịch sử” mà không tìm thấy đường ra.

Nói một cách ngắn gọn các nhà giáo dục lịch sử phải trả lời được câu hỏi “học sinh học lịch sử để làm gì?”.

Đương nhiên sẽ có rất nhiều người trả lời ngay: “học lịch sử để nuôi dưỡng và phát huy lòng yêu nước”, “học lịch sử để hiểu biết và giữ gìn truyền thống dân tộc”, “học lịch sử để tự hào dân tộc”…

Hướng đi nào cho giáo dục lịch sử ở Việt Nam? - Hình 1

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Những câu trả lời có tính chất “kinh điển” này sẽ không bao giờ sai. Vấn đề nằm ở chỗ nếu như học sinh hỏi lại: “như vậy những ai không được học lịch sử là thiếu đi lòng yêu nước?”, “tại sao nhiều người không thích và không học lịch sử nhưng họ vẫn sống bình thường và giàu có thậm chí còn có địa vị xã hội cao?”…, chắc chắn giáo viên sẽ lúng túng khi đưa ra câu trả lời.

Sự xác lập triết lý giáo dục lịch sử nói trên xuất phát từ lối tư duy đứng trên lập trường “chủ nghĩa dân tộc”. Nghĩa là nhà giáo dục lịch sử đứng ở phía “quốc gia-dân tộc” và lợi ích quốc gia (nhà nước) để lý giải lịch sử.

Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng cơ cấu “quốc gia-dân tộc” chỉ là một trong hàng trăm ngàn cơ cấu mà các nhà sử học sử dụng để ghi chép và giải thích lịch sử.

Mặt khác xét trên bình diện thế giới, cơ cấu “dân tộc chủ nghĩa” này đã không còn là cơ cấu chủ đạo để giải thích và tiếp cận lịch sử từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX.

Ngày nay trong thời đại toàn cầu hóa khi các giá trị nhân văn có tính phổ quát vượt qua biên giới quốc gia và trở thành tài sản và tiêu chuẩn chung của nhân loại, sự áp dụng cứng nhắc và duy nhất cơ cấu “quốc gia-dân tộc” sẽ làm thiếu đi tính thuyết phục bên trong đối với mỗi học sinh khi luận bàn về tác dụng của giáo dục lịch sử. Vậy thì, “mục tiêu-triết lý” của giáo dục lịch sử ở Việt Nam nên điều chỉnh như thế nào?

Hướng đi nào cho giáo dục lịch sử ở Việt Nam? - Hình 2

(GDVN) – “Một thói quen không tốt cũng cần được khắc phục, mà khắc phục cũng mất vài chục năm. Đồng thời với việc khắc phục thì nhiều người cũng phải lên tiếng”.

Theo tôi, giáo dục lịch sử ở Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa phải nhắm đến việc hình thành và phát triển “nhận thức lịch sử khoa học” và “phẩm chất công dân” ở học sinh nhằm tạo ra những người công dân có tư duy độc lập và tinh thần tự do.

Một khi xác định mục tiêu của giáo dục lịch sử là nhắm tới “nhận thức lịch sử khoa học” với các đặc trưng phong phú, có tính chủ thể và lô-gic, giáo dục lịch sử sẽ thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của việc truyền đạt tri thức và các quan điểm lý giải lịch sử đã được quyết định sẵn khiến học sinh chán nản.

Nhắm tới hình thành “phẩm chất công dân” cũng sẽ giúp cho môn lịch sử trở nên gần gũi, hữu ích với tất cả mọi người thay vì trở thành môn học bị “bỏ rơi” trước mỗi kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay chỉ là cái “thang” cho nhiều học sinh khối C trèo vào trường đại học.

Đa dạng hóa, “mềm hóa” và tự do hóa sách giáo khoa

Trong các cuộc tranh luận về cải cách giáo dục ở Việt Nam chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) luôn là nội dung thu hút sự quan tâm đáng kể nhất.

Trên thực tế tồn tại một lối tư duy cho rằng “cải cách giáo dục”= “thay đổi CT và SGK”. Đây là một lối tư duy hời hợt và ẩn chứa nhiều nguy cơ. Bởi vì CT và SGK mặc dù quan trọng nhưng nó không phải là toàn bộ cải cách giáo dục và cũng không phải là việc cần làm đầu tiên khi tiến hành cải cách.

Các tranh luận hiện nay về SGK lịch sử của Việt Nam thông thường chỉ tập trung vào các nhầm lẫn sai sót về sự kiện, lỗi in ấn, nên đưa thêm nội dung gì bớt đi nội dung nào mà thiếu đi những tranh luận có tính học thuật chuyên sâu về phát triển CT và biên soạn SGK. Ở đây, tôi sẽ đề cập ngắn gọn đến hai điểm là cơ chế “SGK kiểm định” và “tư liệu” trong SGK lịch sử.

Cơ chế “SGK kiểm định” là sự diễn đạt ngắn gọn cho việc thực hiện “một CT nhiều SGK”. Ở Việt Nam cho đến hiện tại vẫn đang thực hiện cơ chế “một CT-một SGK”.

Cơ chế này có thể được diễn đạt ngắn gọn là cơ chế “SGK quốc định”. Trên thế giới hiện nay tồn tại các cơ chế biên soạn và tuyển chọn SGK như: “quốc định” (Việt Nam, Triều Tiên…) , “kiểm định” (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) và “tự do” (Bắc Âu).

Cơ chế “SGK quốc định” có nhiều điểm hạn chế như: tiêu tốn ngân sách quốc gia, làm trì trệ sự năng động, sáng tạo của nhà xuất bản và tác giả viết SGK, hạn chế sự tự chủ, sáng tạo của giáo viên.

Thực tế giáo dục mấy chục năm qua đủ sức minh chứng cho những hạn chế trên. Cơ chế “SGK quốc định” được thực hiện trong thời gian dài đã làm cho giáo viên trong vô thức coi nội dung SGK là toàn bộ nội dung giáo dục.

Hệ quả là thay vì tiến hành các phương pháp tổ chức học tập sáng tạo, phát huy tính chủ thể của học sinh, giáo viên đã tiến hành giảng giải, minh họa nội dung SGK và coi đó là chân lý tuyệt đối.

Vì vậy, nhiều “giáo viên giỏi” trên thực tế chỉ dừng lại ở mức độ là người diễn giải nội dung của SGK một cách ngắn gọn, dễ hiểu kèm theo các ví dụ minh họa sinh động.

Cách dạy học như vậy không tạo ra và phát triển ở học sinh tư duy phê phán, tư duy sáng tạo. Nó đơn thuần là sự nhồi nhét tri thức, quan điểm đã được quyết định và thử thách trí nhớ của học sinh.

Hướng đi nào cho giáo dục lịch sử ở Việt Nam? - Hình 3

(GDVN) – Có quan điểm còn cho rằng, các em không yêu sử, nghĩa là không yêu nước! Xin đừng vội vã khi kết luận các bạn trẻ đang quay lưng lại với lịch sử dân tộc.

Kết quả là việc học môn Lịch sử trở thành “trò chơi của trí nhớ” và có không ít học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông đã coi lịch sử là toàn bộ những gì được viết trong SGK.

Phương hướng giải quyết là phải mạnh dạn thực hiện cơ chế “SGK kiểm định”. Nói một cách công bằng Việt Nam không có truyền thống và kinh nghiệm thực hiện cơ chế này nhưng những bài học kinh nghiệm từ quốc tế sẽ trở nên hữu dụng. Một khi cơ chế này được thực hiện nó sẽ tạo nên sự chuyển biến tích cực.

Cùng với việc thực hiện cơ chế “SGK kiểm định”, các cuốn SGK lịch sử mới cần phải được biên soạn với sự tham gia rộng rãi của các nhà sử học, giáo dục lịch sử có chuyên môn trong môi trường cạnh tranh dân chủ.

Những nghiên cứu về SGK cần được tiến hành bài bản, sâu sắc làm cơ sở cho việc biên soạn SGK mới. Ở đây tôi chỉ nêu ra hai điểm cần lưu ý khi biên soạn SGK lịch sử mới.

Thứ nhất cần tăng cường sử dụng tư liệu lịch sử. Trong SGK lịch sử hiện đang được sử dụng số lượng các tư liệu lịch sử rất ít. Tư liệu có vai trò lớn tạo nên sự chân thực, cụ thể và khoa học trong nhận thức lịch sử của học sinh vì vậy sự thiếu vắng các tư liệu này trong SGK cần được khắc phục càng sớm càng tốt.

Những SGK chỉ bao gồm các hình ảnh minh họa và phần bài viết của tác giả vốn thích hợp với lối dạy học truyền đạt tri thức một chiều sẽ trở nên không phù hợp một khi học tập lịch sử được diễn ra với vai trò chủ thể của học sinh.

Thứ hai, đi cùng với hệ thống tư liệu lịch sử, SGK cần phải có hướng dẫn học tập và các hoạt động học tập của học sinh như: hướng dẫn đọc tư liệu, hướng dẫn điều tra thông tin (tra cứu thông tin ở thư viện, bảo tàng, mạng internet), tóm tắt kết quả điều tra-nghiên cứu (cách thức làm báo, tập san, poster, cách viết báo cáo, cách thuyết trình…), cách thức công bố các kết quả điều tra-nghiên cứu (triển lãm, phát biểu, xuất bản báo, tập san lịch sử)…

SGK được biên soạn với hệ thống tư liệu lịch sử chính xác, đầy đủ, khoa học cùng với các hướng dẫn, hoạt động học tập như trên sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho 3 hình thái học tập lịch sử (“thông sử”, “Lịch sử theo chủ đề”, “lịch sử lội ngược dòng” diễn ra thuận lợi.

Bài tới, tác giả Nguyễn Quốc Vương sẽ tập trung vào việc tái xem xét mối quan hệ giữa sử học và giáo dục lịch sử để phát triển và vận dụng phương pháp chỉ đạo học tập lịch sử thích hợp.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Đoạn camera đau lòng đang được chia sẻ trên MXH: Người phụ nữ bị chồng đánh dã man, các con ôm mẹ gào khócĐoạn camera đau lòng đang được chia sẻ trên MXH: Người phụ nữ bị chồng đánh dã man, các con ôm mẹ gào khóc
08:17:15 24/02/2025
Thi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng NaiThi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng Nai
09:33:33 24/02/2025
Khệ nệ bụng bầu bay hàng ngàn cây số, "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bị người tình U70 đối xử phũ phàng?Khệ nệ bụng bầu bay hàng ngàn cây số, "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bị người tình U70 đối xử phũ phàng?
06:16:21 24/02/2025
Đi tu mong đắc đạo, 3 người "dính" chiêu lừa tinh vi, mất gần 100 tỷ đồngĐi tu mong đắc đạo, 3 người "dính" chiêu lừa tinh vi, mất gần 100 tỷ đồng
09:45:00 24/02/2025
Ngày đầu tiên sau đám cưới con trai, mẹ tôi gọi thông gia sang nhận lại con dâu vì dám đưa ra yêu cầu ngang ngượcNgày đầu tiên sau đám cưới con trai, mẹ tôi gọi thông gia sang nhận lại con dâu vì dám đưa ra yêu cầu ngang ngược
05:47:34 24/02/2025
Phim Hàn hay tới độ rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đẹp hoàn hảo tuyệt đối từ gương mặt đến bodyPhim Hàn hay tới độ rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đẹp hoàn hảo tuyệt đối từ gương mặt đến body
06:53:42 24/02/2025
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "xuất hiện" giữa ồn ào sao kê, thái độ ra sao?Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "xuất hiện" giữa ồn ào sao kê, thái độ ra sao?
10:12:35 24/02/2025
Giả bị đánh thuốc mê cướp tài sản để lừa dối chồngGiả bị đánh thuốc mê cướp tài sản để lừa dối chồng
08:50:14 24/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố vụ án 'thổi giá' đấu thầu thiết bị y tế tại bệnh viện ở Bình Thuận

Khởi tố vụ án 'thổi giá' đấu thầu thiết bị y tế tại bệnh viện ở Bình Thuận

Pháp luật

12:56:55 24/02/2025
Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị, máy móc phòng, chống dịch Covid-19 xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Bình Thuận, do Công ty TNHH thiết bị y tế Minh Khoa cung cấp.
'Anh tài' Neko Lê nói lý do 'bắt tay' với Tăng Phúc trong MV mới

'Anh tài' Neko Lê nói lý do 'bắt tay' với Tăng Phúc trong MV mới

Nhạc việt

12:35:29 24/02/2025
Theo Neko Lê, anh tìm được nhiều điểm chung với Tăng Phúc sau khi tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai nên quyết định hòa giọng với nam ca sĩ trong dự án mới.
Ô tô tông xe container đậu trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, 1 phụ nữ tử vong

Ô tô tông xe container đậu trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, 1 phụ nữ tử vong

Tin nổi bật

12:32:46 24/02/2025
Ô tô chạy trên cao tốc, hướng Trung Lương - Mỹ Thuận tông vào đuôi xe container đang bị sự cố đậu trên làn đường trong cùng bên phải, khiến 1 phụ nữ tử vong.
Mỹ Linh làm 'bà chủ spa', tiết lộ cuộc sống gia đình sau ánh đèn sân khấu

Mỹ Linh làm 'bà chủ spa', tiết lộ cuộc sống gia đình sau ánh đèn sân khấu

Tv show

12:27:08 24/02/2025
Sau những teaser đầy màu sắc, series cá nhân đầu tiên của ca sĩ Mỹ Linh mang tên Thư giãn hay than dzữ chính thức lên sóng.
Pep Guardiola được đề nghị rất nhiều tiền để 'chạy' khỏi Man City

Pep Guardiola được đề nghị rất nhiều tiền để 'chạy' khỏi Man City

Sao thể thao

12:26:16 24/02/2025
Pep Guardiola nhận đề nghị siêu khủng, biến ông thành HLV nhận lương cao kỷ lục làng bóng thế giới, trong bối cảnh đang trượt dốc không phanh với Man City.
Mắc Kawasaki (viêm mạch máu) nên tập luyện thế nào?

Mắc Kawasaki (viêm mạch máu) nên tập luyện thế nào?

Sức khỏe

12:22:18 24/02/2025
Nhìn chung, người mắc Kawasaki nên ưu tiên các bài tập có cường độ vừa phải, giúp duy trì sức khỏe tim mạch mà không gây áp lực quá lớn lên hệ tuần hoàn.
Dự báo tử vi tuổi Tuất năm Ất Tỵ 2025 các phương diện tài lộc, sự nghiệp

Dự báo tử vi tuổi Tuất năm Ất Tỵ 2025 các phương diện tài lộc, sự nghiệp

Trắc nghiệm

12:22:06 24/02/2025
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có chia sẻ dự báo về các phương diện tài lộc, sự nghiệp, tình cảm chi tiết từng tháng năm Ất Tỵ 2025 của tử vi tuổi Tuất dưới đây.
Cha tôi, người ở lại - Tập 4: Việt hiểu chuyện đến đau lòng

Cha tôi, người ở lại - Tập 4: Việt hiểu chuyện đến đau lòng

Phim việt

12:18:01 24/02/2025
Biết hai bố đang gặp khó khăn kinh tế nên Việt không dám đi dã ngoại cùng cả lớp để không phải xin tiền bố. Cậu nói dối bận học bài.
Đại học Triều Tiên nghiên cứu sâu về ChatGPT

Đại học Triều Tiên nghiên cứu sâu về ChatGPT

Thế giới

12:11:12 24/02/2025
Một video do Đài tiếng nói Triều Tiên công bố vào ngày 22/2 cho thấy các học giả ở nước này đang tìm hiểu về ChatGPT, chatbot AI tạo sinh do OpenAI (Mỹ) phát triển.
Clip: Cầm ô khi đi xe đạp giữa trời mưa, những gì diễn ra sau đó khiến bé gái nhớ suốt đời!

Clip: Cầm ô khi đi xe đạp giữa trời mưa, những gì diễn ra sau đó khiến bé gái nhớ suốt đời!

Netizen

11:28:58 24/02/2025
Từ đoạn video, có thể thấy do trời mưa, một bé gái đang vừa cầm ô vừa đạp xe trên đường. Đến khúc cua, có người điều khiển xe máy từ phía trong đi ra.
Khách Hàn gợi ý món nhất định phải ăn khi đến Việt Nam

Khách Hàn gợi ý món nhất định phải ăn khi đến Việt Nam

Ẩm thực

11:14:06 24/02/2025
Mới đây, cô gái Hàn Quốc tên Eunbi đã chia sẻ những trải nghiệm thú vị trong chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm tại Việt Nam trên một diễn đàn chuyên về Du lịch và Ẩm thực của Hàn Quốc.