Hướng đi cho trường ĐH địa phương
Mới đây, thông tin Trường ĐH An Giang chính thức trở thành thành viên của ĐHQG TPHCM khiến không chỉ đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên trường vui mừng mà những ai quan tâm đến giáo dục cũng vui theo.
Ảnh minh họa
Bởi lẽ, trường ĐH địa phương này suốt một thời gian dài ngập tràn trong khó khăn, nguồn thu chỉ đáp ứng 30% nhu cầu hoạt động, phần còn lại ngân sách tỉnh phải bù, mà bù mãi tỉnh cũng không chịu xuể, nên đã đề xuất chuyển giao về Bộ GD&ĐT, rồi ĐHQG TPHCM. Sau bao nhiêu năm long đong tìm giải pháp cho sự tồn tại, trường ĐH tỉnh được đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất xem như hoành tráng nhất nhì cả nước này đã có kết thúc có hậu.
Tuy nhiên không nhiều trường ĐH địa phương được may mắn sáp nhập về một thương hiệu đại học lớn và có cơ hội phát triển tiếp như Trường ĐH An Giang. Cả nước hiện có khoảng 30 trường ĐH địa phương. Thực tế hiện nay, số trường ĐH địa phương gặp khó khăn không phải ít. Dù luôn có những chính sách mở để thu hút thí sinh như: Lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT, có nơi còn được hưởng chính sách đặc thù 3 Tây ( Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ), lấy “điểm sàn” thấp, sử dụng đa dạng các phương thức xét tuyển nhưng câu chuyện tuyển sinh của các trường vẫn không mấy khả quan.
Trong mùa tuyển sinh 2019 vừa qua, lại một lần nữa các trường ĐH địa phương bộc lộ những khó khăn khi có nhiều ngành tuyển không ra thí sinh, dù “điểm sàn” công bố ban đầu rất thấp. Ở phía Bắc, Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh, kết thúc quá trình xem xét lọc ảo trong tuyển sinh đợt 1, chỉ có 96 thí sinh lọt vào danh sách trúng tuyển của trường với mức điểm chuẩn là 13 điểm. Năm ngoái, trường chỉ tuyển được khoảng hơn 20% so với chỉ tiêu.
Video đang HOT
Ở phía Nam, Trường ĐH Bạc Liêu cũng nhiều năm không tuyển đủ chỉ tiêu. Cá biệt có năm, những ngành như Bảo vệ thực vật và Chăn nuôi không có thí sinh nào trúng tuyển. Mới đây nhất, trong mùa tuyển sinh 2019, ngành Sư phạm Vật lý Trường ĐH Đồng Nai chỉ có 3 thí sinh trúng tuyển. Trường này buộc phải lấy điểm 24,7 để các em này trúng tuyển nguyện vọng khác. Bởi vì để mở lớp, đào tạo chỉ cho mỗi 3 sinh viên thì vướng bài toán chi phí!
Phát triển ĐH trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay cần rất nhiều nguồn đầu tư, từ cơ sở vật chất, nhân sự đến giáo trình đào tạo. Việc tuyển sinh không đủ chỉ tiêu dẫn đến nguồn thu không có, ngân sách các địa phương cũng khó “ôm” nổi, các trường ĐH địa phương không thể tránh khỏi câu chuyện “sống mòn”.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có khá nhiều: Như việc trước đây nâng cấp, thành lập trường ĐH địa phương khá dễ dàng; Xu hướng toàn cầu hóa phá vỡ các ngành truyền thống; Bản thân trường ĐH địa phương chưa “định vị” được vị trí của mình, đa phần “bươn” theo các trường ĐH khác; ai có gì mình ráng có nấy, chưa tạo sự khác biệt; học sinh tốt nghiệp phổ thông ở địa phương có nhiều sự lựa chọn hướng nghiệp…
Vậy làm thế nào để trường ĐH địa phương thoát khỏi tình trạng èo uột này? Mong chờ được sáp nhập như Trường ĐH An Giang vào ĐHQG TPHCM không phải dễ, vì ở đời ôm “nợ” ít ai ham. Lối mở cho trường ĐH địa phương, có lẽ vẫn là trên tinh thần tự chủ.
Trong bức tranh xám màu của các trường ĐH địa phương, vẫn còn sáng những mô hình như Trường ĐH Trà Vinh – trường ĐH địa phương đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng cho thực hiện thí điểm mô hình tự chủ! Trên tinh thần tự chủ, tiếp cận thị trường nằm ngay trong lòng chính cộng đồng, gắn với nhu cầu, bản sắc của cộng đồng có thể là hướng đi khả quan cho các trường ĐH địa phương hiện nay.
Tâm An
Theo GDTĐ
Khi lãnh đạo "bức xúc"
Cho đến hôm nay, vụ sửa điểm, nâng điểm cho 222 thí sinh ở Sơn La, Hà Giang và Hòa Bình trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2018 đã không còn chút nghi ngờ gì nữa về sự tệ hại của nó. Hàng chục cán bộ trong ngành Giáo dục, Công an ở những địa phương nói trên bị bắt giam. Vụ án cũng đã được khởi tố.
Danh sách những kẻ tiếp tay cho "cuộc chơi" không sòng phẳng, làm vấy bẩn danh tiếng của ngành Giáo dục này chắc chắn chưa dừng lại ở đó.
Ảnh minh họa
Những người tử tế khi nghe đến vụ gian lận điểm này đều bức xúc - dĩ nhiên. Bức xúc vì chính người trong ngành Giáo dục, Công an đã tiếp tay và chỉ đạo cho việc nâng điểm khiến cơ hội vào đại học của nhiều thí sinh khác bị "cướp cạn" một cách trắng trợn. Thế nhưng, điều ngạc nhiên là nhiều vị lãnh đạo ở các địa phương có liên quan đến vụ việc cũng... bức xúc. Danh sách tỏ ra bức xúc này có cả những cán bộ như Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La hay ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang... Chức vụ càng to thì "bức xúc" càng mạnh hơn.
Ông Vinh bức xúc những gì? Trước hết, là vì ngay sau khi kỳ thi kết thúc, các cơ quan, đơn vị chức năng ở Hà Giang đều báo cáo với ông về một kì thi "nghiêm túc, an toàn, đúng tinh thần chỉ đạo". Vậy mà giờ sao bung bét thế? "Bức xúc" được nâng lên mức cao hơn, khi trong số thí sinh ăn gian điểm kia có cả con gái ông! "Con tôi học giỏi, lại học trường chuyên hẳn hoi, thuộc tốp đầu của lớp thì không việc gì phải nâng điểm cả"! Lập luận này ngay lập tức bị vạch trần khi bộ phận phúc khảo chỉ ra rằng, thí sinh M - con gái ông Triệu Tài Vinh được nâng những 5 điểm ở môn Toán và ngoại ngữ.
Cú này như một đòn chí mạng giáng vào thanh danh, ông bèn phản pháo: "Không thể tin được! Con gái tôi nằm trong danh sách bị nâng điểm 2 môn thì tôi không biết thế nào. Có thể họ lợi dụng việc đó để đưa con lãnh đạo vào tròng thì sao?". Ông Vinh lại sử dụng chiếc mũ quen thuộc để chụp lên đầu những ai mà ông cho rằng đã cố tình bôi bẩn thanh danh những vị lãnh đạo như ông, bất luận việc nâng điểm cho con ông là có thật.
Chưa hết "bức xúc", trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, trước các câu hỏi của đại biểu Quốc hội và báo giới chung quanh việc xử lý những người có liên quan đến vụ gian lận điểm đang được phanh phui, ông Vinh một lần nữa trở thành tâm điểm của bao lời đàm tiếu khi đưa ra lý do: "Kỷ luật cán bộ dân bầu là rất khó!". Bức xúc lần này đã chuyển từ những vị lãnh đạo trót dính tai tiếng như ông Vinh sang người dân. Với lập luận như trên, ta có thể hiểu rằng, một khi đã "đưa lên" được rồi thì rất khó để "hạ xuống".
Có thể lấy ông Vinh ra làm ví dụ. Bao nhiêu vụ lùm xùm từ việc đưa toàn người nhà vào các vị trí lãnh đạo các cấp trong tỉnh đến chuyện con gái "bị" nâng điểm trong kỳ thi năm 2018 nhưng ông không những không xin lỗi trước nhân dân mà hết đổ vấy cho thuộc cấp sang đổ lỗi cho cơ chế.
Ngày nào báo chí cũng nói đến vụ gian lận điểm và không ngần ngại nêu tên những vị lãnh đạo có liên quan thì quả là "quá bức xúc"! Nhưng trên cả bức xúc, đó là lòng tự trọng của những người được xem như "phụ mẫu chi dân". Nếu còn một chút liêm sỉ, những người trót nhúng chàm trong vụ gian lận ấy nên xin lỗi trước dân và từ chức. Nên làm điều đó trước khi pháp luật sờ gáy các vị. Đừng nghĩ đã "lên" thì không thể "xuống" được!
Trần Đăng
The0 GDTĐ
Chuyện phiếm bàn về Giám đốc Sở và Hiệu trưởng trong quán cà phê Trong hai ông này, ông nào cũng quyền uy cao ngất trời. Một tiếng nói của các ông có thể khiến nhiều người khiếp sợ, thậm chí mất việc như chơi. Trong quán cà phê nọ, có hai ông thầy giáo vừa ngồi nhâm nhi ly cà phê sáng vừa tranh luận với nhau khá sôi nổi về hai vị lãnh đạo trong...