Hướng đến môi trường xanh
Với ngành Giáo dục Cần Thơ, việc xây dựng môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp không chỉ tạo môi trường sư phạm an toàn; mà còn giúp học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Hiệu quả từ một dự án
Em Lê Hoài Hận, học sinh Trường THCS Long Tuyền, cùng giáo viên hướng dẫn thực hiện tranh “Lũy tre làng”.
Em Lê Hoài Hận, lớp 9A5, Trường THCS Long Tuyền, vừa hoàn tất công đoạn cuối của bức tranh “Lũy tre làng”. Bức tranh được làm từ phế liệu (gỗ vuông, giấy A4, đĩa CD) và sự khéo léo, sáng tạo của Hoài Hận. Tranh đẹp mắt, chắc, bền và có thể trang trí ở phòng khách, phòng học. Hoài Hận chia sẻ: “Chuẩn bị đủ vật liệu, em mất khoảng 3-4 tiếng hoàn thành bức tranh. Quan trọng nhất là sự tỉ mỉ khi ghép, dán các miếng CD làm thân, cành của cây tre”.
Bức tranh “Lũy tre làng” của Hoài Hận là sản phẩm đạt giải Nhì (chuyên đề “Cùng nhau hợp tác để bảo vệ môi trường”) tại Cuộc thi Sản phẩm cải tiến theo phương pháp giáo dục hành động thuộc Dự án WINDY cấp thành phố, năm học 2019-2020. Theo Hoài Hận, cây tre gắn bó với đời sống và văn hóa Việt Nam, nên ý tưởng sản phẩm xuất phát từ đó.
“Thực hiện sản phẩm, em có thêm kiến thức từ bài học, kiến thức xã hội và rèn thêm kỹ năng khác”, Hoài Hận chia sẻ.
Thầy Trần Hữu Trinh, giáo viên hướng dẫn, cho biết: “Thông qua những việc làm cụ thể và được chính các học sinh trải nghiệm, việc tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường hiệu quả hơn”.
Tại Cuộc thi Sản phẩm cải tiến theo phương pháp giáo dục hành động thuộc Dự án WINDY cấp thành phố, Trường THCS Lê Bình (quận Cái Răng) có 2 sản phẩm dự thi đạt giải Ba. Đó là Sản phẩm “Hoa và đèn” của nhóm tác giả Trương Đình Trí, Đoàn Nguyễn Minh Thư, Lê Nguyễn Đăng Khoa và Nguyễn Ngọc Gia Bình; sản phẩm “Bộ sản phẩm từ giấy” của nhóm giả Nguyễn Ngọc Thi, Phạm Thuận Thiên và Mai Tuyết Trinh.
Cả 2 sản phẩm làm từ chai nhựa, giỏ hoa đã qua sử dụng (sản phẩm “Hoa và đèn”); loại giấy phế liệu, quảng cáo từ tạp chí, tờ rơi siêu thị, thùng carton, lõi các cuộn giấy bếp… (“Bộ sản phẩm làm từ giấy”). Theo thầy Đặng Tiểu Bình, giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường THCS Lê Bình, nhờ ứng dụng phương pháp giáo dục hành động, học sinh được giáo dục nhiều kỹ năng mềm.
Khi tìm hiểu tài liệu, vật liệu thực hiện sản phẩm còn giúp học sinh hiểu có thêm kiến thức môn Mỹ thuật, Công nghệ… và kiến thức xã hội. “Hình thành cho các em thói quen giữ gìn vệ sinh, sắp xếp ngăn nắp nơi học tập”, thầy Bình nói thêm.
Video đang HOT
Tạo môi trường giáo dục an toàn
Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực để học sinh “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” là công tác được ngành Giáo dục thực hiện nhiều năm qua. Tại Cần Thơ, mỗi địa phương, trường học có cách làm khác nhau phù hợp với tình hình thực tế, nhằm tạo môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp.
Đơn cử tại quận Ô Môn, năm học 2019-2020, quận xây dựng cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá mô hình sáng – xanh – sạch – đẹp để các trường đăng ký tham gia. Một số trường thực hiện hiệu quả, như: Tiểu học Trần Hưng Đạo, Tiểu học Nguyễn Việt Hồng, THCS Thới Hòa… Các trường của huyện Thới Lai thì xây dựng mô hình trường học – công viên. Nhiều trường thuộc quận Cái Răng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thông qua giáo dục hành động. Thầy Huỳnh Quang Mẫn, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Bình, cho biết: “5 năm tham gia chương trình giáo dục hành động đã góp phần tích cực trong việc cải thiện môi trường sư phạm, nâng cao ý thức giữ gìn môi trường cho học sinh”. Các phòng làm việc ở trường phần lớn đều có lọ đựng hoa, lọ đựng viết được làm bằng giấy; hành lang dãy phòng học được trang trí chậu hoa… do học sinh sáng tạo từ vật liệu bỏ đi.
Khối trường THPT lan tỏa nhiều mô hình xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực. Tại Trường THPT huyện Vĩnh Thạnh, lãnh đạo trường giao Đoàn thanh niên, Tổ Giám thị tổ chức phong trào trồng cây xanh trong lớp học, tạo môi trường sáng – xanh – sạch- đẹp ở từng góc lớp và khuôn viên trong ngoài sân trường. Đồng thời chỉ đạo Đoàn thanh niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm Tổ Sinh học và các tổ bộ môn tổ chức các hoạt động ở các lớp như phong trào nuôi heo đất tiết kiệm, thu gom chai nhựa, làm đồ dùng học tập, trồng nha đam, trồng cây thuốc nam, bông vạn thọ vào dịp Tết…
Trong khi đó, Trường THPT Nguyễn Việt Dũng (quận Cái Răng) trang trí tường phòng học bằng cách trồng hoa, cây cảnh vào những vỏ xe cũ được trang trí, sơn màu, vẽ… Trường còn bố trí khu vực khuôn viên phía sau, có ghế đá để học sinh ăn uống trong giờ ra chơi, để hạn chế việc này trong lớp học.
Trường THPT Trần Đại Nghĩa (quận Cái Răng) tạo điểm nhấn trong khuôn viên bằng những bức bích họa mô tả sinh động nét đẹp sinh hoạt, phong tục truyền thống của ĐBSCL. Những bức tranh vừa tạo cảnh quan vừa giúp học sinh hiểu về văn hóa miệt vườn sông nước.
Dù cách làm và hình thức có những sáng tạo khác biệt, nhưng tất cả cùng hướng đến mục tiêu tạo môi trường sư phạm thân thiện, an toàn cho học sinh.
Bài, ảnh: B.Kiên (baocantho.com.vn)
Nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới ra sao?
Các tiết giáo dục địa phương sẽ đưa học trò đến với những trải nghiệm thật nhất để các em có thể hiểu, khám phá về các kiến thức văn học, lịch sử, địa lý...
Ở chương trình, sách giáo khoa hiện hành (năm 2000) thì thì nội dung giáo dục địa phương đã được đưa vào giảng dạy ở một số môn học từ nhiều năm qua. Và, thông qua những bài học về kiến thức địa phương, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về vùng đất của mình đang sinh sống một cách tường tận nhất.
Trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 thì chúng ta lại thấy đề cập nhiều đến chương trình giáo dục địa phương. Và, thực tế thì các Sở Giáo dục và Đạo tạo ở các địa phương đã và đang triển khai viết, hoàn thiện nội dung giáo dục địa phương để giảng dạy trong những năm tới.
Học sinh Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu (Thành phố Bạc Liêu) thắp hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (Ảnh minh họa: Báo Bạc Liêu)
Theo Nghị quyết số 29 của Trung ương, Nghị quyết số 88 của Quốc hội, Quyết định số 404 của Thủ tướng Chính phủ đều yêu cầu xây dựng chương trình mở, phù hợp với xu thế quốc tế và đáp ứng yêu cầu của bản thân mô hình chương trình phát triển năng lực.
Nên trong thời gian qua, chúng ta đã thấy toàn ngành giáo dục đã có những bước chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2020-2021.
Đến thời điểm hiện tại thì đã có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Còn nội dung giáo dục địa phương cũng đang được các tỉnh thực hiện nhưng có phần âm thầm và yên ắng hơn.
Căn cứ quy định của Nghị quyết số 88 của Quốc hội thì Chương trình giáo dục phổ thông mới đã đã được Bộ hướng dẫn: "Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...
Nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương...
Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương;
Chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt".
Chương trình giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thực hiện ở các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mĩ Thuật, Công nghệ...
Ở cấp Tiểu học thì nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm của học sinh.
Đối với cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông thì nội dung giáo dục của địa phương có thời lượng 35 tiết/năm học, tổng thời lượng trong cả 7 năm học là 245 tiết. Và, từ khung thời lượng này, các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu thực tế, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp cho địa phương mình.
Chúng tôi cho rằng, chủ trương để các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng nội dung giáo dục địa phương là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý.
Thực tế, đất nước ta có nhiều vùng miền, nhiều dân tộc sinh sống khác nhau và ta thấy tiếng nói, văn hóa, lịch sử, địa lý...của mỗi vùng quê cũng khác nhau nên nội dung chương trình, sách giáo khoa chung của Bộ khó có thể đề cập hết được.
Nội dung giáo dục địa phương sẽ đảm nhận công việc của địa phương mình để giúp cho học sinh những trải nghiệm cần thiết và bổ ích nhất. Chẳng hạn đối với môn Lịch sử khi học về vùng đất, con người, những nhân vật lịch sử ở địa phương thì thầy và trò có thể đến tận nơi để trải nghiệm.
Học về tác phẩm văn học địa phương, học sinh sẽ yêu hơn mảnh đất quê mình, tự hào hơn về vùng quê của mình đã có những nhà văn, nhà thơ như thế. Tất nhiên, các thầy cô dạy cũng nắm rõ hơn về những điều mà mình đang giảng cho học trò...
Rất nhiều tiết học đã đưa học trò đến với những trải nghiệm thật nhất để các em có thể hiểu, khám phá, chiêm nghiệm về các kiến thức văn học, lịch sử, địa lý, văn hóa...của tỉnh nhà- nơi mà mình đang sống hàng ngày.
Giáo viên hy vọng gì vào nội dung giáo dục địa phương
Đối với sách địa phương đang được giảng dạy lâu nay nếu so với sách giáo khoa của Bộ hay của một nhà xuất bản nào đó thì có lẽ sẽ không bằng bởi nội dung, cách thể hiện, trình bày có phần đơn giản hơn rất nhiều.
Bởi, đa số các tác giả viết sách địa phương không phải là những nhà viết sách giáo khoa chuyên nghiệp, không phải là những họa sĩ chuyên nghiệp mà họ là những chuyên viên của Sở, những thành viên của Phòng Trung học....
Chính vì thế, lần thay đổi nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 sẽ thực hiện trong những năm tới đây, chúng tôi chỉ mong những nội dung trong các sách địa phương đa dạng về nội dung và chỉn chu hơn về cấu trúc, cách trình bày.
Đặc biệt, các tác giả viết sách cần có sự phối hợp tốt với Hội Sử học, Hội Văn học nghệ thuật... của tỉnh để nội dung của sách địa phương có chiều sâu hơn và giới thiệu được những nội dung chọn lọc tốt hơn.
NHẬT DUY
Theo giaoduc.net
Hướng đến môi trường giáo dục thân thiện, tích cực "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" là thông điệp của các trường trên địa bàn quận Ô Môn hướng đến, nhằm tạo môi trường sư phạm thân thiện, tích cực cho học sinh. Giữa buổi trưa nhưng các phòng học Trường Tiểu học Nguyễn Việt Hồng (quận Ô Môn) vẫn mát mẻ bởi trường có nhiều cây xanh. Hành lang trong...