Hướng dẫn thay đổi ngôn ngữ trong bàn phím Gboard trên Android
Trong số những ứng dụng bàn phím tốt nhất dành cho hệ điều hành Android hiện nay, ứng dụng Gboard chính chủ của Google xứng danh đứng đầu với hơn 500 ngôn ngữ và 40 hệ thống chữ viết khác nhau.
Mặc định khi Gboard được cài ở nước nào thì nó sẽ sử dụng ngôn ngữ chính ở nước đó, ví dụ như tiếng Việt ở Việt Nam và tiếng Anh ở Mỹ. Tuy nhiên, như đã nói ở trên… Gboard hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ cùng với hệ thống chữ viết khác nhau nên việc thêm hoặc bớt những ngôn ngữ mà người dùng mong muốn lại vô cùng dễ dàng.
Bổ sung thêm ngôn ngữ mới trên Gboard
Trước tiên, muốn thay đổi ngôn ngữ thì bạn hãy truy cập đến mục Languages của ứng dụng. Có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện việc này, cách đơn giản nhất là truy cập vào System -> Languages & input -> Virtual keyboard -> Gboard -> Languages.
Tại đây, bạn có thể thêm ngôn ngữ mới như sau:
- Bấm vào Add keyboard ở phần cuối trang.
- Tìm ngôn ngữ bạn muốn bổ sung rồi bấm vào ngôn ngữ đó.
- Với mỗi ngôn ngữ mới, bạn có thể chọn kiểu bàn phím tương ứng với phong cách bạn thường hay sử dụng.
Video đang HOT
- Khi đã chọn xong, hãy bấm vào nút Done. Bạn sẽ được đưa trở lại trang Languages có liệt kê toàn bộ số ngôn ngữ đã được cài đặt. Bấm vào nút mũi tên ở góc trên bên trái để thoát ra.
Sử dụng bàn phím Gboard
Khi sử dụng bàn phím Gboard cho bất kì một ứng dụng nào yêu cầu nhập dữ liệu, bạn sẽ thấy tên của các ngôn ngữ nằm ở phím Space. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ thấy thêm biểu tượng quả địa cầu nằm ở phía bên trái bàn phím thay vì biểu tượng emoji như cũ. Để thay đổi ngôn ngữ, bạn chỉ việc bấm vào quả địa cầu đó hoặc bấm và giữ nút Space để chọn ngôn ngữ cần sử dụng.
Nếu bạn không cần sử dụng ngôn ngữ mới thêm nữa thì chỉ việc quay lại trang Languages, chọn ngôn ngữ đó và quét qua bên trái là xong.
Theo FPT Shop
Làm gì để không bị điện thoại Android "nghe trộm"
Bên cạnh những lợi ích của smartphone với cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, chúng luôn tồn tại có những mặt trái. Điển hình là có nhiều người dùng cho rằng các thiết bị này thu thập thông tin cá nhân của người dùng.
Trong đó bao gồm cả việc ghi âm các đoạn hội thoại của người dùng. Điều này cực kì nguy hiểm đối với xã hội thông tin ngày nay. Để tự bảo vệ mình, tốt nhất, bạn nên áp dụng 5 mẹo tránh bị smartphone Android "nghe trộm" bạn.
1. Tắt tính năng OK Google
OK Google khá hữu ích với việc bạn chỉ cần nói "OK Google" thì trợ lý ảo sẽ lập tức xuất hiện. Tuy nhiên, tính năng này sẽ luôn bật micro để có thể nghe được khi bạn nói. Vì vậy, hãy tắt đi để tránh bị nghe lén mà bạn không hề biết.
Để tắt chúng, bạn vào mục Cài đặt của ứng dụng Google> chọn Giọng nói> chọn mục Voice Match và tắt mục OK Google.
2. Tắt Microphone của ứng dụng
Micro trên điện thoại là phần sẽ thu âm thanh bên ngoài. Vì vậy, bạn nên tắt quyền truy cập của các ứng dụng mà bạn cho rằng có khả năng đang nghe lén bạn.
Để tắt chúng, bạn vào phần cài đặt của điện thoại, chọn mục Ứng dụng và thông báo> Ứng dụng bạn muốn tắt Micro> chọn mục Quyền và tắt Micro.
3. Tắt Google Assistant
Như đã nói ở mục đầu tiên thì Trợ lý ảo của Google sẽ luôn truy cập Micro để nghe bạn nói. Vì vậy, nếu bạn không dùng Trợ lý ảo, hãy tắt nó đi.
Để tắt được bạn vào mục Cài đặt của ứng dụng Google> chọn mục Trợ lý Google, cuộn xuống cuối trang> chọn thiêt bị của bạn và tắt Trợ lý Google.
4. Tắt lịch sử lưu trữ Google Voice
Bằng cách ghi nhận lại lịch sử hoạt động của bạn, bạn sẽ có nguy cơ sẽ bị ghi âm luôn cả cuộc nói chuyện nào đó của bạn. Vì vậy hãy tắt việc ghi lại lịch sử.
Để tắt được bạn truy cập vào myaccount.google.com/activitycontrols và đăng nhập tài khoản Google, ở mục Hoạt động trên web và ứng dụng, bạn bỏ chọn dòng Kèm theo bản ghi âm giọng nói và âm thanh.
5. Xóa các ứng dụng không cần thiết và các ứng dụng làm nặng máy
Rất nhiều ứng dụng trên điện thoại Android hoạt động ngầm và bạn sẽ không tài nào biết được. Vì vậy, sau khi cài một ứng dụng nào đó mà bạn cảm thấy điện thoại của mình bị chậm đi thì hãy xóa ngay ứng dụng đó đi, có thể nó có chứa virus hoặc đang thu thập thông tin của bạn.
Cuối cùng, bạn cần phải tự bảo vệ thông tin cá nhân và đặc biệt là các loại clip, videos tự quay,... Bài viết đã hướng dẫn bạn 5 mẹo tránh việc bị "nghe lén" bởi smartphone của chính mình, nếu thấy hay hãy để lại 1 like và 1 share nhé.
Theo Thế Giới Di Động
iPhone XR - "thủ phạm" buộc cả nhà Android phải tung ra Galaxy Note 10 Lite, Reno3 Pro hay Mi 9 Pro Thật trớ trêu, những chiếc đầu bảng "chính thống" lại không phải là nhóm sản phẩm mà các thương hiệu Android cần tập trung nhất vào lúc này. Có thể nói rằng 2019 là năm của iPhone XR. Tính trong toàn bộ 3 quý đầu năm, iPhone XR đã luôn chiếm vị trí số 1 một cách tuyệt đối trong bảng xếp hạng...