Hướng dẫn sao lưu dữ liệu email từ Gmail vào máy tính
Một thủ thuật nhỏ dành cho người thường xuyên dùng Gmail để trao đổi
Chẳn ai có thể chắc chắn được độ an toàn của dữ liệu của bạn, và nếu như là một người thường xuyên dùng email để trao đổi và làm việc thì chắc hẳn mỗi email là tài sản khá quan trọng đối với bạn.
Một lời khuyên mà tôi muốn gửi đến bạn là hãy sao lưu tất cả các dữ liệu nếu có thể! Vì chẳng ai biết trước được điều gì có thể xảy ra. Và email là thứ mà tôi nói đến trong bài viết này. Thế làm sao để có thể sao lưu dữ liệu email? Mà cụ thể ở đây là email trong dịch vụ Gmail của Google? Mời bạn tham khảo cách làm sao đây.
Trước tiên bạn cần đăng nhập vào tài khoản Gmail (tài khoản Google) mà mình cần sao lưu email tại đây, sau đó truy cập tiếp vào đây. Đây là trang sao lưu dữ liệu tài khoản người dùng của Google, và cụ thể ở đây là tùy chọn sao luu email Gmail và Calendar.
Nếu chỉ muốn sao lưu email, bạn chỉ cần đánh dấu ở tùy chọn Gmail. Sau đó hãy nhấn Create Archive. Google sẽ tiến hành quét và nén tất cả dữ liệu email của bạn (bao gồm cả trong Spam và Thùng rác). Người dùng có thể theo dõi tiến trình ở trang kế đến mà Google mở ra. Tùy theo dung lượng lưu trữ mà Gmail đang lưu trữ dữ liệu email của bạn mà thời gian nén có thể ngắn hay dài.
Sau khi quá trình nén kết thúc, Google sẽ cung cấp cho bạn liên kết tải về. Bạn hãy nhấn vào Download để tải
Video đang HOT
Nếu bạn chờ lâu mà chưa thấy hiện Download, bạn có thể tắt máy hoặc làm công việc gì đó. Vì sau khi nén xong, Google sẽ gửi cho bạn một email thông báo kèm đường dẫn Download bên trong.
Ok, thế là xong, chúc bạn thành công.
Theo PLXH
11 kiểu đặt password phổ biến nhất mọi thời đại
Bạn có sử dụng password nào trong danh sách đó không?
SpiderLabs, một nhóm hacker mũ trắng chuyên phân tích và đưa ra các cảnh báo an ninh mạng cho người dùng internet toàn cầu vừa công bố 11 kiểu đặt password phổ biến nhất trong năm 2013. Theo danh sách này, "123456" chính là password được sử dụng nhiều hơn cả.
"123456" là password được sử dụng phổ biến nhất.
SpiderLabs thực hiện nghiên cứu dựa trên gần 2 triệu tài khoản đánh cắp được thông qua Pony phiên bản 1.9 - một chương trình gián điệp dạng keylogger. Trong đó, có đến 70.532 tài khoản Facebook, 59.549 tài khoản Yahoo! và 21.708 tài khoản Twitter.
SpiderLabs còn chỉ ra rằng, "top" 10 password trong danh sách chiếm tới 2,4% lượng password đang được sử dụng hiện nay, trong khi con số này trong năm 2006 chỉ là 0,9%. Qua đó cho thấy người dùng ngày càng thờ ơ với tài khoản trực tuyến của mình, cũng như tài khoản rác đang trở nên nhiều hơn khi mà các dịch vụ trực tuyến ngày càng nở rộ.
Danh sách 11 password phổ biến nhất:
1. 123456 (15.820 lần)
2. 123456789 (4.875 lần)
3. 1234 (3.135 lần)
4. password (2.212 lần)
5. 12345 (2.094 lần)
6. 12345678 (2.045 lần)
7. admin (1.991 lần)
8. 123 (1.453 lần)
9. 1 (1.224 lần)
10. 1234567 (1.170 lần)
11. 111111 (1.046 lần)
Kết lại, SpiderLabs khuyến cáo người dùng phải cẩn trọng hơn khi hoạt động trên mạng. Bắt đầu từ việc phải đặt một password đủ mạnh cho tài khoản của mình. Sau đó là thường xuyên quét máy tính bằng một phần mềm diệt virus uy tín để loại bỏ mã độc, phần mềm gián điệp (nếu có). Ngoài ra, có thể tận dụng tính năng bảo mật hai lớp của các dịch vụ trực tuyến, như Facebook, Gmail, Yahoo! Mail... Khi tính năng bảo mật hai lớp được kích hoạt, kẻ gian sẽ khó lòng truy cập trái phép vào tài khoản của bạn dù cho họ có password trong tay, bởi vì một đoạn mã ngẫu nhiên sẽ tự động được gửi tới điện thoại của người dùng để xác thực mỗi khi đăng nhập.
Trước đó, vụ trang web của Adobe bị hacker tấn công hồi đầu tháng 10 năm nay đã làm rò rỉ 38 triệu tài khoản người dùng, thậm chí có nguồn tin cho rằng hacker có thể đã xem được 130 triệu password tài khoản người dùng của Adobe. Theo Ars Technica đánh giá lúc đó, "Adobe đã sai lầm khủng khiếp khi mã hóa các password, nhưng lại để tập tin 9,3GB này xuất hiện trên mạng".
Trang web của Adobe đã nhiều lần bị hacker tấn công.
Sau khi phân tích tập tin này và mã hóa thành công 6 triệu password trong đó, các chuyên gia công nghệ đã công bố danh sách 100 password được sử dụng nhiều nhất, như "qwerty", "123123", "iloveyou", "letmein"... Đặc biệt password "123456" được sử dụng bởi ít nhất 1,9 triệu người. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng không loại trừ khả năng họ đã giải mã sai, bởi vì chỉ có Adobe mới biết chính xác khóa giải mã thật sự, song các chuyên gia cũng khá tin tưởng ở kết quả của mình.
Theo PLXH
Tắt tính năng tự động tải ảnh trong Gmail Tính năng tự động tải và hiển thị ảnh trong Gmail khá tiện dụng, nhưng chúng cũng có thể làm lộ thông tin cá nhân cũng như làm giảm tốc độ tải mail của người dùng. Vậy, làm thế nào để tắt tính năng này đi? Tại sao không nên tải ảnh tự động Một trong những tác hại của việc tải ảnh...