Hướng dẫn ôn thi THPT môn Vật lý: Chuyên đề đại cương về dao động điều hòa (phần 1)
Dao động cơ là một trong 2 chương quan trọng chiếm tỷ lệ số câu nhiều nhất trong các đề, trung bình chương Dao động cơ có khoảng 6 – 7 câu trong mỗi đề. Trong đó bao gồm cả các câu nhận biết, thông hiểu, vận dụng cơ bản và vận dụng nâng cao.
Ảnh minh họa
Qua nhiều năm theo dõi đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Vật lý và hai đề minh họa của Bộ GD&ĐT năm 2020, thầy Nguyễn Thành Vinh, giảng viên bộ môn Vật lý, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết: chương Dao động cơ là một trong 2 chương quan trọng chiếm tỷ lệ số câu nhiều nhất trong các đề, trung bình chương Dao động cơ có khoảng 6 – 7 câu trong mỗi đề. Trong đó bao gồm cả các câu nhận biết, thông hiểu, vận dụng cơ bản và vận dụng nâng cao.
Để giải quyết tốt được các câu hỏi trong chương Dao động cơ học sinh cần nắm vững các kiến thức lí thuyết cơ bản về li độ, vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa, cũng như cách xác định chiều của vận tốc và gia tốc.
Đặc biệt là phương pháp sử dụng vòng tròn lượng giác để giải quyết các bài tập tính thời gian và quãng đường. Từ các kiến thức cơ sở này sẽ giúp các em làm tốt các bài tập ở mức độ vận dung cơ bản, vận dụng nâng cao và hướng tới các kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT 2020.
Bài giảng dưới đây của Th.S Nguyễn Thành Vinh – Giảng viên Bộ môn Vật lý trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải sẽ giúp các em học sinh ôn tập các vấn đề Đại cương của dao động điều hòa.
Ôn tập môn Vật lý thi tốt nghiệp THPT 2020: Con lắc đơn trong điện trường
Con lắc đơn dao động trong điện trường là một phần kiến thức khá hay khi nhắc đến dao động của con lắc đơn. TS. Đặng Thị Bích Hợp, Trường ĐH Công nghệ GTVT chia sẻ với thí sinh về vấn đề này.
Bài giảng "Con lắc đơn trong điện trường" được chia làm hai phần chính: lý thuyết trọng tâm và bài tập áp dụng.
Tiến sĩ Bích Hợp cho biết, để nắm vững kiến thức và giải quyết được các bài toán liên quan đến dao động của con lắc đơn trong điện trường, ngoài việc ghi nhớ được kiến thức về lực điện trường được học ở lớp 11, học sinh cần hiểu và vận dụng được cho từng trường hợp cụ thể thường gặp của véc tơ cường độ điện trường.
Theo Tiến sĩ Hợp, khi làm các bài toán về dao động của con lắc đơn trong điện trường thì việc xác định chính xác gia tốc trọng trường hiệu dụng là rất quan trọng. Do đó, học sinh nên thực hiện theo hai bước chính sau:
Thứ nhất, nên vẽ hình minh họa các lực tác dụng lên con lắc đơn, chú ý phương chiều của véc tơ cường độ điện trường và con lắc được tích điện dương hay âm.
Thứ hai, dựa vào hình vẽ so sánh phương chiều của lực điện trường và trọng lực tác dụng lên con lắc đơn, từ đó giúp xác định gia tốc trọng trường hiệu dụng một cách chính xác.
Tiến sĩ Hợp lưu ý, trường hợp con lắc đơn ban đầu đứng yên, được đặt vào điện trường nằm ngang thì con lắc đơn sẽ dao động với biên độ góc bằng góc lệch của dây treo tại vị trí cân bằng mới so với phương thẳng đứng.
Ôn tập môn Vật lý thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Con lắc đơn trong điện trường
Ôn tập Vật lý: Mối liên hệ giữa dao động điều hòa với chuyển động tròn đều Mối liên hệ giữa dao động điều hòa với chuyển động tròn đều là một nội dung kiến thức quan trọng, được sử dụng để giải quyết nhiều dạng toán khác nhau trong chương trình Vật lý lớp 12. Đây là những chương chiếm tỉ lệ kiến thức lớn nhất trong Đề thi minh họa năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào...