Hướng dẫn ôn tập môn Toán: Thể tích khối đa diện và khối xoay tròn
Trong đề thi THPT Quốc gia các năm gần đây và trong hai đề thi minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, thường xuất hiện từ 5 đến 10 câu hỏi về khối đa diện và khối tròn xoay, trong đó luôn có câu hỏi về tính thể tích của 2 loại khối này.
Theo ThS. Vũ Xuân Nhâm, giảng viên bộ môn Toán, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải, các câu hỏi về khối đa diện nhiều nhất là về khối chóp, sau đó là khối lăng trụ (trong khối lăng trụ có khối hộp, khối lập phương), về các khối tròn xoay các em cần ôn tập về công thức tính thể tích của 3 khối: Khối cầu, khối trụ và khối nón, trong đó xuất hiện nhiều nhất là khối cầu.
Một số khối tròn xoay (tạo thành khi quay hình phẳng quanh một trục đối xứng) muốn tính được thể tích các em phải biết phân chia về ba loại khối trên để tính thể tích, các em cũng cần ôn tập một số bài toán về tính thể tích khối tròn xoay có nội dung thực tế, dạng toán này cũng thường xuất hiện trong các đề thi gần đây.
Với các khối đa diện ngoài những khối có công thức tính thể tích (khối chóp, khối lăng trụ) các khối đa diện khác để tính thể tích các em phải tính gián tiếp (sử dụng phương pháp chia nhỏ: phân chia thành các khối chóp, khối lăng trụ hoặc phương pháp bù hình: tính thể tích của khối lớn hơn chứa nó rồi trừ đi thể tích các khối ta đã thêm vào). Các em cũng cần trang bị một số công thức đặc biệt để tính thể tích khối chóp, khối lăng trụ để tính toán cho nhanh hoặc để xử lý các câu hỏi vận dụng cao trong phần này.
Bài giảng dưới đây ôn tập lại cho các em các công thức tính thể tích và hướng dẫn các em một số phương pháp, kỹ thuật hay để tính thể tích của các khối đa diện và khối tròn xoay.
Ôn thi THPT môn Toán: Chuyên đề thường gặp về đồ thị
Trong đề thi THPT Quốc gia các năm gần đây và trong hai đề thi minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, luôn có từ 5-10% số câu hỏi về đồ thị hoặc dẫn đến phải sử dụng bảng biến thiên hay đồ thị.
Ảnh minh họa
ThS. Vũ Xuân Nhâm, giảng viên bộ môn Toán trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết Trong đề thi THPT Quốc gia các năm gần đây và trong hai đề thi minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, luôn có từ 5-10% số câu hỏi về đồ thị hoặc dẫn đến phải sử dụng bảng biến thiên hay đồ thị bao gồm các câu hỏi ở tất cả các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và luôn có câu hỏi vận dụng cao thuộc phần này.
Trong các câu hỏi về đồ thị, theo ThS. Vũ Xuân Nhâm, thí sinh cần thông thuộc đồ thị các hàm cơ bản như hàm đa thức bậc 3, hàm đa thức bậc 4 trùng phương hay hàm bậc nhất/bậc nhất, nắm được cách biến đổi đồ thị từ đồ thị ban đầu, ngoài ra cần có phương pháp giải các bài toán về sự tương giao của hai đồ thị, sự tiếp xúc của hai đồ thị hoặc một số dạng toán liên quan đến tiếp tuyến của đồ thị và đặc biệt là một số bài toán về xác định số nghiệm của phương trình dẫn đến phải sử dụng phương pháp đồ thị.
Bài giảng dưới đây giúp các em học sinh ôn tập lại các dạng câu hỏi thường gặp về đồ thị. Ngoài các em học sinh lớp 12 ra thì các em học sinh lớp 11 cũng có thể thu được nhiều điều bổ ích trong bài giảng này, khi theo dõi mục thứ hai đề cập đến các bài toán về tiếp tuyến với đồ thị.
Hướng dẫn ôn thi THPT môn Vật lý: Chuyên đề sóng dừng, sóng âm Sóng dừng và sóng âm là hai nội dung chính thường xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia và thi tốt nghiệp THPT ở phân khúc điểm thông hiểu và vận dụng cơ bản Ảnh minh họa Khi phân tích cấu trúc đề thi THPT những năm gần đây và hai đề minh họa Vật lý của Bộ GD&ĐT năm 2020, Th.S...