Hướng dẫn gọi Siri bằng AirPods
Việc bật Siri cho AirPods sẽ đặc biệt hữu ích trong lúc người dùng cần kíp mà iPhone lại không nằm trong tầm với. Hãy tham khảo cách kích hoạt với các thế hệ AirPods khác nhau.
Trợ lý ảo Siri có thể hỗ trợ rất nhiều cho người dùng iPhone, nhất là trong những trường hợp không thể dùng tay thao tác trên máy. Với tai nghe không dây AirPods, người dùng sẽ còn thuận tiện hơn vì có thể gọi Siri từ khoảng cách xa hơn.
Việc bật Siri cho AirPods sẽ đặc biệt hữu ích trong lúc cần kíp mà iPhone lại ngoài tầm với. Trên thế giới, báo chí đã ghi nhận những câu chuyện mà người dùng được cứu sống nhờ Siri trên AirPods.
Việc bật Siri cho AirPods sẽ đặc biệt hữu ích trong lúc người dùng cần kíp mà iPhone lại không nằm trong tầm với.
Cách sử dụng Siri với AirPods
Video đang HOT
Để bật Siri cho AirPods, trên iPhone người dùng vào mục Settings => Siri & Search, sau đó kích hoạt lựa chọn “Listen for Hey Siri”.
Ngay trên AirPods, người dùng cũng có thể bấm gọi Siri. Với AirPods và AirPods 2, người dùng gõ 2 lần vào 1 trong 2 bên tai nghe; với AirPods Pro và AirPods 3, người dùng nhấn và giữ cảm biến lực.
Đối với AirPods Max, người dùng bấm giữ núm xoay Digital Crown để gọi Siri.
Đối với AirPods Max, người dùng bấm giữ núm xoay Digital Crown để gọi Siri.
Đã hơn một thập kỷ kể từ khi Siri ra mắt, và nó vẫn tệ như ngày đầu
Apple vẫn âm thầm "bảo kê" cho một cô nàng Siri mãi không chịu lớn.
Một thập kỷ trước, vào ngày 4/10/2011, một điều đáng chú ý đã xảy ra: Apple ra mắt Siri.
Trợ lý ảo này bắt đầu một cách hơi chậm chạp và cẩn thận - điều được cho là phù hợp với một tính năng mới mẻ - nhưng sau 10 năm với hàng loạt tiến bộ công nghệ xuất hiện, nó dường như vẫn không có nhiều thay đổi. Thay vì sửa chữa bất kỳ vấn đề nào, tạo ra bất kỳ điều gì mới hoặc thực sự trả lời bất kỳ câu hỏi nào của chúng ta một cách hữu ích, Siri vẫn chỉ đơn giản là duy trì sự tồn tại của bản thân. Trong cả một thập kỷ, nó vẫn không khác nhiều so với ban đầu.
Siri không phải là trợ lý kỹ thuật số đầu tiên được tạo ra nhưng nó mang lại cảm giác cách mạng khi ra mắt vào năm 2011 trên iPhone 4S. Bạn có thể nói chuyện với chiếc iPhone của mình và nó sẽ phản hồi lại cho bạn, mọi thứ nghe thật thú vị.
Từng rất được kỳ vọng, nhưng Siri chỉ gây thất vọng.
Bạn có thể hỏi nó những câu như " Ý nghĩa của cuộc sống là gì?" hoặc "Siri, bạn có yêu tôi không?" hoặc "Thời tiết bên ngoài như thế nào?". Bằng giọng nói quen thuộc do nữ diễn viên lồng tiếng Susan Bennett tạo ra, nó sẽ cho bạn biết câu trả lời với những gì tốt nhất trong khả năng. Nhưng vấn đề là khả năng của nó, nếu đánh giá một cách khách quan, thì không tốt lắm. Ngoài các câu trả lời được lập trình dễ dàng như thời tiết bên ngoài hoặc các ngày trong tuần, hầu hết thay vì đưa ra câu trả lời trực tiếp, Siri sẽ chỉ cho bạn một bài viết trên Wikipedia.
Trong vòng một năm kể từ khi Siri ra mắt, các công ty công nghệ lớn khác đã cho ra mắt các trợ lý kỹ thuật số của riêng mình. Google cung cấp cho chúng ta Google Now vào tháng 7/2012, thứ sau đó trở thành Google Assistant vào tháng 5/2016. Amazon thì có Alexa vào tháng 11/2014. Và thứ nào dường như cũng hữu dụng hơn Siri.
Chúng sẽ đưa bạn các câu trả lời từ nhiều nguồn đa dạng có kiểm chứng, bao gồm cả quy định, luật, hoặc từ nguồn tin chính thống đáng tin cậy. Còn Siri, câu trả lời thường xuyên sẽ là một lời khuyên, khuyên người dùng tự tìm hiểu. Tức là bạn sẽ phải nhấp vào các liên kết đó và tự mình đọc và nghiên cứu tất cả. Điều này gần như gõ bỏ mọi trách nhiệm mà Siri có liên quan. Trên thực tế, nếu thuê một trợ lý ngoài đời và khi yêu cầu: "Này, bạn có thể tìm hiểu xem vấn đề này giúp tôi không?" và họ nói: "Đây, hãy đọc một số nghiên cứu này", thì nhiều khả năng bạn sẽ sớm đuổi việc họ.
Tất nhiên, trả lời câu hỏi không phải là tất cả những gì Siri có thể làm được. Bạn có thể yêu cầu Siri bật đèn trong nhà, nhưng điều đó thực sự cũng không tốt. Khi lần đầu tiên ra mắt tính năng này, bạn phải thay đổi đèn từng phòng một. Rất may điều đó cuối cùng đã được cập nhật, nhưng nhiều người dùng phàn nàn rằng tính năng này vẫn không hoạt động đặc biệt tốt đối với tất cả các loại bóng đèn thông minh.
Bạn cũng có thể nói với iPhone của mình rằng: "Này, Siri, nói với anh A là tôi sẽ đến muộn". Và Siri sẽ gửi một tin nhắn cho người bạn thân nhất của bạn - một tin nhắn mà bạn sẽ không bao giờ thực sự muốn gửi - bởi nó có nội dung là: "Tôi đến muộn."
Rõ ràng, trong hầu hết trường hợp, bạn có thể sẽ phải chỉnh sửa văn bản đó theo cách thủ công. Nhưng vậy thì hóa ra bạn cũng có thể đã tự mình gõ nó, thay vì yêu cầu Siri làm hộ.
Sau 10 năm, từ khi Siri xuất hiện, chúng ta đã thấy tầm quan trọng của trợ lý ảo. Nó vô cùng hữu ích cho một số người, đặc biệt là những người khuyết tật. Nó có thể được ghép nối với loa Bluetooth cho những người bị khó nghe và có thể hỗ trợ mọi người gọi điện để được trợ giúp nếu họ cần. Alexa của Amazon và Google Assistant đã trở nên hữu ích hơn. Và một vài trình đọc giọng nói đã thực sự trở thành "hiện tượng" trên các nền tảng như TikTok.
Nhưng, thật không may, đối với bất kỳ ai có iPhone, chúng ta vẫn phải loay hoay đối phó với cô nàng trợ lý giọng nói có thể tạm coi là "ít hữu ích nhất", hay vô dụng trong số các công cụ này. Và rõ ràng cũng không có lý do gì để tin rằng Siri sẽ trở nên tốt hơn trong thập kỷ tới.
Siri bị tố nghe lén người dùng ở nhiều hoàn cảnh nhạy cảm Trợ lý ảo Siri ghi âm người dùng kể cả khi họ đang quan hệ tình dục, nói về tình trạng sức khỏe và nhiều thông tin riêng tư khác. Apple có thể bị kiện vì điều này. Theo Reuters , Thẩm phán tòa án quận Bắc California Jeffrey White cho biết Apple đang đối mặt với một vụ kiện tập thể về...