Hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học lớp 1 từ năm học 2020 – 2021
Sở GD&ĐT Cao Bằng hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học đối với lớp 1 từ năm học 2020 – 2021 trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa/internet.
Trong đó yêu cầu các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương.
Đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày. Tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
Điều kiện Sở GD&ĐT đặt ra là đảm bảo tỉ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học. Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.
Về nội dung giáo dục dạy học 2 buổi/ngày, theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc quy định tại chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 (gọi chung là các môn học bắt buộc): Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm.
Video đang HOT
Các môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ (tiếng Anh). Các hoạt động củng cố để hoàn thành nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của CTGDPT 2018 và bồi dưỡng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương…
Thời lượng dạy học: Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; tối thiểu là 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần.
Sở GD&ĐT yêu cầu kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt. Nhà trường chủ động xác định nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho các nội dung dạy học trên cơ sở thực hiện đầy đủ nội dung, thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, phù hợp đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương.
Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.
Thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lí giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lí về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học.
Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc, cơ sở giáo dục chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố, hoạt động giáo dục khác. Trong đó, ưu tiên hoạt động củng cố giúp học sinh hoàn thành các nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của CTGDPT 2018.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Học sinh TP.HCM không nhất thiết phải làm bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết
Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường học đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau thay cho bài kiểm tra.
Trong hướng dẫn thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá năm học 2019 - 2020, Sở GD-ĐT đề nghị các trường THCS, THPT thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau như: đánh giá qua bài thuyết trình, qua thái độ học tập của học sinh; qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm, tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường...
(Ảnh: Thanh Tùng)
Sở khẳng định, giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành.
Nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên cần có kế hoạch chi tiết, rõ ràng, đầy đủ và thực hiện theo đúng các quy định về chuyên môn của Sở GDĐT trong đổi mới kiểm tra đánh giá của đơn vị.
Riêng đối với các bài kiểm tra định kỳ trên 45 phút (1 tiết), Sở yêu cầu nhà trường, tổ /nhóm chuyên môn và giáo viên cần 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Xây dựng nội dung đề kiểm tra bao quát, thực tiễn tiếp cận đánh giá năng lực học sinh, tăng dần các dạng câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ với việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.
Bài kiểm tra kết hợp một cách hợp lí giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội..
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Năm nay, trường tiểu học chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục Ngày 26/8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 3869/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học 2019-2020. Đặc biệt, đối với công tác thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, Công văn số 3869/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ...