Hướng dẫn cách luộc khoai tây mềm mịn nóng hổi nhâm nhi ngày mưa
Cách luộc khoai tây ngon dù đơn giản, nhanh gọn nhưng không phải tất cả mọi người đều biết cách. Luộc khoai sao cho ngon, hấp dẫn, vẫn giữ được hầu như trọn vẹn các hương vị có sẵn trong khoai,
Cũng cần đến bí quyết. Vì vậy, hãy cùng tham khảo cách luộc khoai tây được thơm ngon, mềm mịn dưới đây, để cùng gia đình nhâm nhi vào những ngày mưa lạnh hay những lúc rảnh rỗi nhé.
r
Khoai tây luộc không chỉ là món ăn thơm ngon, mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe – Ảnh Internet
1. Cách chọn khoai tây ngon
- Chọn khoai tây ngon là một trong công đoạn quan trọng đầu tiên khi luộc. Nên chọn những củ khoai khi cầm lên thấy chắc, nặng tay, vỏ trơn nhẵn và lành lặn. Ngoài ra, những củ khoai tây có màu vàng sẽ thơm và ngọt hơn khi hơi ngả màu trắng.
- Không nên chọn những củ khoai tây có da nhăn nheo, bị héo và bóp thấy hơi mềm vì khi luộc ăn sẽ không ngọt, không còn nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, không chọn những củ khoai có nốt, chấm, nhiều vết lõm, mắt màu đen, bị sâu thối và chảy nước.
Khoai tây ngon là những củ cầm thấy chắc tay, vỏ trơn nhẵn và không bị sâu – Ảnh Internet
- Bên cạnh đó, những củ khoai tuy còn tươi nhưng vỏ trầy xước cũng không nên mua vì nếu không ăn ngay, khoai sẽ nhanh thối và lây lan sang những củ lành lặn khác.
- Lưu ý là không được chọn những củ khoai đang mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh. Vì khi mọc mầm, khoai tây có chứa solanine – một loại glyco alkaloid tạo vị đắng cho khoai, đồng thời rất độc hại cho sức khỏe.
Không nên chọn những củ khoai tây mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh – Ảnh Internet
2. Cách luộc khoai tây được mềm mịn
- Khoai tây rửa sạch, nạo vỏ ngay và ngâm vào nước lạnh để giúp khoai không bị thâm, rồi dùng khăn sạch thấm nước để khoai tây được khô ráo. Ngoài ra, để khoai tây không bị nứt trong quá trình luộc thì nên ngâm khoai trong nước muối lạnh chừng 10 – 15 phút trước khi nấu. Sau đó, để nguyên củ hoặc có thể cắt khoai thành những khúc vừa ăn.
Khoai tây rửa sạch, nạo vỏ và ngâm ngay vào nước lạnh – Ảnh Internet
- Đầu tiên, bắc nồi lên bếp, xấp khoai tây vào nồi với củ to đặt phía dưới, củ nhỏ đặt phía trên rồi đổ nước sao cho xâm xấp mặt khoai tây và thêm 1 thìa cà phê muối cho đậm đà. Nếu muốn khoai không bị mất màu thì có thể thêm một thìa giấm hoặc nước chanh. Sau đó, đậy nắp vung lại, bật bếp đun sôi và vặn lửa trung bình, lửa không quá nhỏ hoặc quá to.
- Bạn cũng có thể không cần gọt vỏ nếu là khoai thật tươi ngon mới thu hoạch. Bạn chỉ cần rửa thật sạch khoai, sau đó đem luộc như bình thường, bắt đầu luộc với nước lạnh và thêm chút muối.
Bắc nồi lên bếp, cho khoai tây vào luộc và thêm chút muối cho đậm đà – Ảnh Internet
- Sau khoảng thời gian 5 phút kể từ khi nước bắt đầu sôi thì nên thường xuyên kiểm tra xem khoai tây đã chín hay chưa. Khoai tây cắt khúc sẽ chín nhanh hơn khoai tây nguyên củ và việc luộc khoai tây tới khi chín sẽ kéo dài khoảng 10 – 20 phút tùy thuộc vào kích thước của khoai tây.
- Lưu ý với trường hợp bạn không gọt vỏ mà luộc nguyên củ còn vỏ, không nên để lửa lớn hay luộc quá kỹ, sẽ nứt vỏ không đẹp mắt lại dễ thấm nước vào trong làm giảm độ ngon của khoai.
Sau 5 phút khi nước bắt đầu sôi thì kiểm tra xem khoai tây chín chưa – Ảnh Internet
- Đối với khoai tây nguyên củ, thì có thể dùng một chiếc đũa hoặc tăm xiên vào giữa củ khoai. Nếu đũa xuyên qua được củ khoai dễ dàng hoặc rút tăm ra thấy có tinh bột bám vào tức là khoai đã chín. Cuối cùng, đổ khoai ra rổ và thưởng thức khi nóng sẽ rất ngon.
Khoai tây đã gọt vỏ, khi luộc mềm mịn, thơm ngon và có màu vàng hấp dẫn – Ảnh Internet
Video đang HOT
3. Một số điều cần biết khi luộc khoai tây
- Nếu dùng khoai tây đang tươi mới thu hoạch dưới 5 ngày thì nên rửa sạch rồi đem luộc cả vỏ. Khi luộc, đun sôi với chút muối rồi thả khoai vào khi nước đang sôi và khi ăn, có thể ăn cả vỏ khoai.
- Với những củ khoai tây già, nên luộc lúc nước lạnh, thêm chút muối rồi đậy nắp lại, bắc lên bếp và luộc cho tới khi khoai chín hẳn.
- Nếu muốn luộc khoai tây đã gọt vỏ thì nên luộc lúc nước sôi, cho thêm vài giọt chanh, 1 chút muối cùng 3 muỗng sữa tươi. Sau đó, đun nước sôi, cho khoai vào luộc chín thì khi ăn khoai sẽ bùi, thơm và không bị thâm.
Nếu muốn luộc khoai tây đã gọt vỏ thì nên luộc lúc nước sôi – Ảnh Internet
- Với loại khoai tây có chứa nhiều tinh bột thì có thể áp dụng cách luộc khoai sau: khoai gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khối vuông vừa ăn rồi đun sôi với chút nước, muối trong một cái chảo lớn. Trong quá trình đun, nên đảo khoai vài lần để khoai chín đều.
- Trong trường hợp muốn sử dụng các gia vị khác để tăng hương vị cho khoai tây khi luộc như lá gia vị, lá thơm,…thì nên gọt vỏ khoai trước rồi mới cho gia vị, cho khoai vào nồi nước lạnh và đun sôi. Với thời gian làm nóng từ từ, khoai sẽ ngấm gia vị sâu hơn.
Khoai tây luộc với các lá gia vị hoặc lá thơm – Ảnh Internet
Với cách luộc khoai tây đúng chuẩn trên, cùng những lưu ý để giúp món khoai ngon, chắc chắn sẽ giúp bạn có được những củ khoai tây mềm mịn và có màu sắc hấp dẫn. Bên cạnh đó, cách luộc đúng kỹ thuật còn giúp giữ nguyên được hàm lượng vitamin cùng khoáng chất cần thiết chứa bên trong khoai. Từ đó cung cấp cho gia đình một bữa ăn dù là ăn vặt hay đơn giản, vẫn có nhiều dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe hơn. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Top 2 món lẩu gà cực ngon và bổ dưỡng tốt cho sức khỏe cả gia đình
Lẩu gà là một món ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, món ăn này được nhiều người yêu chuộng, quan tâm.
Tuy nhiên, để có thể tự nấu được món lẩu gà hấp dẫn và dinh dưỡng, cũng đòi hỏi sự kỳ công trong cách chọn lựa và kết hợp các nguyên vật liệu với nhau. Chuyên mục Món ngon hôm nay muốn chia sẻ đến bạn 2 cách nấu lẩu gà dễ thực hiện mà đảm bảo ngon bổ rẻ.
Lẩu gà là món ăn vừa thanh mát vừa đơn giản cho cả nhà. Ảnh: Internet.
1. Lẩu gà nấm thanh mát cho cơ thể
Nguyên liệu
Khoảng 1kg thịt gà ta đã được làm sạch.
500 gram xương gà.
100 gram khoai môn.
200 gram nấm rơm.
200 gram nấm kim châm.
100 gram nấm đông cô.
Cà chua trái 100 gram.
1kg bún tươi
.2 cây sả, 50 gram thì là.
Rau ăn kèm: 100 gram bông súng, 100 gram kèo nèo, 50 gram bắp chuối, 100 gram cải xanh, 100 gram bông bí, 100 gram rau đắng, 100 gram rau muống.
Gia vị: 1 muỗng cà phê riềng tỏi bằm nhuyễn, khoảng 4 muỗng dầu ăn, 1/2 hộp cà chua, 4 muỗng nhỏ tương ớt, ngò rí xắt nhuyễn, 3 muỗng nhỏ nước cốt chanh nước mắm đường, 1 muỗng nhỏ bột nêm gà.Nguyên liệu tươi ngon, bổ dưỡng. Ảnh: Internet.
Sơ chế nguyên liệu
- Gà rửa sạch, để ráo nước và chặt thành từng miếng vừa ăn. Sả cắt khúc ngắn đập dập phần củ trắng.
- Bông súng tước bỏ vỏ, rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt khúc khoảng 5cm.
- Rau muống, cải và các loại rau khác rửa sạch, ngâm nước muối và cắt ngắn vừa ăn, để ráo nước.
- Cà chua rửa sạch cắt múi cau. Khoai môn gọt vỏ rửa sạch, cắt đôi và hấp chín.
- Nấm rơm, nấm kim châm, nấm bào ngư cắt sạch phần gốc, ngâm qua nước muối pha loãng, rửa sạch, để ráo nước.
- Phần xương gà rửa sạch, nấu khoảng 60 - 70 phút cho ra nước ngọt, lấy nước luộc xương làm nước dùng cho món lẩu.
Xếp các rau đã sơ chế sạch và cắt ngắn lên đĩa lớn cùng với nấm kim châm.
Sắp xếp các nguyên liệu chuẩn bị cho món lẩu. Ảnh: Internet
Cách nấu lẩu
Bước 1: Phi thơm tỏi, sả đập dập, cà chua hộp vào xào. Tiếp đó cho tương ớt, riềng, ngò rí, hành cắt nhỏ vào đảo đều đến khi hỗn hợp hơi keo khô lại thì cho gà vào xào săn. Sau khoảng 10 - 15 phút thì cho nấm rơm cùng với nấm đông cô vào xào chung, khoảng 5 phút.
Bước 2: Khi gà và các nguyên liệu khác đã săn chín thì đổ phần nước dùng luộc xương vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn: đường, muối, nước mắm, hạt nêm gà, nước cốt chanh. Nấu đến khi nước trong nồi sôi lại lần nữa thì nhúng các loại rau ăn kèm vào, ăn nóng, và đã hoàn thành món lẩu gà nấm thật tươi ngon, bổ dưỡng.
Lẩu gà ăn kèm với bún tươi hoặc ăn với vắt mì gói tùy sở thích.
Món lẩu gà nấm cực kỳ hấp dẫn và bổ dưỡng, giúp thanh mát cơ thể. Ảnh: Internet
2. Lẩu gà thập cẩm ngon và đơn giản
Nguyên liệu
Gà nguyên con khoảng 1,5 - 2kg.
400 gram khoai tây loại củ nhỏ.
Nấm rơm búp khoảng 100 gram.
300 gram cà rốt.
500 gram dừa nạo.
Dừa xiêm 1 trái vừa.4 muỗng canh bột cà ri khô và 2 muỗng canh cà ri nước.
Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm.
6 tép tỏi, dầu ăn, ớt.
4 muỗng canh màu hột điều đỏ.
4 muỗng canh sả băm
.4 cây sả, rau ăn lẩu rửa sạch.
Chuẩn bị nguyên liệu tươi ngon cho nồi lẩu thật an toàn, chất lượng. Ảnh: Internet
Sơ chế nguyên liệu
- Gà rửa sạch, để ráo nước và chặt miếng vừa ăn.
- Gà sau khi đã ráo nước thì ướp tiêu, muối, đường, tỏi băm, 1/2 gói bột cà ri khô, 1/2 gói bột cà ri nước, sả băm và màu hạt điều, để khoảng 30 - 45 phút cho ngấm gia vị.
- Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, cắt miếng dày (hoặc tỉa hoa tùy thích), xào nhanh qua với chút muối, đường, hạt nêm.
- Dừa vắt lấy khoảng 1 chén nước cốt và 3 tô nước gião.
- Sả đập dập phần củ trắng, cắt khúc ngắn khoảng 5cm.
- Nấm rơm sơ chế sạch, ngâm nước có pha bột năng khoảng 10 phút, rửa sạch và xào nhanh cho hơi mềm.
Cách nấu lẩu
Bước 1: Cho chảo lên bếp để nóng rồi cho vào 4 muỗng dầu ăn, phi vàng thơm tỏi băm, cho hết phần còn lại của cà ri bột cà ri nước, và thịt gà vào xào cho thật thấm, sau đó bỏ sả đập dập, nước dừa xiêm, nước dừa gião vào hầm. Hầm khoảng 30 phút để gà chín mềm, cho nấm, khoai tây, cà rốt.
Bước 2: Khi tất cả các nguyên liệu đã chín, nêm nếm lại cho vừa ăn và đổ phần nước cốt dừa vào, nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Múc gà ra tô, dọn kèm với muối ớt, bún tươi hoặc bánh mì không cắt từng khoanh. Hoặc cũng có thể vừa để gà trong nồi, vừa nhúng các loại rau và thưởng thức nóng.
Nồi lẩu gà cùng nhiều những nguyên liệu bắt mắt và hấp dẫn. Ảnh: Internet
Với 2 món lẩu gà thơm ngon và hấp dẫn như trên, Chuyên mục Món ngon hy vọng sẽ giúp các bạn có được thực đơn mới cho những bữa ăn gia đình thêm phong phú và bổ dưỡng. Chúc các bạn thành công khi vào bếp chế biến món ngon này cho cả nhà nhé.
Cách nấu bò kho chấm bánh mì cho bữa sáng năng lượng Cách nấu bò kho chấm bánh mì sẽ mang đến bữa sáng ngon miệng và dinh dưỡng. Theo đó cách thực hiện cũng không quá phức tạp và mất thời gian. Tin rằng với tài năng khéo léo của chị em nội trợ món bò kho sẽ là món khoái khẩu của gia đình. Chúng giúp thay thế các món ăn nhàm chán...