Hướng dẫn cách làm thính gạo tại nhà đúng chuẩn, cực đơn giản!
Hướng dẫn cách làm thính gạo tại nhà đúng chuẩn, cực đơn giản:
Không quá tý nào khi nói thính là linh hồn của nhiều món ăn như nem tai trộn thính này, món nem thính trộn ba chỉ này rồi chạo này…, toàn những món khoái khẩu của mình ấy, nhiều món ăn mà không có thính rắc hoặc trộn cùng thì chỉ có mà … “vất”
. Thính chủ yếu được làm từ 2 nguyên liệu chính là gạo tẻ và gạo nếp nên có vị bùi béo và hương thơm dễ chịu đặc trưng, trộn cùng vừa ngon vừa giòn rất vui miệng đấy. Thính thì các bạn có thể mua rất tiện lợi ở các siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi, nhưng bản thân mình thường tự làm tại nhà với số lượng nhiều để ăn dần. Cách làm thì rất đơn giản, nguyên liệu lại dễ tìm, mà tự làm thì được cái là yên tâm về chất lượng thế nên ngại gì mà chúng mình không làm ngay và luôn theo cách mà blognauanngon hướng dẫn dưới đây nhỉ:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Gạo nếp
Gạo tẻ
Lưu ý: Nguyên liệu để làm thính thì mình chỉ sử dụng 2 nguyên liệu là gạo nếp và gạo tẻ thôi nên là các bạn nhớ chọn loại gạo thật ngon, còn thơm mùi gạo mới. Tỷ lệ gạo nếp và gạo tẻ mình thường sử dụng là 6 : 4, nghĩa là nếu các bạn dùng 600 g gạo nếp thì gạo tẻ là 400 g, nếu làm với số lượng ít hoặc lớn hơn thì các bạn cứ nhân với tỷ lệ này nhé.
Cách làm:
Bước 1: Các bạn trộn chung 2 loại gạo vào với nhau rồi cho vào thau ngâm trong nước lã khoảng 5 – 6 tiếng, tốt nhất là chúng mình chuẩn bị từ tối hôm trước, để ngâm qua đêm cho đỡ tốn thời gian nhé. Sau khi đã ngâm gạo xong các bạn vớt gạo ra rổ rá, đãi thật sạch rồi xóc nhiều lần cho bớt nước rồi để chỗ thoáng mát cho gạo thật ráo nhé.
Bước 2: Chuẩn bị 1 chiếc chảo, cho lên bếp, làm nóng chảo rồi giảm lửa xuống mức thấp nhất, sau đó cho một lượng gạo vừa phải vào chảo, dùng đũa đảo liên tục. Các bạn chú ý không đổ tất cả gạo vào chảo cùng một lúc nhé, hãy chia gạo thành nhiều phần nhỏ, rồi rang lần lượt từng phần một và nhớ là phải đảo liên tay để gạo không bị cháy và giòn vàng đều hơn. Quan sát thấy gạo chuyển màu vàng hơi sậm thì tắt bếp, để nguyên gạo trong chảo và tiếp tục đảo để sử dụng hơi nóng còn lại làm gạo giòn và chuyển màu vàng sậm hơn nhé, lúc này chúng mình sẽ múc gạo ra bát để riêng. Các bạn làm lần lượt như vậy cho đến khi hết gạo nha.
Video đang HOT
Bước 3: Chờ cho gạo nguội bớt thì chúng mình chuyển tiếp sang công đoạn giã thính, các bạn nhớ chuẩn bị đầy đủ chày cối, hoặc máy xay sinh tố nhé. Các bạn cũng nên lưu ý với từng món ăn khác nhau thì yêu cầu về độ nhỏ của thính cũng khác nhau đấy nhé.Đối với các món nem thính: các bạn không nên giã hoặc xay thính mịn thành bột mà nên giữ cho thính to hơn bột một chút, như vậy khi nhai mới giòn và ngậyĐối với các món chạo, nem nắm: thì chúng mình nên giã hoặc xay mịn thành bột như vậy thính mới dễ bám đều vào thịt.
Sau khi đã giã hoặc xay xong thính các bạn nhớ cho vào trong các lọ, hũ thủy tinh, bảo quản nơi thoáng mát và dùng dần nhé. Cách làm quá dễ đúng không nào, vậy thì sao chúng mình lại phải đi tìm mua thính làm sẵn đúng không nào, thính là sẵn thì đúng là tiện lợi nhưng mà chẳng đảm bảo chút nào, tốt nhất là chúng mình dành chút thời gian ngày nghỉ, làm nhiều thính một chút rồi dùng dần nhé
Chảy nước miếng với cách làm thịt lợn muối chua
Thịt lợn muối chua là món ăn sử dụng thịt lợn tươi ướp trong thính gạo sau đó để các thành phần chín tự nhiên. Món ăn này khá phổ biến ở các địa phương vùng trung du Bắc Bộ Việt Nam. Để có món thịt lợn muối chua ngon, hợp vệ sinh ngay tại nhà, cùng tìm hiểu công thức dưới đây nhé.
Nguyên liệu cần có
- Thịt lợn: 400g
- Thính gạo: 150g
- Lá ổi: khoảng 100g
- Muối (Vừa đủ, tùy khẩu vị)
- Rau thơm: lá xung, lá mơ, lá đinh lăng, rau mùi (Vừa đủ, tùy khẩu vị)
Hướng dẫn Bạn cách chọn nguyên liệu cho món thịt lợn muối chua đúng vị
- Thịt lợn: thịt lợn thường chọn loại lợn lửng, một loại lợn địa phương được nuôi thả một năm và chỉ đạt 15-17kg, có thịt chắc, thơm và ít nước. Nếu không mua được loại thịt này Bạn nên chọn thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng trên thị trường. Lấy thịt ba chỉ, thịt mông, thịt nạc vai hoặc thịt thăn, ngon nhất là phần thịt kết hợp cả nạc và mỡ.
- Thính gạo Bạn có thể mua ở quán nhưng để ý màu sẽ hơi nâu và vẫn còn mùi thơm của gạo. Tránh thính gạo để lâu, mốc hỏng. Mình sẽ hướng dẫn cách làm thính gạo rất đơn giản ở bên dưới nếu Bạn muốn tự làm nhé.
Cách làm thịt lợn muối chua
Bước 1
Để làm thính gạo Bạn rang gạo, đậu xanh và ngô thật vàng sau đó nghiền nhỏ, mịn. Để món thịt lợn muối chua thành công thì thính gạo phải đảm bảo chín kĩ, thơm, vàng và không bị cháy.
Thịt lợn thái mỏng, to hay nhỏ tùy vào sở thích nhưng để dễ ăn và đẹp mắt thì Bạn nên thái sợi mỏng.
Tẩm ướp thịt với một chút muối (Tùy vào khẩu vị), rắc thính gạo lên trên rồi trộn thật đều sao cho thính bám kín bề mặt miếng thịt.
Bước 2
Chọn dụng cụ để đựng và ủ thịt, tránh sử dụng túi nilon vì thịt có thể bị mốc khi lên men. Nếu Bạn có ống tre để đựng thịt là tốt nhất.
(Ống tre để đựng thịt muối chua)
Đặt lá ổi xuống dưới dụng cụ chứa đựng thành hai lớp, cho thịt vào trong, ấn thật chặt và phủ tiếp một lớp lá ổi lên trên. Bạn chú ý, trong suốt quá trình ủ, thịt luôn cần được nén chặt.
Sau khi hoàn thành để sản phẩm ở nơi khô ráo. Nếu vào mùa hè, thời tiết oi bức chỉ cần để 3 đến 4 ngày là đảm bảo thịt đã lên men và sử dụng được. Bạn không nên để quá lâu vì khi đó thịt sẽ chua và mất đi vị thơm ngon, đậm đà. Với thời tiết se lạnh mùa đông, thời gian ủ thịt sẽ là từ 5 đến 7 ngày để đảm bảo cho thịt đủ độ chín.
Bước 3
Khi thịt lợn muối chua đã hoàn thành, để thịt ra đĩa kèm theo là các loại lá như lá xung, lá mơ, lá đinh lăng, rau mùi.
Món ăn này phù hợp với nước mắm có vị ngọt, chua, cay. Vì vậy, hãy pha thêm một bát mắm theo khẩu vị gia đình Bạn để món thịt lơn muối chua thêm ngon nhé.
Trời mưa nhâm nhi món chân gà trộn thính ngon quên sầu ! Hướng dẫn cách làm món chân gà trộn thính cực ngon miệng: Mình rất ghét kiểu thời tiết "ẩm ương" này, mưa phùn ẩm ướt cả ngày và quan trọng là cực kỳ là ngại vào bếp, rùi khó lòng mà nghĩ được món ăn cho "hợp cảnh". May quá, nay lại được mấy chị đồng nghiệp gợi ý cho món chân gà...