Hương bưởi thơm cho lòng bối rối…
“Tháng ba cây bưởi trổ hoa – Nhụy vàng thân trắng đậm đà sắc hương…” ( Hương Bưởi, Lãng Du Khách)
Bị cám dỗ bởi nhiều bài thơ tình “đốn tim” về bông bưởi và khá nhiều món ăn chơi thanh lịch của dân Hà thành vào mùa hoa bưởi, nhóm chúng tôi vội tranh thủ về thăm vườn bưởi Tân Triều.
“Điếc” hương
Thế nhưng lúc đầu, chúng tôi có hơi thất vọng. Vì đang lom khom dưới tán vườn bưởi rộng hơn 1ha đương mùa ra bông rộ mà mũi chẳng ngửi được tí mùi thơm hấp dẫn nào. Vườn này, của chú Năm Huệ, ở cù lao Tân Triều thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Trúng vụ bông bưởi Tân Triều.
Không chịu thua, một người bạn kề sát mũi vào chùm hoa trắng tinh khôi xen nhụy vàng lấm tấm, rực rỡ trong nắng mai, hít lấy hít để. “Ủa, sao mà thơm nồng đậm tựa như mùi bông sứ, bông lài vậy trời!”, bạn tròn mắt than thở.
Chưa tin, vài cái mũi tiếp theo cũng vội kề sát vào mấy bông khác, làm như kiểu “thơm” (hun) phớt lên gò má của đứa trẻ bụ bẫm, dễ thương vậy. Buồn thay, kết quả vẫn không có gì khác biệt.
Thế nhưng, lúc chúng tôi quay lưng ra khỏi vườn bưởi khoảng 5-10 mét, mũi lại thoảng “nghe” làn hương dịu ngọt, thanh thoát tung tăng bên cạnh. Thì ra, nãy giờ chúng tôi bị “điếc mùi”, do đang ở quá gần cả vườn bông bưởi đang mùa khoe hương sắc.
Video đang HOT
Anh Hoàng, quản lý ở đây cho biết vụ bông bưởi năm nay trúng bất ngờ. Có lẽ, do thời tiết thuận lợi nhờ vậy số lượng bông “đơm” gấp đôi năm rồi.
Cho nên, mỗi ngày các nhân công ở đây phải trèo hái tỉa đến “mệt mỏi”, thu được cỡ 10 ký bông/ngày, trên tổng diện các vườn rộng khoảng 10ha.
Bởi nếu không hái tỉa, thì sau đó chúng cũng tự “rụng sinh học” chứ không thể đậu trái đạt tỷ lệ 100% trên số lượng hoa đã nở được. Vả lại, nếu cây đậu trái quá nhiều, trên 200 trái/cây, từ 7 – 8 năm tuổi, sẽ dễ suy cây. Kéo theo, tỷ lệ trái đèo đẹt cũng nhiều hơn. Như vậy, sẽ không đạt hiệu quả kinh tế cao.
Thơm thanh thoát bông bưởi đường lá cam.
Được biết, mùa bông bưởi ở cù lao này nở luân phiên và kéo dài cỡ hai tháng. Nay, còn khoảng 15 ngày nữa sẽ hết mùa rộ. Sau đó, sẽ tới giai đoạn nở lác đác.
Mặt khác, sản lượng bông bưởi thu hái vừa kể ở vườn chú Năm Huệ, chủ yếu dùng ướp trà vỏ bưởi chứ chưa phối dụng nhiều vào các món ăn thức uống khác. Do vậy, tôi liền đề nghị mang nhúm bông bưởi tươi nguyên, ướp vào món gà tre hấp vỏ bưởi thử xem sao…
“Độ”… bồ câu
Chị Hà, bếp trưởng ở đây, bàn thêm: thử thay gà tre bằng bồ câu Pháp xem có “ép – phê” hơn không. Bởi, bồ câu vốn nặng mùi hơn gà. Vậy là thử ngay!
Kết quả ngoài mon đợi! Từng sớ thịt bồ câu thấm đẫm mùi hương thanh thoát lẫn dịu ngọt của hoa bưởi mới thú vị làm sao!
Cũng nhờ có bông bưởi mà một món ăn bình dị bỗng trở nên sang cả hơn. Với lại, lượng tinh dầu trong vỏ bưởi tươi đã “nhiệt tình” khử sạch mùi hôi lông trên mình chú bồ câu Pháp vừa mới nhú lông măng (ra ràng).
Chấm thêm tí muối tiêu chanh, độ ngọt bùi nơi miếng thịt ức bồ câu càng thêm thơm ngon tròn vị vô cùng.
Thanh tân diệu kỳ, dùng trang trí hay tẩm ướp món ăn đều sang cả.
Thật hấp dẫn món bồ câu ướp bông bưởi, hấp cách thủy.
Phấn chấn, tôi mang về gần 100g bông bưởi vừa chớm nở, cho nhỏ em – định nấu chè bưởi. Nào ngờ, nhỏ này, mang nấu nước gội đầu với nhúm vỏ bưởi đường lá cam Tân Triều. “Thơm lừng cả phòng luôn!”, nhỏ hí hửng khoe.
Thật quả, ông bà ta đúc kết chẳng sai tí nào: “Hoa lài, hoa lý, hoa ngâu/Chẳng bằng hoa bưởi thơm lâu dịu dàng” (ca dao).
Bắc Ninh: Ẩm thực Quan họ Viêm Xá
Làng Diềm nay là khu Viêm Xá, phường Hòa Long (thành phố Bắc Ninh) không chỉ nổi tiếng với những làn điệu Quan họ mượt mà, trữ tình, mà nơi đây còn nức tiếng gần xa với những món ăn độc đáo mang đậm nét văn hóa Kinh Bắc.
Món bánh khúc sau khi hấp chín căng bóng có màu sẫm của lá khúc
Viêm Xá là làng Quan họ gốc, có đền thờ Đức Vua Bà thủy tổ Quan họ, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm đến của nhiều du khách muốn tìm hiểu về văn hóa Quan họ. Trong sinh hoạt văn hóa Quan họ có tục kết bạn, khi Quan họ mời bạn sang chơi hội sẽ thết đãi cơm và các món ăn đặc sản quê hương. Chẳng thế mà nói đến đặc sản làng Diềm, Quan họ bạn và du khách sẽ nhớ đến hương vị của những món ăn nổi tiếng từ bàn tay khéo léo của người dân nơi đây làm ra như: Bánh khúc, bánh đúc riêu cua, bánh rợm, bánh khoai, chè đỗ đãi...
Món bánh khúc bình dị, thảo thơm làng Diềm có lẽ là đặc sản để lại ấn tượng sâu sắc nhất với các liền anh, liền chị và nhiều du khách. Người dân nơi đây không nhớ rõ bánh khúc quê mình có từ khi nào, chỉ biết vào những ngày lễ tết, hội hè, đình đám, Quan họ đón bạn sang chơi, bánh được làm để thết đãi Quan họ bạn và mời khách. Theo nghệ nhân Ưu tú Quan họ Nguyễn Thị Thềm, khu Viêm Xá thì việc làm bánh được bố mẹ dạy từ khi còn nhỏ, đến nay mỗi khi đón bọn Quan họ sang nhà chơi hay đón du khách, bà vẫn thường xuyên làm bánh thết đãi. Bánh khúc làng Diềm có hương vị độc đáo, hấp dẫn không dễ gì trộn lẫn với bánh khúc ở các nơi khác.
Với tấm lòng của người Quan họ, mỗi chiếc bánh khúc được làm ra đều chứa đựng tâm tư, tình cảm của người dân Viêm Xá. Từ việc lựa chọn nguyên liệu rau khúc đến gạo làm bánh cũng được cẩn thận, tỉ mỉ. Nguyên liệu chính làm bánh khúc là rau khúc được hái từ các bãi đất trống, ven ruộng. Rau khúc có lá màu xanh bàng bạc, phủ lớp phấn trắng bên trên. Để chiếc bánh có hương lá khúc đặc trưng, cây được chọn phải nhỏ bản và đã có nụ, hoa, bánh thơm hơn khi làm bằng rau khúc tươi. Rau khúc sau khi hái về được rửa sạch, băm nhỏ rồi luộc sôi, bỏ nước, chỉ lấy phần rau chín trộn lẫn với bột gạo. Mùa Xuân là mùa của rau khúc nên vào thời gian này người dân thường đi hái lá khúc về rửa sạch, phơi khô cất tủ lạnh bảo quản để làm bánh quanh năm.
Ở Viêm Xá, hầu hết các gia đình đều làm bánh khúc mỗi khi có tiệc vui, đón khách, hoặc dịp lễ, tết. Tùy bí quyết mà mỗi gia đình có tỷ lệ gạo và lá khúc khác nhau. Vỏ bánh hoàn toàn được làm bằng gạo tẻ Khang Dân. Gạo phải được ngâm nước trong vài tiếng đồng hồ rồi đem vo thật sạch xay nhỏ cho nhuyễn cùng với rau khúc, sau đó mang ráo bột. Đây là khâu quyết định chất lượng của bánh vì nếu bột khô, bánh sẽ rắn và bột nhão quá sẽ không nặn được, bánh sẽ bị nát. Làm đúng tỷ lệ giữa gạo và lá khúc cũng là một bí quyết để món bánh khúc được ngon hơn. Nếu rau càng nhiều, độ thơm, ngon càng tăng nhưng thông thường, chia theo tỷ lệ 1 kg rau tươi tương ứng với 2 kg bột gạo.
Bánh khúc làng Diềm có 2 loại nhân là đỗ và nhân hành thịt băm mộc nhĩ. Nhân đỗ xanh được đồ chín giã nhỏ, cùng với hạt tiêu, thịt ba chỉ thái nhỏ, thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn lẫn để tăng vị béo ngậy khi ăn. Bánh khúc nhân đỗ có vị béo ngậy của thịt, vị thơm nồng của tiêu, vị bùi bùi của đỗ. Bánh khúc nhân hành mộc nhĩ có vị thơm dịu của hành khô, vị cay nồng của tiêu, béo của thịt ba chỉ, giòn giòn của nấm mộc nhĩ. Người nặn vỏ bánh phải khéo léo dàn bánh đều mỏng rồi bỏ nhân vào giữa sao cho không lộ phần nhân bánh bên trong và được làm theo hình bán nguyệt. Bánh nặn xong được cho vào nồi hấp cách thủy như đồ xôi khoảng 30 phút là chín. Bánh khúc làng
Diềm khác hẳn với các nơi là hấp nguyên chiếc bánh không phủ lớp gạo nếp bên ngoài để người ăn thấy được rõ lớp áo màu xanh thẫm đặc trưng của rau khúc. Bánh khúc làng Diềm đi sâu vào tiềm thức của người dân và trở thành món quà thanh đạm, giản dị mang hơi ấm ruộng đồng không thể thiếu của du khách mỗi khi đến nơi đây.
Phở cuốn: Món ăn giản dị của người Hà Nội Nhắc đến phở, người ta thường nhớ đến các món phở nước như phở bò, phở gà hay phở xào mà quên mất tại đất Hà Thành còn món ăn mang tên phở cuốn. Hiện nay, có rất nhiều nhà hàng ở khắp Hà Nội đã đưa món phở cuốn vào thực đơn của mình, thế nhưng để thưởng thức trọn vẹn hương...