Hungary đề nghị phương Tây đảm bảo an ninh cho Nga, Ukraine nhận thêm viện trợ
Người đứng đầu văn phòng Thủ tướng Hungary, Gergely Guiyash cho biết, để giải quyết xung đột Ukraine, các nước phương Tây nên đảm bảo an ninh cho Nga và không chấp nhận Kiev gia nhập NATO.
Hãng tin MTI của Hungary dẫn lời ông Guiyash cho hay: “Các nước phương Tây ủng hộ Ukraine nên cung cấp những đảm bảo an ninh cho Nga, nhưng tuyệt đối không cho phép Kiev trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”.
Ông cũng khẳng định quan điểm của Chính phủ Hungary, rằng đàm phán giải quyết xung đột Ukraine chỉ có thể hiệu quả nếu Mỹ tham gia cùng với Nga và Ukraine.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Ông tin rằng các nước phương Tây nên quên việc đưa Ukraine vào NATO và nên đàm phán với Nga về cấu trúc an ninh quốc tế mới.
Ukraine nhận thêm viện trợ
Giới chức Ukraine cho biết, Ngân hàng Thế giới (WB) đã phân bổ 232 triệu USD cho Kiev để sửa chữa nhà ở.
Theo thông báo, hơn 100 nghìn gia đình Ukraine sẽ có thể nhận được hỗ trợ sửa chữa nhà ở. Ukraine có kế hoạch cải tạo khoảng 98 nghìn ngôi nhà và 8 nghìn căn hộ ở 5 khu vực. Khoảng 1,4 triệu ngôi nhà, nơi sinh sống của 3,5 triệu người, đã bị hư hại.
Trước đó, Ngân hàng Thế giới công bố sẽ hỗ trợ Ukraine với số tiền lên tới 1,75 tỷ USD.
Liên Hợp Quốc cho phép dỡ bỏ một số hạn chế với Nga trong thỏa thuận ngũ cốc
Hãng tin Anadolu cho biết, các đề xuất mới của Liên Hợp Quốc về việc nối lại thỏa thuận ngũ cốc bao gồm các phương án nhằm dỡ bỏ một số hạn chế đối với Nga. Những đề xuất này được cho là nằm trong một gói mới do Liên Hợp Quốc hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ phát triển.
Các vấn đề khôi phục thỏa thuận ngũ cốc sẽ được thảo luận trong cuộc đàm phán giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin, dự kiến diễn ra vào ngày 4/9 tại Sochi, Nga.
Ukraine chứng minh 'nội lực' vũ khí
Bên cạnh số vũ khí được phương Tây liên tục viện trợ, quân đội Ukraine tiếp tục sử dụng và sản xuất những dòng vũ khí nội địa phục vụ cho chiến sự với Nga.
Ngày 26.8, ông Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine, xác nhận quân đội nước này vừa sử dụng một dòng tên lửa mới trong chiến dịch ở Crimea ngày 24.8, theo Reuters.
Tên lửa Neptune diệt hệ thống S-400 ?
Ông Danilov cho hay một tên lửa mới do Ukraine sản xuất đã tiêu diệt một hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga trên bán đảo Crimea trong chiến dịch tấn công đổ bộ trên. Tuy nhiên, ông từ chối cung cấp tên của dòng vũ khí mới, cũng như các thông số liên quan. Trong khi Nga chưa xác nhận thông tin S-400 bị phá hủy, nhà báo nổi tiếng của Ukraine là ông Yuriy Butusov dẫn nguồn thạo tin tiết lộ phía Ukraine lúc đó đã sử dụng phiên bản đối đất của dòng tên lửa đối hạm Neptune (R-360 Neptune).
Xem quân đội Ukraine khai hỏa bệ phóng Grad phiên bản mini
Ủy ban điều tra Nga xác nhận trùm Wagner tử vong
Ủy ban Điều tra Nga hôm qua thông báo đã hoàn tất việc xét nghiệm phân tử di truyền đối với các nạn nhân trên chuyến bay từ Moscow đến St. Petersburg trước khi chiếc Embraer Legacy 600 lao xuống đất ở địa phận tỉnh Tver, cách Moscow khoảng 300 km về hướng bắc vào khuya 23.8.
"Danh tính toàn bộ 10 nạn nhân đã được xác nhận, theo đó giống như danh sách được ghi nhận trước khi máy bay cất cánh", AFP dẫn lời bà Svetlana Petrenko, người phát ngôn của Ủy ban Điều tra Nga. Như vậy, giới hữu trách Nga đã xác nhận ông Yevgeny Prigozhin (nhà sáng lập công ty lính đánh thuê Wagner) trong số 7 hành khách tử vong.
Tên lửa đối hạm Neptune đã nổi tiếng từ vụ soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen bốc cháy và bị chìm hồi tháng 4.2022. Theo đó, chính quyền Kyiv khẳng định đã dùng 2 tên lửa Neptune bắn chìm tuần dương hạm của Nga. Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận thông tin này, nhưng Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ vụ trúng tên lửa và chỉ cho biết tàu Moskva gặp nạn trên biển. Sau đó, một số nguồn tin cho rằng phía Ukraine đang tìm cách chuyển đổi công năng của tên lửa, chuyển từ đối hạm sang tên lửa hành trình đối đất. Đây cũng là chương trình trọng điểm của Ukraine trong thời điểm hiện tại, dù Kyiv chưa có thông tin xác nhận chính thức.
Chưa rõ thông số của phiên bản đối đất (nếu có) của tên lửa Neptune, nhưng dòng đối hạm có tầm bắn 280 km, đạt vận tốc 900 km/giờ, và đầu đạn 150 kg có thể đánh chìm tàu có lượng giãn nước đến 5.000 tấn.
Thiếu vũ khí Nga "cung cấp", phản công của Ukraine khó thành?
Một số vũ khí đáng chú ý khác
Stugna-P là dòng tên lửa chống tăng nội địa do Ukraine sản xuất và được triển khai trong các cuộc giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các phi trường chiến lược ở Donetsk và Luhansk trong giai đoạn 2014 - 2015. Quân đội Ukraine thường xuyên sử dụng Stugna sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt từ tháng 2.2022. Hệ thống Stugna-P khai hỏa các tên lửa dẫn đường bằng laser, với một số đầu đạn tùy chọn, đường kính 130 mm. Tên lửa có tầm bắn tối đa 5,5 km vào ban ngày và 3 km vào ban đêm.
Bên cạnh đó, quân đội Ukraine cũng sở hữu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Vilkha/Vilkha-M. Đây là tổ hợp có thể phóng 12 rốc két trong vòng 48 giây, tầm bắn lên đến 70 km cho phiên bản Vilkha và 130 km cho Vlikha-M. Vilkha/Vilkha-M là vũ khí tấn công lợi hại các mục tiêu trên bộ lẫn trên biển. Mỗi rốc két được lắp mô đun dẫn đường bằng vệ tinh và mang theo đầu đạn 250 kg tùy chọn.
Ukraine được cho đã cải tiến dòng tên lửa đất đối không S-200 có sẵn trong kho vũ khí để trở thành vũ khí đất đối đất, theo tờ Forbes. Giới quan sát đã dựa vào hình ảnh lan truyền trên mạng hồi tháng 7 cho thấy một tên lửa V-860 hoặc V-880 thuộc hệ thống S-200 lao xuống khu vực thuộc tỉnh Bryansk, phía bắc biên giới Nga với Ukraine. Khu vực của Nga ở tỉnh Bryansk gần đây trúng S-200 cách biên giới hai nước gần 180 km.
Thổ Nhĩ Kỳ ra 'tối hậu thư' cho phương Tây Nỗ lực của các thành viên NATO nhằm gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ theo truyền thống đã gây ra phản ứng ngược. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO ở Watford, Anh, năm 2019. Ảnh: NYT Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 24/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip...